logo

Tác giả Minh Hương

icon_facebook

Văn học Việt Nam có những nhà văn, nhà thơ lớn tên tuổi sáng chói lan truyền theo bao thế hệ như Tố Hữu, Tô Hoài, Nguyễn Du. Ngoài ra, cũng có nhiều nhà văn mà tên tuổi không mấy nổi bặt nhưng lại rất tài năng có thể nói đến là tác giả Minh Hương – chủ nhân văn bản “ Sài Gòn tôi yêu”.Bài viết giới thiệu về tác giả Minh Hương dưới đây sẽ cung cấp thêm cho người học những thông tin về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác tác của ông, qua đó giúp người đọc tìm hiểu văn bản Sài Gòn tôi yêu một cách dễ dàng và hiệu quả nhất.


1. Vài nét về tác giả Minh Hương

Tác giả Minh Hương – tên thật là Lê Võ Đài sinh năm 1924 mất năm 2002, ông là một nhà văn, nhà giáo người gốc Minh Hương, quê tại huyện Điện Bàn, thị xã Hội An, tỉnh Quảng Nam.

Minh Hương là tên gọi của một bộ phận người Hoa ở vùng Nam Bộ, tên Minh Hương có nguồn gốc từ triều đại nhà Minh mà họ đã sinh sống, đến khi nhà Thanh thay thế nhà Minh, khiến cho họ phải sống lưu vong sang các nước khác trong đó có Việt Nam.

Thuở nhỏ học ở Hội An, đến năm 20 tuổi ông theo gia đình vào lập nghiệp ở Sài Gòn với nhiều nghề như: y tá, dạy tư, viết báo.

Sau Cách mạng tháng 8-1945, ông tham gia Cách mạng làm cán bộ Đoàn trường Thanh niên, Học sinh Cứu quốc Sài Gòn - Chợ Lớn, nguyên cán bộ Sở Giáo dục TP HCM.

Những năm 1950-1975, ông là cộng tác viên với các báo: Việt Nam học đường, Tiếng chuông, Tiến Bộ... tại Sài Gòn.

Sau năm 1975, ông cộng tác với các báo Sài Gòn giải phóng, Tuổi trẻ... và các báo khác.

Ông mất ngày 28-10-2002 tại thành phố Hồ Chí Minh.

Tác giả Minh Hương

>>> Xem thêm: Tác giả đào hoa


2. Sự nghiệp

Thuở nhỏ, tác giả Minh Hương học ở Hội An nhưng đến năm 20 tuổi ông đã theo gia đình và Sài Gòn lập nghiệp, làm nhiều nghề như: dạy tư, viết báo, y tế. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Minh Hương tham gia Cách mạng, làm cán bộ Đoàn trường Thanh Niên, Học sinh Cứu quốc Sài Gòn – Chợ Lớn, và là nguyên cán bộ Sở giáo dục thành phố Hồ Chí Minh. Giai đoạn những năm 1950 – 1975 ông làm cộng tác viên của các tờ báo ở Sài Gòn như: Việt Nam học đường, Tiếng chuông, Tiến Bộ.

Sau năm 1975 thì ông chuyển sang cộng tác với các báo như: Sài Gòn giải phóng, Tuổi trẻ, và một số báo khác. Trong quá trình hoạt động của mình, Minh Hương đã để lại một số tác phẩm tiêu biểu như: Ba cái dại (1957), Người đẹp miền băng tuyết (1972), Thế giới kì lạ của loài ông (1972), Hoa đồng cỏ nội (1975), Hội An quê tôi (1995), Nhớ Sài Gòn I,II (1995). Trải qua hơn 50 năm sinh sống và làm việc trên mảnh đất Sài Gòn, Minh Hương đã mất vào ngày 28 tháng 10 năm 2002.

Nhìn chung tác giả Minh Hương có rất nhiều tác phẩm viết về Sài Gòn, bởi ông có một tình yêu với mảnh đất Sài Gòn dai dẳng và bền chặt, mong muốn mọi người cũng hãy yêu Sài Gòn như ông.


3. Đôi nét về tác phẩm “Sài Gòn tôi yêu”

Sài Gòn tôi yêu được sáng tác cuối tháng 12 năm 1990 và được in trong tập Nhớ Sài Gòn, NXB Thành phố Hồ Chí Minh.

Nội dung nói về vùng đất Sài Gòn là thành phố trẻ trung, năng động, có nét hấp dẫn riêng về thiên nhiên và khí hậu. Người Sài Gòn có phong cách cởi mở, bộc trực, chân tình và trọng đạo nghĩa.

Bố cục bài văn gồm 3 phần chính:

Phần 1: Từ đầu đến “Ghét nhau ghét cả tông chi họ hàng”. Những ấn tượng ban đầu về thành phố Sài Gòn.

Phần 2: Tiếp theo đến “Ngày nay đã leo lên hơn năm triệu”. Cảm nhận về lối sống và tính cách của người Sài Gòn.

Phần 3. Còn lại. Tình cảm của tác giả dành cho Sài Gòn.


