logo

Trong cơ chế điều hòa sinh trứng LH kích thích?

Câu hỏi: Trong cơ chế điều hòa sinh trứng, LH kích thích?

A. Phát triển nang trứng

B. Nang trứng chín và rụng trứng, hình thành và duy trì hoạt động của thể vàng

C. Dạ con phát triển chuẩn bị cho hợp tử làm tổ

D. Tuyến yên tiết ra hoocmôn

Trả lời:

Đáp án: B

   Trong cơ chế điều hòa sinh trứng, LH kích thích nang trứng chín và rụng trứng, hình thành và duy trì hoạt động của thể vàng. 

   Điều hòa sinh sản chủ yếu là điều hòa sinh tinh và sinh trứng. Trong điều hòa sinh tinh và sinh trứng, hệ nội tiết đóng vai trò chủ yếu. Thần kinh và các nhân tố môi trường ảnh hưởng đến quá trình sinh tinh và sinh trứng

Cùng Top lời giải tìm hiểu nội dung Cơ chế điều hoà sinh sản dưới đây nhé!


1. Cơ chế điều hòa sinh sản

    Các hoocmôn ảnh hưởng đến quá trình sinh tinh và sinh trứng, cơ chế ức chế ngược giúp điều hòa nồng độ hoocmôn sinh dục, hệ thần kinh và các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến quá trình sinh tinh và sinh trứng.

   Các hoocmôn FSH, LH và GnRH có vai trò chủ yếu trong quả trình sinh tinh ở tinh hoàn và trong quá trình phát triển, chín và rụng trứng ở buồng trứng.

   Các hoocmôn sinh dục testosteron có vai trò quan trọng trong quá trình sinh tinh và ơstrogen có vai trò quan trong trong quá trình sinh trứng.

   Do nồng độ các hoocmôn sinh dục biến động theo chu kì nên quá trình phát triển, chín và rụng của trứng cũng diễn ra theo chu kì. Các loài động vật khác nhau có chu kì trứng chín và rụng khác nhau.

   Điều tiết nồng độ các hoocmôn sinh dục đực và cái chủ yếu là nhờ mối liên hệ ngược từ tuyến sinh dục lên tuyến yên và vùng dưới đồi.

   Hệ thần kinh và các nhân tố môi trường ảnh hưởng đến quá trình sinh tinh và sinh trứng.


II. Cơ chế điều hòa sinh tinh và sinh trứng

1. Cơ chế điều hoà sinh tinh

- Khi có kích thích từ môi trường, vùng dưới đồi tiết ra hoocmôn GnRH kích thích tuyến yên tiết FSH và LH:

+ FSH: kích thích ống sinh tinh sản sinh tinh trùng.

+ LH kích thích tế bào kẽ (tế bào lêiđich) sản xuất testostêrôn, testostêrôn kích thích sản sinh ra tinh trùng.

- Khi nồng độ testosteron trong máu tăng cao gây ức chế ngược, vùng dưới đồi và tuyến yên giảm tiết GnRh, FSH và LH.

Trong cơ chế điều hòa sinh trứng LH kích thích?

2. Cơ chế điều hòa sinh trứng:

    Dưới tác dụng của môi trường, vùng dưới đồi tiết ra hoomon GnRH, GnRH kích thích lên tuyên yên, làm tiết yên tiết ra 2 loại hoocmon là FSH và LH.

+ FSH kích thích phát triển nang trứng

+ LH kích thích nang trứng chín, rụng trứng, hình thành và duy trì hoạt động của thể vàng. Thể vàng tiết ra hocmon progestrogen và estrogen. Hai hocmon này kích thích niêm mạc dạ con phát triển, dày lên chuẩn bị cho hợp tử làm tổ, đồng thời  ức chế vùng dưới đồi và tuyến yên tiết GnRH, FSH và LH


III. Ảnh hưởng của thần kinh và môi trường sống đến quá trình sinh tinh và sinh trứng.

   Ảnh hưởng của thần kinh và môi trường sống đến quá trình sinh tinh và sinh trứng :

- Căng thẳng thần kinh kéo dài (stress), sợ hãi, lo âu, buồn phiền kéo dài gây rối loạn quá trình trứng chín và rụng, làm giảm sản sinh tinh trùng

- Sự hiện diện và mùi của con đực tác động lên hệ thần kinh và nội tiết, qua đó ảnh hưởng đến quá trình phát triển, chín và rụng của trứng và ảnh hưởng đến hành vi sinh dục của con cái

- Thiếu ăn, suy dinh dưỡng, chế độ ăn uống không hợp lí gây rối loạn quá trình chuyển hóa vật chất trong cơ thể, từ đó ảnh hưởng đến quá trình sinh tinh và sinh trứng.

- Người nghiện thuốc lá, nghiện rượu, nghiện ma túy có quá trình sinh trứng bị rối loạn, tinh hoàn giảm khả năng sản sinh tinh trùng.

Một số câu hỏi về cơ chế điều hòa sinh trứng

    Phụ nữ uống thuốc tránh thai (chứa progestrogen hoặc progestrogen + estrogen) có thể tránh được mang thai, tại sao?

    Khi uống thuốc tránh thai hằng ngày, nồng độ các hocmôn prôgestêron và ơstrôgen nhân tạo trong máu cao ức chế lên tuyến yên và vùng dưới đồi, làm vùng dưới đồi giảm tiết GnRH, tuyến yên giảm tiết FSH và LH. Do nồng độ các hocmôn GnRH, FSH, LH giảm nên trứng không chín và không rụng, giúp tránh được mang thai

    Hãy giải thích tại sao trong suốt thời kì mang thai ở người sẽ không thể xảy ra hiện tượng kinh nguyệt.

+ Sau khi rụng trứng, phần còn lại của nang trứng biến thành thể vàng tiết progesteron, cùng với ostrogen sẽ tác động đến niêm mạc dạ con, làm niêm mạc dày lên, tích đầy máu (có mạng lưới mao mạch dày đặc) để chuẩn bị cho sự làm tổ của phôi trong dạ con.

+ Nếu trứng không được thụ tinh (không có hợp tử, không có phôi), thể hoàng thoái hóa đi → không còn progesteron niêm mạc tróc ra → chảy máu : hiện tượng kinh nghuyệt.

+ Trong quá trình mang thai (trứng đã thụ tinh) → hợp tử phát triển thành phôi bám vào niêm mạc dạ con hình thành nhau thai (để nuôi phôi). Nhau thai tiết HCG (hoocmon kích dục nhau thai ) có tác dụng duy trì thể vàng → tiếp tục tiết progesteron → niêm mạc không bị tróc → không xảy ra hiện tượng kinh nguyệt. 

icon-date
Xuất bản : 12/10/2021 - Cập nhật : 14/10/2021