Câu hỏi: Trong đoạn trích, khi nói về mùa xuân, tác giả dùng các cụm từ như mùa xuân của tôi, mùa xuân thần thánh của tôi, mùa xuân của Hà Nội thân yêu. Cách viết này cho em hiểu điều gì về cuộc sống và tình cảm riêng của người viết? ( Bài Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt)
Lời giải
Tác giả sử dụng các cụm từ này thể hiện sự trân quý của mình dành cho mùa xuân. Hẳn người viết là một người yêu thiên nhiên, có một sự hứng thú mãnh liệt về mùa xuân mới có thể “ xuất vần” những lời hay đến như thế. Việt sử dụng “của tôi” nhấn mạnh quyền sở hữu. Tác giả phấn khích, yêu mùa xuân đến nỗi muốn nó là của mình.
>>>Xem trọn bộ: Bài Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt SGK 7 trang 107, 108, 109, 110 - Văn Kết nối tri thức
Hoàn cảnh sáng tác và giá trị nội dung bài Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt
- Hoàn cảnh sáng tác
Tác phẩm được viết trong hoàn cảnh đất nước bị chia cắt, tác giả sống ở vùng kiểm soát của Mĩ – Ngụy, xa cách quê hương đất Bắc. Nhà văn đã gửi gắm vào trong trang sách nỗi niềm thương nhớ da diết quê hương, gia đình và lòng mong mỏi đất nước hòa bình, thống nhất
Bài văn được trích từ thiên tùy bút “Tháng giêng, mơ về trăng non rét ngọt” trong tập tùy bút “Thương nhớ mười hai”
- Giá trị nội dung:
Qua ngòi bút của Vũ Bằng, mùa xuân ở miền Bắc nói chung và Hà Nội nói riêng vừa đẹp, vừa mang đặc trưng riêng của một vùng đất có khi hậu, thời tiết khá đặc trưng cho tiết xuân, khí xuân. Đưa lại cho người đọc những rung cảm đặc biệt trước thiên nhiên, đất trời và gợi lên trong mỗi chúng ta một niềm mong nhớ về mùa xuân, mong nhớ về những nét đẹp của thiên nhiên cũng là cách làm cho tâm hồn của chúng ta thêm đẹp hơn.