logo

Quan niệm sống chết có mệnh giàu sang do trời mang yếu tố nào sau đây về thế giới quan?

Câu hỏi: Quan niệm sống chết có mệnh giàu sang do trời mang yếu tố nào sau đây về thế giới quan?

A. Biện chứng.

B. Siêu hình.

C. Duy vật.

D. Duy tâm.

Lời giải :

Đáp án đúng: D. Duy tâm.

Yếu tố mệnh, trời thể hiện niềm tin vào những thứ hư ảo, thần bí, một thế lực siêu hình quyết định cuộc sống của con người, thể hiện thế giới quan duy tâm.

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về thế giới quan nhé!

1. Triết học là gì?

- Trong hoạt động thực tiễn và hoạt động nhận thức, chúng ta cần có thế giới quan khoa học và phương pháp luận khoa học hướng dẫn. Triết học là môn học trực tiếp cung cấp cho chúng ta những tri thức ấy.

Triết học ra đời từ thời cổ đại, đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển, trong đó, Triết học Mác – Lênin là giai đoạn phát triển cao nhất, tiêu biểu cho Triết học với tư cách là một khoa học.

⇒ Để nhận thức và cải tạo thế giới, nhân loại đã xây dựng nên nhiều bộ môn khoa học. Triết học là một trong những bộ môn khoa học ấy. Quy luật của Triết học được khái quát từ các quy luật khoa học cụ thể nhưng bao quát hơn, là vấn đề chung nhất, phổ biến nhất của thế giới.

⇒ Triết học chi phối các môn khoa học cụ thể nên nó trở thành TGQ,PPL của khoa học. Do đó, đối tượng nghiên cứu của Triết học là những quy luật chung nhất, phổ biến nhất về sự vận động, phát triển của tự nhiên, xã hội và con người.

2. Thế giới quan và phương pháp luận

a. Vai trò thế giới quan, phương pháp luận của Triết học

Quan niệm sống chết có mệnh giàu sang do trời mang yếu tố nào sau đây về thế giới quan?

- Triết học là hệ thống các quan điểm lý luận chung nhất về thế giới và vị trí của con người trong thế giới đó.

- Đối tượng nghiên cứu của Triết học: Là những quy luật chung nhất, phổ biến nhất về sự vận động và phát triển của giới tự nhiên, đời sống xã hội và tư duy.

- Triết học có vai trò là thế giới quan, phương pháp luận chung cho mọi hoạt động thực tiễn và hoạt động nhận thức của con người.

b. Thế giới quan duy vật và thế giới quan duy tâm

- Thế giới quan là toàn bộ những quan điểm và niềm tin định hướng hoạt động của con người trong cuộc sống.

- Có nhiều thế giới quan khác nhau; vấn đề cơ bản của các hệ thống thế giới quan – cũng chính là vấn đề cơ bản của triết học là tìm hiểu mối liên quan giữa vật chất và ý thức, giữa tư duy và tồn tại,…

- Nội dung vấn đề cơ bản của Triết học gồm hai mặt:

+ Mặt thứ nhất trả lời câu hỏi: Giữa vật chất và ý thức, cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào?

+ Mặt thứ hai trả lời câu hỏi: Con người có nhận thức được thế giới khách quan hay không?

- Cách trả lời mặt thứ nhất vấn đề cơ bản của Triết học thể hiện thế giới quan được xem là duy vật hay duy tâm:

+ Thế giới quan duy vật: Vật chất có trước, quyết định ý thức. Thế giới vật chất tồn tại khách quan, độc lập đối với ý thức của con người, không do ai sáng tạo ra và không ai có thể tiêu diệt được.

+ Thế giới quan duy tâm: Ý thức có trước và là cái sản sinh ra giới tự nhiên.

=> Thế giới quan duy vật có vai trò tích cực trong việc phát triển khoa học, nâng cao vai trò của con người đối với giới tự nhiên và sự tiến bộ xã hội.

c. Phương pháp luận biện chứng và phương pháp luận siêu hình

- Phương pháp là cách thức đạt tới mục đích đặt ra.

- Phương pháp luận là học thuyết về phương pháp nhận thức khoa học và cải tạo thế giới (bao gồm một hệ thống các quan điểm chỉ đạo việc tìm tòi, xây dựng, lựa chọn và vận dụng các phương pháp cụ thể).

- Phương pháp luận chung nhất, bao quát các lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy – là phương pháp luận triết học.

- Có hai phương pháp luận cơ bản đối lập nhau:

+ Phương pháp luận biện chứng: Xem xét sự vật, hiện tượng trong sự ràng buộc lẫn nhau giữa chúng, trong sự vận động và phát triển không ngừng của chúng.

+ Phương pháp luận siêu hình: Xem xét sự vật, hiện tượng một cách phiến diện, chỉ thấy chúng tồn tại trong trạng thái cô lập, không vận động, không phát triển, áp dụng một cách máy móc đặc tính của sự vật này vào sự vật khác.

3. Chủ nghĩa duy vật biện chứng – sự thống nhất hữu cơ giữa thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng

- Thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng thống nhất hữu cơ với nhau.

- Thế giới vật chất là cái có trước, phép biện chứng phản ánh nó có sau; thế giới vật chất luôn vận động và phát triển theo những quy luật khách quan. Thế giới quan duy vật và phường pháp luận biện chứng gắn bó với nhau, không tách rời nhau. Sự thống nhất này đòi hỏi chúng ta trong từng vấn đề, trong từng trường hợp cụ thể:

+ Về thế giới quan: Phải xem xét chúng với quan điểm duy vật biện chứng.

+ Về phương pháp luận: Phải xem xét chúng với quan điểm biện chứng duy vật.

icon-date
Xuất bản : 24/01/2022 - Cập nhật : 27/01/2022