logo

Chu trình sinh hóa địa là gì?

Cùng Top lời giải trả lời chi tiết, chính xác câu hỏi: “Chu trình sinh hóa địa là gì?” và đọc thêm phần kiến thức tham khảo giúp các bạn học sinh ôn tập và tích lũy kiến thức bộ môn Sinh học 12.


Chu trình sinh hóa địa là gì?

- Chu trình sinh địa hóa (chu trình vật chất) trong hệ sinh thái là sự trao đổi liên tục của các nguyên tố hóa học giữa môi trường và quần xã sinh vật. Nhờ hoạt động quang hợp, cây xanh hấp thụ CO2, muối khoáng và nước để tổng hợp carbonhydrat và các chất dinh dưỡng. Những hợp chất này được sinh vật tự dưỡng sử dụng làm thức ăn, cuối cùng lại được sinh vật phân giải, trả lại cho môi trường những chất đơn giản ban đầu.

Hãy để Top lời giải giúp bạn tìm hiểu thêm những kiến thức thú vị hơn về Chu trình Sinh hóa địa nhé!


Kiến thức tham khảo về Chu trình Sinh hóa địa


Các chu trình sinh hóa địa

a. Chu trình Cacbon

- Carbon là nguyên tố cần thiết cho mọi sinh vật sống.

- Carbon trong sinh quyển tồn tại ở dạng khí CO2 và cacbonat trong đá vôi.

- Một phần C không trao đổi liên tục theo vòng tuần hoàn mà lắng đọng trong môi trường đất, môi trường nước như: than đá, dầu hoả …

b. Chu trình Nitơ

- Thực vật hấp thụ nitơ dưới dạng muối amôni (NH4+) và nitrat (NO3-).

- Các muối amôni (NH4+) và nitrat (NO3-) được hình thành trong tự nhiên bằng con đường vật lí, hóa học và sinh học. Trong đó lượng muối nitơ được tổng hợp bằng con đường sinh học là lớn hơn cả (vi khuẩn cố định đạm sống có thể sống cộng sinh hoặc sống tự do trong đất có khả năng cố định nitơ tự do - N2 từ không khí)

- Sự trao đổi nitơ trong quần xã qua chuỗi và lưới thức ăn.

- Hoạt động phản nitrat của vi khuẩn trả lại một lượng nitơ phân tử cho đất, nước và bầu khí quyển.

c. Chu trình nước

- Nước là thành phần không thể thiếu của cơ thể và chiếm phần lớn khối lượng của cơ thể sinh vật.

- Giữa cơ thể và môi trường luôn xảy ra quá trình trao đổi nước.

[ĐÚNG NHẤT] Chu trình sinh hóa địa là gì?

Phân loại chu trình sinh hóa địa

Chu trình sinh địa hóa có thể phân biệt thành 2 loại: Chu trình toàn cầu và chu trình cục bộ.

- Chu trình toàn cầu (chu trình hoàn hảo/chu trình các chất khí): khí cácbon dioxyt, oxy, lưu huỳnh và nitrogen có trong bầu khí quyển và chu trình của các nguyên tố này xẩy ra trên phạm vi toàn cầu. Ví dụ một số nguyên tử cácbon, oxygen mà thực vật thu nhận dưới dạng CO2 trong bầu khí quyển có thể thải ra qua hoạt động hô hấp của sinh vật ở cách đó rất xa.

- Chu trình cục bộ (chu trình không hoàn hảo/chu trình các chất lắng đọng): các nguyên tố như photpho, kali, canxi là quá nặng để vận chuyển dưới dạng khí trên bề mặt Trái đất. Trong các hệ sinh thái trên cạn chu trình vận chuyển các nguyên tố này chỉ giới hạn trọng một vùng nhất định. Rễ cây hấp thụ các nguyên tố từ đất và các nguyên tố đó lại quay trở lại đất qua các hoạt động phân giải hữu cơ của sinh vật phân hủy. Tuy nhiên trong các hệ sinh thái thủy sinh, chu trình vận chuyển của các nguyên tố đó có thể xẩy ra trên phạm vi rộng hơn do các nguyên tố hòa tan và vận chuyển theo dòng nước.


Ý nghĩa của chu trình sinh địa hóa là gì?

- Chu trình sinh địa hóa biểu thị mối liên hệ về vật chất trong sinh quyển, duy trì sự cân bằng về vật chất

- Quần thể hoặc quần xã chưa có sự tham gia của các yếu tố vô sinh

- Hệ sinh thái tuy đã có sự tham gia của các yếu tố vô sinh nhưng nó không đảm bào được tất cả vật chất nó hấp thu từ môi trường cuối cùng nó trả lại 100% cho môi trường, nó có thể thất thoát sang hệ sinh thái khác

- Sinh quyển là cái to lớn nhất bao gồm tất cả các hệ sinh thái nên đảm bảo không có sự thất thoát năng lượng

icon-date
Xuất bản : 27/03/2022 - Cập nhật : 01/12/2022