Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp được hiểu là hệ thống liên kết không gian của các ngành, các xí nghiệp nông nghiệp và các lãnh thổ dựa trên các cơ sở qui trình kĩ thuật. Trong tổ chức lãnh thổ nông nghiệp, số lượng các vùng nông nghiệp và công nghiệp chế biến ở nước ta hiện nay là? Hãy để Toploigiai chia sẻ thông tin đến bạn trong bài viết này.
A. 5.
B. 6.
C. 7.
D. 8.
Đáp án đúng là: C. 7.
Trong tổ chức lãnh thổ nông nghiệp, số lượng các vùng nông nghiệp và công nghiệp chế biến ở nước ta hiện nay là 7 vùng, từ đó cho phép sử dụng hiệu quả nhất sự khác nhau theo lãnh thổ về điều kiện tự nhiên, kinh tế, lao động và đảm bảo năng suất lao động xã hội cao nhất.
Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp được hiểu là hệ thống liên kết không gian của các ngành, các xí nghiệp nông nghiệp và các lãnh thổ dựa trên các cơ sở qui trình kĩ thuật mới nhất, chuyên môn hóa, tập trung hóa, liên hợp hóa và hợp tác hóa sản xuất.
Cho phép sử dụng hiệu quả nhất sự khác nhau theo lãnh thổ về điều kiện tự nhiên, kinh tế, lao động và đảm bảo năng suất lao động xã hội cao nhất.
Trung du miền núi phía Bắc;
Đồng bằng sông Hồng;
Duyên hải Bắc Trung Bộ;
Duyên hải Nam Trung Bộ;
Vùng Tây nguyên;
Đông Nam Bộ;
Đồng bằng sông Cửu long.
Trung du miền núi phía Bắc: Trung du và miền núi Bắc Bộ có vị trí địa lý khá đặc biệt, lại có mạng lưới giao thông vận tải đang được đầu tư, nâng cấp, nên ngày càng thuận lợi cho việc giao lưu với các vùng khác trong nước và xây dựng nền kinh tế mở.
Đồng bằng sông Hồng: Vùng đồng bằng sông Hồng bao gồm đồng bằng châu thổ màu mỡ, dải đất rìa trung du với một số tài nguyên khoáng sản, tài nguyên du lịch và vịnh Bắc Bộ giàu tiềm năng. Nhờ có thủ đô Hà Nội nên đồng bằng sông Hồng giữ vị trí trung tâm kinh tế, khoa học kĩ thuật và văn hoá của cả nước
Duyên hải Bắc trung bộ: Bắc Trung Bộ nơi bắt đầu của dãy Trường Sơn, mà sườn Đông đổ xuống Vịnh Bắc Bộ, có độ dốc khá lớn. Lãnh thổ có bề ngang hẹp, địa hình chia cắt phức tạp bởi các con sông và dãy núi đâm ra biển, như dãy Hoàng Mai (Nghệ An), dãy Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh)... sông Mã (Thanh Hoá), sông Cả (Nghệ An), sông Nhật Lệ (Quảng Bình)..
Duyên hải Nam Trung Bộ: Với diện tích 44,4 nghìn km2 và số dân là khoảng 9 nghìn người thì Duyên Hải Nam Trung Bộ bao gồm các tỉnh thành sau: Phú Yên, Khánh Hòa, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Đà Nẵng, Ninh Thuận và Bình Thuận. Duyên hải Nam Trung Bộ có đặc điểm tự nhiên rất đặc sắc: một dải lãnh thổ hẹp, mà phía tây là sườn Đông của Trường Sơn Nam, ôm lấy Tây Nguyên rộng lớn, phía đông là Biển Đông. Phía bắc có dãy núi Bạch Mã làm ranh giới tự nhiên với Bắc Trung Bộ, còn phía nam là Đông Nam Bộ.
Vùng Tây nguyên: Tây Nguyên là một trong 3 tiểu vùng thuộc miền Trung Việt Nam, cùng với vùng Duyên hải Nam Trung Bộ hợp thành vùng Nam Trung Bộ. Tây Nguyên nằm trong vùng Nhiệt đới Xavan, gồm nhiều tiểu vùng nhưng khí hậu phổ biến là nhiệt đới gió mùa cao nguyên.
Đông nam bộ: Đông Nam Bộ là vùng đất mới trong lịch sử phát triển của đất nước, khu vực tập trung nhiều đô thị nằm giữa các tỉnh Nam Trung Bộ và Nam Tây Nguyên là những vùng giàu tài nguyên đất đai, rừng và khoáng sản. Phía Tây và Tây - Nam giáp đồng bằng sông Cửu Long nơi có tiềm năng lớn về nông nghiệp, là vựa lúa lớn nhất nước ta
Đồng bằng sông Cửu Long: Địa hình ở ĐBSCL có địa hình khá thấp, khi đó chỉ có độ cao trung bình là 3-5m, có nơi chỉ cao 0,5 -1m so với mực nước biển.Nhiệt độ: nhiệt độ trung bình hàng nằm tại ĐBSCL từ 24 đến 27 độ C, biên độ nhiệt từ 2 đến 3 độ/ năm.
>>>Tham khảo: Biện pháp để bảo vệ tài nguyên đất nông nghiệp ở vùng đồng bằng là?