logo

Trong bài 4, chân dung “cậu cai” được miêu tả như thế nào? Em có nhận xét gì về nghệ thuật châm biến của bài ca dao này? | Câu 4 trang 52 Ngữ Văn 7


Soạn bài: Những câu hát châm biếm (soạn 2 cách)

Câu 4 (trang 52 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1)

Trong bài 4, chân dung “cậu cai” được miêu tả như thế nào? Em có nhận xét gì về nghệ thuật châm biến của bài ca dao này?

Soạn cách 1

- Chân dung “cậu cai” trong bài 4 được hiện lên với nhiều chi tiết tương phản đối lập

+ Thể hiện quyền lực : Nón dấu lông gà

+ Tính cách khoe mẽ: ngón tay đeo nhẫn

+ Nhưng thực chất: áo ngắn đi mượn, quần dài đi thuê

- Nghệ thuật châm biếm trong bài ca này là:

+ Sử dụng phép tương phản đối lấp : vẻ bề ngoài ><bản chất (bên ngoài thì khoe mẽ, tỏ ra giàu có, nhưng thực chất là không có gì áo quần phải đi thuê đi mượn)

+ Với cái tên gọi “cậu cai” nghe có vẻ có quyền lực nhưng thực chất là jhông có quyền hành gì, 3 năm mới được 1 chuyến sai.

+ Nghệ thuật phóng đại: 3 năm được một chuyến sai

Cách nói châm biếm về hình ảnh tên lính cai khoe mẽ khoe khoang, thực chất là không có gì và cũng chỉ là tay sai không có quyền hành gì

Soạn cách 2

- “Cậu cai” hiện lên là người thích khoe mẽ “ngón tay đeo nhẫn” nhưng lại chỉ là người sĩ diện hão khi phải đi mượn, đi thuê đồ “áo ngắn đi mượn, quần dài đi thuê”

- Cái hay của bài ca dao là sử dụng phép đối lập (đối lập giữa vẻ bề ngoài và bản chất) để phê phán châm biếm cậu cai

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021