Câu hỏi: Trong giờ kiểm tra môn Giáo dục công dân, N không thuộc bài, H ngồi cạnh đã đưa bài cho N chép.
Theo em, việc làm của H có phải là quan tâm giúp đỡ bạn không? Vì sao?
Lời giải:
Theo em, việc làm của H không phải là quan tâm giúp đỡ bạn. Bởi vì làm như vậy sẽ khiến cho N ỉ lại làm cho N lười biếng vì nghĩ mình không cần học bạn vẫn cho mình chép bài.
* Nguồn gốc của sự lười biếng
- Do sự bao bọc
Con người sinh ra vốn là sinh vật nhỏ bé yếu ớt so với các loại động vật khác. Đồng thời cũng có thời gian tuổi thơ lâu dài lên tới 13 năm (trước tuổi dậy thì). Chính thời gian này, chúng ta được bố mẹ ông bà bảo bọc quá kỹ hình thành tính ỷ lại vào người khác. Ngại đối mặt với khó khăn và không muốn hy sinh “hạnh phúc” của mình. Dần dần việc ỷ lại vào người khác trở thành căn bệnh nan y khó chữa.
- Lười do thiếu kiến thức.
Đây là một trong những nguồn gốc khó chấp nhận nhất của con người. Những kẻ lười biếng thường là những kẻ thiếu học thức và hiểu biết. Tất nhiên ở chiều ngược lại cũng chính vì lười biếng nên họ mới thiếu hiển biết. Lối suy nghĩ tiêu cực, sự ỷ lại đến từ việc thiếu kiến thức của rất nhiều người. Nếu những người đó có kiến thức và hiểu rằng kỷ luật bản thân không ngừng nỗ lực thì việc lười biếng sẽ không sảy ra.
- Lười biếng vì còn có thể
Đây là trạng thái dẫn đến tuyệt đại đa số hành vi lười biếng, lười học, lười làm bài tập, lười tập thể dục. Tất cả những trạng thái đó đều xảy ra khi kẻ lười biếng nghĩ rằng mình còn có thể. Vì hậu quả mà sự lười biếng không sảy ra ngay lập tức nên con người ta thường không hành động. Lười học bài cũ vẫn có thể không bị kiểm tra. Lười làm bài tập vì có thể cô giáo không gọi, lười tập thể dục vì có thể mình vẫn đang khoẻ mạnh. Nếu việc lười biếng dẫn đến hệ quả phải trả giá ngay lập tức thì chắc không mấy ai dám lười. Nếu ngủ không học bài cũ bị đuổi học ngay lập tức, nếu không tập thể dục bạn sẽ ốm nay lập tức chắc chắn bạn sẽ không lười.
- Lười biếng có tính di truyền và lây lan
Lười biếng là một căn bệnh có tính lây lan cực nhanh trong cộng đồng. Lười biếng di truyền là hệ quả của một giáo dục và ảnh hưởng từ môi trường sống.
Lây lan là một trong những đặc tính tiêu biểu của bệnh lười biếng. Một kẻ lười trong nhóm bạn lười kéo theo tất cả cùng lười. Rõ ràng nó có tính di truyền và lây lan, đôi khi thành dịch. Nếu 2 đứa bạn cùng phòng đến giờ đi học mà 1 trong 2 không dậy, khả năng cao người còn lại cũng có xu hướng ngủ thêm chút nữa.
* Hậu quả của sự lười biếng
- Làm xã hội chậm phát triển
- Đánh mất cơ hội
- Lười biếng bị xa lánh
- Lười biếng dẫn đến phạm tội