logo

Trong giai đoạn 1990 - 2005, tốc độ tăng trưởng của các khu vực kinh tế ở nước ta xếp theo thứ tự giảm dần là

Trong giai đoạn 1990 - 2005, tốc độ tăng trưởng của các khu vực kinh tế ở nước ta xếp theo thứ tự giảm dần là: Khu vực II - khu vực III - khu vực I. Năm 2005, lần lượt các khu vực I, II, III có tỷ trọng là: 21,0%; 41,0%; 38,0%.


Câu hỏi: Trong giai đoạn 1990 - 2005, tốc độ tăng trưởng của các khu vực kinh tế ở nước ta xếp theo thứ tự giảm dần là 

A. Khu vực I - khu vực II - khu vực III.

B. Khu vực II - khu vực III - khu vực I.

C. Khu vực II - khu vực I - khu vực III.

D. Khu vực III - khu vực II - khu vực I.

Đáp án đúng: B. Khu vực II - khu vực III - khu vực I.


Giải thích của giáo viên Toploigiai lí do chọn đáp án B

Trong giai đoạn 1990 - 2005, tốc độ tăng trưởng của các khu vực kinh tế ở nước ta xếp theo thứ tự giảm dần là: Khu vực II - khu vực III - khu vực I.


- Tổng quan về tình hình tăng trưởng kinh tế nước ta giai đoạn 1991 - 2005

Những năm cuối thế kỉ 20, nền kinh tế KV xảy ra khủng hoảng, tốc độ tăng trưởng GDP giảm mạnh đặc biệt năm 1997 mức tăng trưởng GDP của các nước trong khu vực hầu như âm thì nước ta vẫn đạt mức 4,8% - cao nhất trong
khu vực.

Từ 1984 đến 2004, mức tăng trưởng GDP TB của nước ta cao thứ 2 khu vực (đạt trung bình 6,9%/năm) chỉ sau Sinhgapo (7%/năm). 

Từ năm 1995 đến năm 2005, tốc độ tăng trưởng GDP của nước ta có đặc điểm: Ổn định và ở mức cao. GDP tăng liên tục với tốc độ bình quân 7,2% năm. Năm 2005: 8,4% đứng đầu khu vực ĐNA.

Trong bối cảnh có nhiều khó khăn, thách thức, kinh tế Việt Nam năm 2005 tiếp tục xu hướng phát triển tích cực với GDP tăng trưởng 8,4% - là một trong những nền kinh tế tăng trưởng cao hàng đầu ở châu Á và thế giới.

Năm 2005, tổng mức lưu chuyển hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng 20,3% so với năm trước - mức tăng cao nhất trong những năm gần đây. Kim ngạch xuất khẩu cũng lập kỷ lục mới, ước cả năm đạt 32 tỷ USD, tăng 21,5% so với năm 2004, gấp 2,2 lần năm 2000.

Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng đã khởi sắc trở lại, tiếp tục tăng khá với tổng số vốn cấp phép mới và tăng thêm trong năm 2005 ước đạt trên 5,8 tỷ USD, tăng 25% so với năm trước và tăng 29% so với mục tiêu ban đầu đề ra, chủ yếu tập trung trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ.

Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội bằng 38,2% GDP. Giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp tăng 5,2%. Thu ngân sách nhà nước vượt dự toán. Giá cả thị trường tương đối ổn định, chỉ số giá tiêu dùng tăng 7,6%, thấp hơn so với năm 2004 (tăng 8,8%).


- Tốc độ tăng trưởng của các khu vực kinh tế ở nước ta giai đoạn 1990 - 2005

Trong giai đoạn 1990 - 2005, tốc độ tăng trưởng của các khu vực kinh tế ở nước ta xếp theo thứ tự giảm dần là: Khu vực II - khu vực III - khu vực I. 

Tăng tỷ trọng khu vực II, giảm tỷ trong khu vực I. Khu vực III chiếm tỷ trọng cao nhưng chưa ổn định. Năm 2005, lần lượt các khu vực I, II, III có tỷ trọng là: 21,0%; 41,0%; 38,0%.

Xu hướng chuyển dịch là tích cực, nhưng vẫn còn chậm, chưa đáp ứng yêu cầu giai đoạn mới.

Trong nội bộ từng ngành: Tùy theo từng ngành mà trong cơ cấu lại có sự chuyển dịch riêng:

Ở khu vực I:

Giảm tỷ trọng ngành trồng trọt: 83,4 – 71,5% (1990 - 2005)

Tăng tỷ trọng ngành thủy sản: 8,7% – 24,8% (1990 - 2005)

Trong trồng trọt: Giảm tỷ trọng cây lương thực, tăng tỷ trọng cây công nghiệp (cây CN xuất khẩu, nguyên liệu CN, có giá trị)

Ở khu vực II: Công nghiệp đang có xu hướng chuyển đổi cơ cấu ngành sản xuất và đa dạng hóa sản phẩm để phù hợp hơn với yêu cầu thị trường và tăng hiệu quả đầu tư.

Tăng tỷ trọng công nghiệp chế biến, công nghiệp khai thác giảm tỷ trọng. Tăng tỉ trọng sản phẩm cao cấp, giảm tỷ trọng các sản phẩm có chất lượng thấp và trung bình.

Ở khu vực III: Kết cấu hạ tầng kinh tế và phát triển đô thị từng bước tăng trưởng.

>>> Xem thêm: Cơ cấu nền kinh tế nước ta đang chuyển dịch theo hướng nào?

icon-date
Xuất bản : 30/08/2022 - Cập nhật : 09/09/2022