logo

“Nước ta là nước dân chủ. Bao nhiêu lợi ích đều vì dân. Bao nhiêu quyền hạn đều là của dân. Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở dân”. Nhận định trên của ai?

Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, sinh thời Bác đã đưa ra những nhận định, lí lẽ về dân chủ sâu sắc. “Nước ta là nước dân chủ. Bao nhiêu lợi ích đều vì dân. Bao nhiêu quyền hạn đều là của dân. Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở dân”. Nhận định trên của Hồ Chí Minh.


Câu hỏi: “Nước ta là nước dân chủ. Bao nhiêu lợi ích đều vì dân. Bao nhiêu quyền hạn đều là của dân. Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở dân”. Nhận định trên của ai?

A. Hồ Chí Minh 

B. Trường Chinh 

C. Phạm Văn Đồng

D. Lê Duẩn

Đáp án đúng: A. Hồ Chí Minh


Giải thích của giáo viên Toploigiai về lí do chọn đáp án A

“Nước ta là nước dân chủ. Bao nhiêu lợi ích đều vì dân. Bao nhiêu quyền hạn đều là của dân. Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở dân”. Nhận định trên của Hồ Chí Minh. Câu nói của Bác đã thể hiện rõ nét tầm quan trọng của lấy dân là gốc.


- Nền dân chủ ở Việt Nam

Chúng ta biết rằng Hồ Chí Minh rất đề cao vai trò nhân dân, giác ngộ và dựa vào dân, tin dân, trọng dân, đoàn kết toàn dân, phát huy sức mạnh vĩ đại của nhân dân, hiểu dân, phục vụ nhân dân, quan tâm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Tư tưởng nhân dân này cũng là tư tưởng dân chủ. Bao nhiêu lực lượng, bao nhiêu lợi ích đều ở nơi dân, khó bao nhiêu lần dân liệu cũng xong. Kháng chiến và kiến quốc đều nhờ nhân dân: dân lực, dân tâm, dân khí, dân trí, dân quyền, dân sinh. 

Quyền dân chủ trước hết là quyền con người; hơn nữa, nó nhấn mạnh đặc biệt đến các quyền về chính trị như là khả năng và điều kiện tiên quyết để thực hiện đầy đủ các quyền con người cơ bản khác. Bởi vì, sự giải phóng về chính trị là điều kiện tiên quyết đối với mọi sự giải phóng khác của con người, bình đẳng về chính trị là tiền đề của mọi sự bình đẳng. Hay nói cách khác, các quyền về chính trị (tự do bầu cử, ứng cử, tự do ngôn luận, tự do lập hội, hội họp, tự do báo chí...), một mặt, là tiền đề cho việc hiện thực hoá các quyền khác, mặt khác, là sự phản ánh về mức độ giải phóng “năng lực bản chất người” của mỗi cá nhân.

“Nước ta là nước dân chủ. Bao nhiêu lợi ích đều vì dân. Bao nhiêu quyền hạn đều là của dân. Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở dân”. Nhận định trên của ai?

- Hồ Chí Minh bảo vệ quyền và lợi ích của nhân dân

Trong hoạt động thực tiễn hay trong tư tưởng lý luận, trong quan điểm đường lối, trong chính sách phát triển, Hồ Chí Minh luôn luôn có ý thức sử dụng phạm trù dân chủ gắn liền với các nhiệm vụ và mô hình, thể chế phát triển, thể hiện tinh thần dân chủ pháp quyền xã hội chủ nghĩa, trong những giai đoạn và hình thức phù hợp . Tư tưởng đó thể hiện ở chỗ: cách mạng dân chủ nhân dân, chế độ dân chủ nhân dân, nhà nước ta là một nhà nước dân chủ, nhà nước dân chủ của dân, do dân và vì dân, dân chủ là mục tiêu và động lực cũng như bản chất của chế độ mới xã hội chủ nghĩa. Vấn đề dân chủ cũng nhạy cảm, hệ trọng như vấn đề đoàn kết dân tộc, đoàn kết trong đảng. Chính vì vậy, trong Di chúc, Hồ Chí Minh đã rất quan tâm phải thực hành dân chủ rộng rãi, trước hết trong Đảng. Người có nói rằng phải thật thà đoàn kết thì cũng có thể nói phải thật thà dân chủ, dân chủ thật sự. Người nhắc nhở, căn dặn, “Trong đảng thực hành dân chủ rộng rãi”. Đó là vấn đề gắn liền với chỉnh đốn đảng.

“Bao nhiêu lợi ích đều vì dân” cũng là phép thử quan trọng nhất để phân biệt bản chất các loại nhà nước. Dù với bất kỳ danh hiệu gì, nhưng nếu nhà nước đó không lấy mục tiêu phục vụ nhân dân làm hàng đầu, không giành mọi thuận lợi cho dân mà chỉ giành thuận lợi về phía cơ quan quản lý thì không thể nói đó là nhà nước của nhân dân, nhà nước dân chủ. Hiện nay Chính phủ đang sử dụng chỉ số về sự hài lòng của người dân để đo chất lượng và hiệu quả cải cách hành chính của các cấp và ngành là đúng đắn và cần được ủng hộ.

>>> Xem thêm: Dân tộc là gì? Phân tích nội dung cơ bản của "Cương lĩnh dân tộc" của chủ nghĩa Mác-Lênin

icon-date
Xuất bản : 17/09/2022 - Cập nhật : 20/09/2022