4. Bài văn phát biểu cảm nghĩ bài "Sài Gòn tôi yêu"

Sài Gòn tôi yêu là một trong những tùy bút của tác giả Minh Hương viết cuối tháng 12 - 1990 và in trong tập Nhớ... Sài Gòn. Đó là những dòng văn đầy thương nhớ , yêu mến chân thành, nồng nhiệt đối với mảnh đất này.

Mở đầu bài tùy bút tác giả bộc lộ tình yêu nồng cháy của mình với thành phố mang tên Bác. Để thể hiện tình yêu của mình tác giả sử dụng điệp từ "tôi yêu" ở đầu mỗi câu văn được nhắc đi nhắc lại như một khúc ca tình yêu, như để người đọc thể hiện tình yêu sôi sục, rộn rã của nhà văn. Minh Hương yêu tất cả mọi thứ của Sài Gòn , cả những điều xấu xí của nó.

Dường như đối với Minh Hương tình yêu Sài Gòn đã ăn sâu vào máu thịt trở thành một phần cuộc sống của ông. Tôi yêu cả đêm khuya thưa thớt tiếng ồn. Tôi yêu phố phường náo động, dập dìu xe cộ vào những giờ cao điểm. Yêu cả cái tĩnh lặng của buổi sáng tinh sương với làn không khí mát dịu, thanh sạch trên một số đường còn nhiều cây xanh che chở...

Cũng nhờ tình yêu này đã giúp ông cảm nhận được nhận thật chính xác và tinh nhạy về thành phố Sài Gòn. Đó là những giọt nắng "ngọt ngào" vào những buổi sáng dịu ngọt. Hay cái "nhớ thương" những cơn gió lộng buổi chiều, hãy những cơn mưa rào bất chợt của của miền cận xích đạo. Ông yêu cái nhịp sống ồn ào đa dạng của vùng đất này, yêu những con phố rợp bóng cây xanh... những điều bình dị, đơn sơ đó đã tạo nên vẻ đẹp của thành phố phương Nam đầy nắng này.

Ở Sài Gòn, thì không chỉ có cảnh mà còn cả những con người nồng nhiệt ở vùng đất này. Dường như ông muốn bộc lộ nhiều hơn tình yêu của mình về vùng đất này.Nhưng Sài Gòn, còn đẹp ở con người. Những con người phương Nam hồn hậu, nồng ấm, như ánh nắng mặt trời nơi đây. Ở thành phố này, hàng triệu con người từ khắp mọi miền đổ về nơi đây, cùng nhau chung sống hòa hợp tạo nên một thành phố phồn vinh và nồng ấm.

Và nhớ về Sài Gòn thì không thể quên những cô gái Sài Gòn. Nếu như những cô gái Hà Nội e ấp, đoan trang có chút gì phòng kiến. Thì các cô gái Sài Gòn đẹp ở mái tóc dài đen ánh chiếc món vải xinh xinh. Dáng đi khỏe khoắn tự tin nhưng vẫn duyên dáng đầy quyến rũ. Trong giao tiếp, con gái Sài Gòn kín đáo nhưng thanh lịch miệng cười chúm chím đôi mắt tinh nghịch duyên dáng. Một nét đẹp bình dị những khiến bao người phải nhớ thương.

Nhớ Sài Gòn là nhớ về những tình yêu tổ quốc của những người con anh dũng đã hi sinh vì tổ quốc. Những người con ấy, đã hi sinh cả tuổi thanh xuân, cả tính mạng để bảo vệ mảnh đất xa xôi của tổ quốc. Và nhà văn cũng có chút thoáng ngậm ngùi khi nhìn thấy những con người độc ác đã tàn phá thiên nhiên. Hàng loạt các giống chim như: Quạ, sáo, vành khuyên... đều đã bị những nòng súng vô tình sát hại. Những cây xanh đã bị thay thế bằng những nhà cao tầng.

Và để nhấn mạnh thêm tình yêu của mình cuối bài tác giả đã viết. Vậy đó mà tôi yêu Sài Gòn và yêu cả con người ở đây. Một mối tình dai dẳng, bền chặt. Thương mến bao nhiêu cũng không uổng công, hoài của. Tôi ước mong mọi người nhất là các bạn trẻ, đều yêu Sài Gòn như tôi.

Sài Gòn đã có nhiều đổi thay sau trở thành một thành phố hiện đại, trung tâm kinh tế của cả nước. Nhưng qua bài tùy bút của tác giả chúng ta đã cảm nhận được một Sài Gòn thật khác. Một tình yêu thật nồng nàn giản dị, mà một người con nhớ về quê hương của mình.

-----------------------------------

Qua những nội dung trên, chúng mình đã cùng các bạn tìm hiểu về tác giả của tác phẩm “Sài Gòn tôi yêu” là nhà văn Minh Hương. Cùng với những kiến thức bổ sung trên, hy vọng sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về cuộc đời, sự nghiệp cùa nhà văn.

icon-date
Xuất bản : 15/08/2022 - Cập nhật : 25/08/2022

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads