logo

Trong cơ thể sống các chất có đặc tính chung kị nước như

Trong cơ thể sống các chất có đặc tính chung kị nước như:

A. Tinh bột, glucozơ, mỡ, fructôzơ.

B. Mỡ, xenlulôzơ, phốtpholipit, tinh bột.

C. Sắc tố, vitamin, sterôit, phốtpholipit, mỡ.

D. Vitamin, sterôit, glucozơ, cácbohiđrát.

Trả lời:

Đáp án đúng: C. Sắc tố, vitamin, sterôit, phốtpholipit, mỡ.

Giải thích:

Sắc tố, vitamin, sterôit, phốtpholipit, mỡ đều có tính kị nước do chúng đều có bản chất là lipit.

Lipit có cấu tạo từ 3 nguyên tố C, H, O (nhưng tỉ lệ H và O khác tỉ lệ của cacbohidrat) được nối với nhau bằng các liên kết hoá trị không phân cực => có tính kị nước

Trong cơ thể sống các chất có đặc tính chung kị nước như

Cùng Top lời giải tìm hiểu chi tiết hơn về Sắc tố, vitamin, sterôit, phốtpholipit nhé!


Tế bào sắc tố   

    Tế bào sắc tố (tiếng Anh: chromatophore) là tế bào có chứa sắc tố ở một số bào quan của nó, hoặc là tế bào có khả năng cảm ứng với ánh sáng. Loại tế bào này được tìm thấy ở nhiều loài động vật như lưỡng cư, cá, bò sát, giáp xác, thân mềm và vi khuẩn giúp chúng có khả năng thay đổi màu sắc. Trái lại, các loài động vật có vú và các loài chim có một loại tế bào với chức năng tương tự là tế bào hắc tố

   Tế bào sắc tố chịu trách nhiệm chính trong việc tạo ra màu của mắt và da ở các loài động vật máu lạnh, chúng được hình thành ở các mào thần kinh trong quá trình phát triển phôi. Các tế bào sắc tố trưởng thành được nhóm lại thành những phân lớp dựa trên màu của chúng (chính xác hơn thì là sắc) dưới ánh sáng trắng như xanthophore (màu vàng), erythrophore (màu đỏ), iridophore (phản xạ / óng ánh), leucophore (trắng), melanophore (đen / nâu), và cyanophore (màu xanh). Thuật ngữ này còn được dùng để chỉ các loại túi kết hợp với màng với nhiều màu sắc trong các loại vi khuẩn quang hợp.

    Một số loài có thể nhanh chóng thay đổi màu sắc thông qua các cơ chế chuyển dời sắc tố và định hướng lại các tấm phản xạ trong tế bào sắc tố. Quá trình này, thường được sử dụng như là một kiểu ngụy trang, được gọi là thay đổi màu sắc sinh lý hoặc metachrosis. Các loài động vật chân đầu (Cephalopod – cũng là thân mềm) như bạch tuộc có cơ quan tế bào sắc tố phức tạp được kiểm soát bởi cơ bắp để đạt được điều này, trong khi động vật có xương sống như tắc kè hoa thì tạo ra hiệu ứng tương tự bằng tín hiệu tế bào. Những tín hiệu như vậy có thể là kích thích tố hoặc là chất dẫn truyền thần kinh và có thể do những thay đổi trong tâm trạng, nhiệt độ, sự căng thẳng hoặc thay đổi có thể thấy được trong môi trường xung quanh. Tế bào sắc tố được nghiên cứu bởi các nhà khoa học để hiểu được các chứng bệnh của con người và là một công cụ trong việc nghiên cứu thuốc.


Vitamin 

    Vitamin là những hợp chất hữu cơ mà cơ thể không thể tự tổng hợp được, phần lớn phải lấy từ ngoài vào qua các loại thực phẩm sử dụng hằng ngày. Vitamin tồn tại trong cơ thể với một lượng nhỏ nhưng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự sống cũng như các hoạt động sống của cơ thể.

    Chức năng của vitamin trong cơ thể:

+ Là một trong những thành phần thiết yếu cấu tạo nên tế bào, cần thiết cho sự phát triển và duy trì sự sống của các tế bào.

+ Tham gia vào quá trình chuyển hóa các chất.

+ Tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể.

+ Tham gia điều hòa hoạt động của tim với hệ thần kinh.

    Vitamin trong cơ thể như một chất xúc tác giúp đồng hóa và biến đổi thức ăn, tạo năng lượng cung cấp cho các hoạt động của cơ thể.

    Vitamin có khả năng bảo vệ tế bào khỏi các tấn công của các tác nhân nhiễm trùng nhờ đặc tính chống lại quá trình oxy hóa, khử độc và sửa chữa các cấu trúc bị tổn thương.

    Tham gia hỗ trợ điều trị các bệnh lý của cơ thể, làm cường sức khỏe cho cơ thể.

    Vitamin có rất nhiều loại khác nhau, ngoài những chức năng chung của vitamin, mỗi loại lại đóng vai trò riêng đối với cơ thể:

+ Vitamin B: kích thích ăn uống, giúp da tóc bóng mượt, đặc biệt góp phần vào sự phát triển của hệ thần kinh.

+ Vitamin A: Giúp làm sáng mắt, chống lại quá trình lão hóa của cơ thể.

+ Vitamin C: Làm chậm sự oxy hóa, ứng dụng nhiều trong da liễu, có khả năng làm tăng sức bền của thành mạch, ứng dụng trong điều trị các bệnh lý xuất huyết.

+ Vitamin D: Cùng với canxi giúp kích thích sự phát triển của hệ xương. Thiếu vitamin D sẽ gây nên các tình trạng bệnh lý về xương khớp như còi xương, xương sống cong, chậm mọc răng...

+ Vitamin E: Liên quan đến các bệnh lý về da và tế bào máu.

+ Vitamin K: Là một trong những yếu tố quan trọng liên quan đến sự đông máu. Thiếu vitamin K khiến máu bị khó đông, các vết thương sẽ bị chảy máu liên tục.

     Vitamin là một chất quan trọng đối với cơ thể nhưng không có nghĩa là bổ sung vitamin càng nhiều càng tốt. Tình trạng thừa hay thiếu vitamin đều gây nên những bệnh lý của cơ thể ảnh hưởng đến sức khỏe.


Steroit

     Steroid là các hợp chất chất béo hữu cơ hòa tan có nguồn gốc tự nhiên hoặc tổng hợp, có công thức từ 17 nguyên tử cacbon sắp xếp thành 4 vòng và bao gồm cả các sterol và axit mật, thượng thận, và kích thích tố giới tính. Một số steroid có nguồn gốc thiên nhiên như: hợp chất digitalis, và các tiền chất của một số loại vitamine nhất định. Steroid rất đa dạng và phong phú, bao gồm các hình thức của một số loại vitamine D, digitalis, sterol (ví dụ: cholesterol) và các axit mật. Các sterol là các dạng đặc biệt của các steroid, với một nhóm hydroxyl tại vị trí-3 và một khung lấy từ cholestane. Hàng trăm steroid riêng biệt được tìm thấy ở thực vật, động vật và nấm. Tất cả các steroid được sản xuất ở các tế bào từ các sterol lanosterol (động vật và nấm) hoặc từ cycloartenol (thực vật). Cả lanosterol và cycloartenol lấy từ cyclization của triterpene squalene.

Vai trò của Phospholipid trong cơ thể

Phospholipid hay phosphatite là chất gì?

- Tham gia vào cấu trúc màng tế bào.

- Hỗ trợ hoạt động của enzym.

- Hỗ trợ hấp thụ các lipid khác.

Với cơ thể người bình thường


Phospholipid hay phosphatite là chất gì?

    Phospholipid tham gia tích cực vào quá trình chuyển hóa tế bào và chuyển hóa mỡ, ảnh hưởng tới việc hấp thu và sử dụng chất béo, là yếu tố quan trọng trong điều hòa chuyển hóa cholesterol.

Với trẻ nhỏ

    Chất béo, bao gồm phospholipid, là thành phần quan trọng cho sự phát triển về trí tuệ và thể lực của trẻ.

icon-date
Xuất bản : 26/10/2021 - Cập nhật : 22/12/2022