logo

Trong các đặc trưng của chủ nghĩa xã hội, đặc trưng nào thể hiện thuộc tính bản chất của chủ nghĩa xã hội?

Đặc trưng của xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng, đó là một xã hội: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ. Trong các đặc trưng của chủ nghĩa xã hội, đặc trưng thể hiện thuộc tính bản chất của chủ nghĩa xã hội là chủ nghĩa xã hội giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người, tạo điều kiện để con người phát triển toàn diện.


Câu hỏi: Trong các đặc trưng của chủ nghĩa xã hội, đặc trưng nào thể hiện thuộc tính bản chất của chủ nghĩa xã hội?

A. Chủ nghĩa xã hội giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người, tạo điều kiện để con người phát triển toàn diện

B. Có nhà nước mang bản chất của giai cấp công nhân, đại biểu cho lợi ích, quyền lực và ý chí của nhân dân lao động

C. Có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng hiện đại và chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu

D. Là xã hội do nhân dân lao động là chủ 

Đáp án đúng: A. Chủ nghĩa xã hội giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người, tạo điều kiện để con người phát triển toàn diện.


Giải thích của giáo viên Toploigiai về lí do chọn đáp án A

Sự ra đời của chủ nghĩa xã hội đã làm thay đổi mọi mặt xã hội từ chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội. Trong các đặc trưng của chủ nghĩa xã hội, đặc trưng thể hiện thuộc tính bản chất của chủ nghĩa xã hội là chủ nghĩa xã hội giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người, tạo điều kiện để con người phát triển toàn diện.


- Sự hình thành Chủ nghĩa xã hội

+ Khi các nước Đông Âu bắt tay vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, mối quan hệ giữa Liên Xô và các nước này đòi hỏi phải có sự hợp tác cao hơn và đa dạng hơn như hợp tác nhiều bên, hoặc phân công và chuyên môn hóa trong sản xuất công nghiệp, nông nghiệp...
Cơ sở của sự hợp tác này là Liên Xô và các nước Đông Âu đều cùng chung một mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội, đều đặt dưới sự lãnh đạo của các đảng cộng sản và cùng chung hệ tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lê-nin.
+ Ngày 8 - 1 - 1949, Hội đồng tương trợ kinh tế (thường gọi tắt là SEV) đã được thành lập với sự tham gia cua các nước : Liên Xô, An-ba-ni, Ba Lan, Bun-ga-ri, Hung-ga-ri, Ru-ma-ni, Tiệp Khác. Sau này thêm các nước: Cộng hòa Dân chủ Đức (1950), Mông Cổ (1962), Cu-ba (1972) và Việt Nam (1978). Hội đồng tương trợ kinh tế ra đời nhằm đẩy mạnh sự hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau giữa các nước xã hội chủ nghĩa và đánh dấu sự hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa.

 Trong các đặc trưng của chủ nghĩa xã hội, đặc trưng nào thể hiện thuộc tính bản chất của chủ nghĩa xã hội?

- Đặc trưng của Chủ nghĩa xã hội

Đặc trưng thứ nhất, Cơ sở vật chất – kỹ thuật của Chủ nghĩa xã hội là nền sản xuất công nghiệp hiện đại.

Chỉ có nền sản xuất công nghiệp hiện đại mới đưa năng suất lao động lên cao, tạo ra ngày càng nhiều của cải vật chất cho xã hội, đảm bảo đáp ứng những nhu cầu về vật chất và văn hóa của nhân dân, không ngừng nâng cao phúc lợi xã hội cho toàn dân. Nền công nghiệp hiện đại đó được phát triển dựa trên lực lượng sản xuất đã phát triển cao. Ở những nước thực hiện sự quá độ “bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa lên chủ nghĩa xã hội”, trong đó có Việt Nam thì đương nhiên phải có quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa để từng bước xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật hiện đại cho chủ nghĩa xã hội.

Đặc trưng thứ hai, Chủ nghĩa xã hội đã xóa bỏ chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa, thiết lập chế độ công hữu về những tư liệu sản xuất chủ yếu. Thủ tiêu chế độ tư hữu là cách nói vắn tắt nhất, tổng quát nhất về thực chất của công cuộc cải tạo xã hội theo lập trường của giai cấp công nhân. Tuy nhiên, không phải xóa bỏ chế độ tư hữu nói chung mà là xóa bỏ chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa.

Đặc trưng thứ ba, CNXH tạo ra cách tổ chức lao động và kỷ luật lao động mới. Trong sự nghiệp kiến thiết chế độ xã hội mới, các nhà kinh điển của chủ nghĩa xã hội khoa học rất quan tâm và coi trọng việc tổ chức lao động và kỷ luật lao động bị tha hoá trong xã hội cũ, xây dựng thái độ lao động mới phù hợp với địa vị là chủ của người lao động. 

Đặc trưng thứ tư, CNXH thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động. Trong giai đoạn đầu của CNCS, XHCN chưa cho phép thoả mãn đầy đủ mọi nhu cầu của con người. Vì vậy, phải thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động. Nội dung: “ai làm được nhiều thì phân phối nhiều, ai làm được ít thì phân phối ít”. Mọi người đều phải lao động. 

Đặc trưng thứ năm, nhà nước trong CNXH là nhà nước kiểu mới, thể hiện sâu sắc bản chất giai cấp công nhân, đại biểu cho lợi ích, quyền lực và ý chí của nhân dân lao động. Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin đã đề cập tới khái niệm chuyên chính vô sản khi xác định bản chất nhà nước được xác lập do thắng lợi của cách mạng XHCN. 

Đặc trưng thứ sáu, mục tiêu cao nhất của CNXH là giải phóng con người khỏi mọi ách bóc lột về kinh tế và nô dịch về tinh thần, tạo điều kiện cho con người phát triển toàn diện. Những đặc trưng của CNXH được các nhà kinh điển đưa ra là kết quả của việc nhận thức tình hình kinh tế xã hội cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX trong sự đối chiếu, so sánh với CNTB đương thời. Những đặc trưng đó đã thể hiện trình độ phát triển cao hơn, tốt đẹp hơn của CNXH so với CNTB.

>>> Xem thêm: Phân tích điều kiện ra đời và những đặc trưng của chủ nghĩa xã hội liên hệ với thực tiễn Việt Nam

icon-date
Xuất bản : 17/09/2022 - Cập nhật : 20/09/2022