logo

Trong bài có sử dụng nhiều chất liệu văn hoá dân gian như thành ngữ, đồng dao, kể chuyện. Hãy tìm các dẫn chứng... | Câu 3 trang 113 Ngữ Văn 6


Soạn bài: Lao xao (soạn 3 cách)

Câu 3 (trang 113 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2)

Trong bài có sử dụng nhiều chất liệu văn hoá dân gian như thành ngữ, đồng dao, kể chuyện. Hãy tìm các dẫn chứng.

Cách cảm nhận đậm chất dân gian về các loài chim trong bài tạo nên nét đặc sắc gì và có điều gì chưa xác đáng?

Soạn cách 1

Sử dụng nhiều chất liệu dân gian như thành ngữ, đồng dao, truyện cổ tích:

- Đồng dao: Bồ các là bác chim ri,

Xỉa cá mè, đè cá chép

Nu na nu nống

Cái bống nằm trong

Con ong nằm ngoài

Chi chi chành chành

Cái đanh thổi lửa

Con ngựa chết chương

- Thành ngữ: Dây mơ, rễ má; kẻ cắp gặp bà già, lia lia láu láu như quạ dòm  chuồng lợn

- Truyện cổ tích: sự tích chim bìm bịp, chim chèo bẻo

→ Cho thấy vốn hiểu biết phong phú của tác giả, thể hiện tình yêu thương sâu sắc của tác giả dành cho quê hương

Soạn cách 2

Chất liệu văn hóa dân gian:

- Thành ngữ: Dây mơ rễ má, kẻ cắp gặp bà già.

- Đồng dao: Bồ các là bác chim ri. Chim ri là dì sáo sậu...

- Truyện cổ tích: Sự tích bìm bịp, sự tích chim chèo bẻo.

Việc sử dụng chất liệu văn hóa dân gian giúp lời kể gần gũi, tạo nên bức tranh sinh động nhiều màu sắc về thế giới các loài chim ở đồng quê. Tuy nhiên vẫn còn mang một cách nhìn mang tính định kiến về loài chim “ác”.

Soạn cách 3

 Màu sắc dân gian:

- Thành ngữ : “Kẻ cắp bà già”

- Đồng dao: “Bồ các là bác chim ri

                   Chim ri là dì sáo sậu...”

- Kể chuyện : “Câu chuyện ông sư lừa bịp chết thành chim bìm bịp.”

Cách sử dụng này mang tới cảm giác gần gũi, thân thuộc với các bạn đọc, đồng thời gửi gắm nhiều tư tưởng và định kiến.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021