Trong cơ cấu giá trị sản xuất của ngành trồng trọt từ những năm 90 của thế kỷ XX đến nay, nhóm cây chiếm tỉ trọng cao nhất là Cây lương thực. Cơ cấu sản xuất ngành trồng trọt là cấu trúc bên trong của ngành trồng trọt. Nó bao gồm các bộ phận hợp thành và các mối quan hệ tỷ lệ hữu cơ giữa các bộ phận đó trong điều kiện thời gian và không gian nhất định.
A. Cây lương thực.
B. Cây công nghiệp.
C. Cây ăn quả.
D. Cây rau đậu.
Đáp án đúng là: A. Cây lương thực.
Trong cơ cấu giá trị sản xuất của ngành trồng trọt từ những năm 90 của thế kỷ XX đến nay, nhóm cây chiếm tỉ trọng cao nhất là Cây lương thực. Cơ cấu sản xuất ngành trồng trọt là cấu trúc bên trong của ngành trồng trọt. Nó bao gồm các bộ phận hợp thành và các mối quan hệ tỷ lệ hữu cơ giữa các bộ phận đó trong điều kiện thời gian và không gian nhất định.
Cơ cấu sản xuất ngành trồng trọt bao gồm những nội dung như: cơ cấu sản xuất ngành trồng trọt theo ngành, cơ cấu sản xuất ngành trồng trọt theo vùng kinh tế lãnh thổ và cơ cấu sản xuất ngành trồng trọt theo thành phần kinh tế. Tất cả những nội dung đó gắn bó hữu cơ với nhau, trong đó cơ cấu ngành giữ vai trò là hạt nhân.
Ngành trồng trọt bao gồm các tiểu ngành sản xuất, chuyên môn hoá như: sản xuất lương thực, sản xuất cây công nghiệp, sản xuất cây ăn quả, sản xuất rau… Chúng được hình thành trên cơ sở phân công lao động trong quá trình sản xuất. Các tiểu ngành các bộ phận sản xuất trong ngành trồng trọt chúng phát triển và kết hợp với nhau theo một tỷ lệ nhất định tạo thành cơ cấu ngành trồng trọt.
Cơ cấu sản xuất ngành trồng trọt là một nội dung chủ yếu trong chiến lược phát triển nông nghiệp của mỗi nước. Tuỳ thuộc vào giai đoạn phát triển nhất định của nền kinh tế với điều kiện kỹ thuật, kinh tế, xã hội và tự nhiên của mỗi nước mà xây dựng cơ cấu sản xuất ngành trồng trọt cho phù hợp và hiệu quả.
Sản xuất lương thực là ngành quan trọng nhất của nông nghiệp Việt Nam. Lúa là cây lương thực quan trọng nhất, chiếm diện tích gieo trồng lớn nhất.(Bảng 1). Cây lương thực quan trọng thứ hai là ngô đang có xu hướng tăng ở Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên và Duyên hải miền Trung. Cây lương thực quan trọng thứ ba là cây sắn đang có xu hướng tăng ở vùng Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, vùng núi và trung du Bắc Bộ. Cây lương thực quan trọng thứ tư là khoai lang có xu hướng giảm ở hầu hết các vùng. Những cây lương thực, thực phẩm lấy củ và lấy hạt khác (như khoai tây, khoai môn, khoai mỡ, dong riềng, hoàng tinh cao lương, lúa mì, lúa miến, lúa mạch) chiếm tỷ trọng không nhiều.
Sau 25 năm đổi mới (1986-2010), Việt Nam đã đạt được tốc độ tăng trưởng cao trong nông nghiệp, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất lương thực. Sản lượng lương thực Việt Nam không những đủ cho nhu cầu trong nước mà còn có khối lượng lớn cho xuất khẩu. Bình quân lương thực đầu người tăng từ 445 kg năm 2000 lên 501 kg năm 2008. Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu gạo và các sản phẩm sắn (tinh bột sắn và sắn lát) đứng thứ hai trên thế giới sau một thời gian dài thiếu lương thực.
Nguồn tài nguyên tự nhiên về nông lâm ngư nghiệp nước ta rất phong phú.
Lực lượng lao động dồi dào, có truyền thống trong các ngành chế biến thực phẩm.
Các sản phẩm chế biến được nhiều người tiêu thụ, các nước trên thế giới ưa chuộng như tôm, cá, trái cây.
Dân số đông tạo ra thị trường tiêu thụ rộng lớn ở trong nước, ngoài ra còn có các thị trường nước ngoài vốn ưa chuộng các sản phẩm nông sản thuỷ sản nước ta .
>>>Tham khảo: Những khó khăn của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa với sản xuất nông nghiệp của nước ta?