logo

Trong hệ sinh thái lưới thức ăn thể hiện mối quan hệ gì?

Đáp án chính xác nhất của Top lời giải cho câu hỏi trắc nghiệm: “Trong hệ sinh thái lưới thức ăn thể hiện mối quan hệ gì?” cùng với những kiến thức mở rộng thú vị về trao đổi vật chất trong hệ sinh thái là tài liệu ôn tập môn Sinh học 12 dành cho thầy cô giáo và các bạn học sinh tham khảo.


Trắc nghiệm: Trong hệ sinh thái lưới thức ăn thể hiện mối quan hệ gì?

A. Động vật ăn thịt và con mồi.

B. Giữa sinh vật sản xuất với sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân giải.

C. Giữa thực vật với động vật.

D. Dinh dưỡng và sự chuyển hóa năng lượng.

Trả lời:

Đáp án đúng: D. Dinh dưỡng và sự chuyển hóa năng lượng.

Giải thích: Trong hệ sinh thái lưới thức ăn thể hiện mối quan hệ dinh dưỡng và sự chuyển hóa năng lượng

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về trao đổi vật chất trong hệ sinh thái các bạn nhé!


Kiến thức tham khảo về trao đổi vật chất trong hệ sinh thái


1. Hệ sinh thái

a. Khái niệm hệ sinh thái 

Hệ sinh thái là hệ thống các quần thể sinh vật sống chung với nhau và phát triển trong cùng một môi trường nhất định, các quần thể sinh vật sống chung trong môi trường đó sẽ có quan hệ tương tác với nhau và cả với môi trường mà chúng sống trong đó.

b. Đặc điểm hệ sinh thái

* Phân loại:

- Hệ sinh thái sẽ được phân loại theo độ lớn của nó, gồm có 3 loại là :

+ Hệ sinh thái nhỏ (chẳng hạn như các hồ nuôi cá )

+ Hệ sinh thái vừa (một hồ chứa nước, một thảm rừng)

+ Hệ sinh thái lớn (rừng, đại dương…).

* Thành phần

- Hệ sinh thái sẽ gồm có hai thành phần chính luôn có sự trao đổi chất, thông tin, năng lượng….với nhau.

+ Vô sinh (bao gồm không khí, nước…)

+ Sinh vật

+ Hệ sinh thái gồm có 3 loại sinh vật:

- Tất cả các loại sinh vật có trong hệ sinh thái sẽ có mối quan hệ với nhau. Đồng thời chúng sẽ có mối quan hệ với hệ sinh thái. Và ba loại sinh vật không thể thiếu được trong hệ sinh thái bao gồm

+ Sinh vật phân hủy: đại diện cho sinh vật phân hủy bao gồm nấm và vi khuẩn. Những loài sinh vật này sẽ có chức năng là phân hủy các xác chết của các sinh vật khác đồng thời chuyển hóa chúng thành các loại thành phần dinh dưỡng cho thực vật.

+ Sinh vật sản xuất: là các loại sinh vật có chức năng tổng hợp các chất hữu cơ từ vật chất vô sinh dưới tác động của ánh nắng mặt trời.

+ Sinh vật tiêu thụ: là hệ thống động vật với các cấp bậc khác nhau. Đối với động vật bậc 1 sẽ chuyên ăn thực vật còn động vật bậc hai sẽ chuyên ăn thịt.

Trong hệ sinh thái lưới thức ăn thể hiện mối quan hệ gì?

 


2. Trao đổi vật chất trong hệ sinh thái

a. Trao đổi vật chất trong quần xã sinh vật

* Chuỗi thức ăn

Trong hệ sinh thái lưới thức ăn thể hiện mối quan hệ gì? (ảnh 2)

- Là một dãy gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau và mỗi loài là một mắc xích của chuỗi. Trong một chuỗi, một mắt xích vừa có nguồn thức ăn là mắt xích phía trước vừa là nguồn thức ăn của mắt xích phía sau.

- Có 2 loại chuỗi thức ăn:

+ Chuỗi thức ăn mở đầu bằng cây xanh à động vật ăn thực vật à động vật ăn động vật.

Ví dụ: Cỏ → Châu Chấu → Ếch →Rắn → Đại bàng → Sinh vật phân giải.

+ Chuỗi thức ăn mở đầu bằng chất hữu cơ bị phân giải.

Ví dụ: Mùn → ấu trùng ăn mùn → sâu họ ản thịt → cá → sinh vật phân giải.

*Lưới thức ăn

Trong quần xã, một loài sinh vật có thể là mắt xích chung của nhiều chuỗi thức ăn, tạo thành lưới thức ăn. Quần xã càng đa dạng về thành phần loài thì lưới thức ăn càng phức tạp.

*Bậc dinh dưỡng

- Trong 1 lưới thức ăn tất cả các loài có cùng mức dinh dưỡng hợp thành bậc dinh dưỡng. Có nhiều bậc dinh dưỡng:

+ Bậc dinh dưỡng cấp 1: là các sinh vật sản xuất, bao gồm các sinh vật có khả năng tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ của môi trường.

+ Bậc dinh dưỡng cấp 2: là các sinh vật tiêu thụ bậc 1 bao gồm các động vật ăn sinh vật sản xuất.

+ Bậc dinh dưỡng cấp 3: là các sinh vật tiêu thụ bậc 2 bao gồm các động vật ăn thịt, chúng ăn sinh vật tiêu thụ bậc 1.

+ Bậc cuối cùng là bậc dinh dưỡng cao cấp nhất. Là sinh vật ăn sinh vật tiêu thụ bậc 1,2,3 …


3. Trao đổi vật chất qua chu trình sinh địa hóa

- Chu trình sinh địa hóa là chu trình trao đổi các chất trong tự nhiên theo con đường từ môi trường ngoài truyền vào cơ thể sinh vật, qua các bậc dinh dưỡng rồi từ cơ thể sinh vật truyền trở lại môi trường.

- Một chu trình sinh địa hóa bao gồm:

+ Tổng hợp các chất.

+ Tuần hoàn vật chất trong tự nhiên.

+ Phân giải và lắng đọng một phần vật chất trong đất và nước. 


4. Dòng năng lượng trong hệ sinh thái 

a.  Phân bố năng lượng trên trái đất 

- Mặt trời cung cấp năng lượng chủ yếu cho sự sống trên trái đất.

- Năng lượng ánh sáng phụ thuộc vào thành phần tia sáng. 

- Sinh vật sản xuất sử dụng những tia nhìn thấy được(khoảng 50% tổng lượng bức xạ) để -quang hợp. Quang hợp cũng chỉ sử dụng khoảng 0.2% đến 0.5% tổng lượng bức xạ chiếu trên trái đất.

 b. Dòng năng lượng trong hệ sinh thái

- Trong chu trình dinh dưỡng, năng lượng được truyền từ bậc dinh dưỡng thấp lên bậc dinh dưỡng cao.

- Càng lên bậc dinh dưỡng cao thì năng lượng càng giảm do bị thất thoát dần qua nhiều cách.

- Dòng năng lượng trong hệ sinh thái bắt nguồn từ môi trường được sinh vật sản xuất hấp thụ và biến đổi thành năng lượng hóa học qua quá trình quang hợp, sau đó năng lượng truyền qua các bậc dinh dưỡng và cuối cùng năng lượng truyền trở lại môi trường.

icon-date
Xuất bản : 27/03/2022 - Cập nhật : 11/06/2022