logo

Trong bài thơ Mẹ có những từ ngữ và biện pháp nghệ thuật nào đặc sắc? Tác dụng của chúng là gì?

icon_facebook

Câu hỏi: Trong bài thơ Mẹ có những từ ngữ và biện pháp nghệ thuật nào đặc sắc? Tác dụng của chúng là gì?

Lời giải: 

- Hình ảnh sóng đôi “cau” và “mẹ”: Cau là loài cây đã quá gần gũi với người dân Việt Nam. Lấy hình ảnh cau để sánh đôi với hình ảnh mẹ - một tượng đài vĩ đại nhưng tất thân thuộc, nhà thơ đưa người đọc đi các cung bậc cảm xúc.

- Những hình ảnh đối lập như “Lưng mẹ còng rồi – Cau thì vẫn thẳng”, “Cau – Ngọn xanh rờn, Mẹ - đầu bạc trắng”, “Cau gần với trời – Mẹ thì gần đất” gợi nỗi xót xa khi chứng kiến sự thật nghiệt ngã. Tuổi già của mẹ khiến người con biểu lộ sự buồn rầu đến xót thương.

- Biện pháp tu từ so sánh “Một miếng cau khô – Khô gầy như mẹ”: ví von hình ảnh mẹ già như miếng cau khô gợi lên hình ảnh già nua của người mẹ. Nhà thơ bộc lộ nỗi xót xa, cay đắng, khi chứng kiến tuổi già của mẹ đang đến gần, đang tồn tại, khiến “con nâng trên tay – Không cầm được lệ”.

- Câu hỏi tu từ “Sao mẹ ta già?” thể hiện tâm trạng bần thần xót xa của người con khi thấy tuổi già của mẹ kéo đến ngày một gần. Chứng kiến mẹ ngày một gầy mòn héo hắt, con không khỏi buồn thương.

Trong bài thơ Mẹ có những từ ngữ và biện pháp nghệ thuật nào đặc sắc? Tác dụng của chúng là gì?

>>>Xem trọn bộ: Bài Mẹ SGK 7 trang 44, 45, 46 - Văn Cánh diều

icon-date
Xuất bản : 18/08/2022 - Cập nhật : 01/12/2022

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads