logo

Trình bày tính hai mặt của cạnh tranh?

icon_facebook

Câu hỏi: Trình bày tính hai mặt của cạnh tranh?

Lời giải:

Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, cạnh tranh gồm có hai mặt: Mặt tích cực và mặt hạn chế.


Mặt tích cực của cạnh tranh:

- Kích thích lực lượng sản xuất, khoa học – kĩ thuật phát triển và năng suất lao động xã hội tăng lên.

- Khai thác tối đa nguồn lực của đất nước vào dầu tư xây dựng và phát triển kinh tế thị trường.

- Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế,nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, góp phần chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.


Mặt hạn chế của cạnh tranh:

- Chạy theo lợi nhuận một cách thiếu ý thức, vi phạm  quy luật tự nhiên.

- Để giành giật khách hàng và lợi nhuận nhiều hơn, một số người không từ những thủ đoan phi pháp và bất thường.

- Đầu cơ tích trữ gây rối loạn thị trường, nâng giá lên cao gây ảnh hưởng đời sống nhân dân.

Trình bày tính hai mặt của cạnh tranh?

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về cạnh tranh nhé!


1. Cạnh tranh và nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh

a. Khái niệm cạnh tranh

Cạnh tranh là sự ganh đua, đấu tranh giữa các chủ thể kinh tế trong sản xuất , kinh doanh hàng hóa nhằm dành những điều kiện thuận lợi để thu được nhiều lợi nhuận.

b. Nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh

Sự tồn tại nhiều chủ sở hữu với tư cách là những đơn vị kinh tế độc lập, tự do sản xuất kinh doanh.

Người sản xuất, kinh doanh có điều kiện sản xuất và lợi ích khác nhau.


2. Mục đích của cạnh tranh và các loại cạnh tranh

a. Mục đích của cạnh tranh

Mục đích cuối cùng là giành lợi nhuận về mình nhiều hơn người khác.

b. Biểu hiện

- Giành nguồn nguyên liệu và các nguồn lực sản xuất khác.

- Giành ưu thế về khoa học và công nghệ.

- Giành thị trường, nơi đầu tư, các hợp đồng, các mặt đơn hàng.

- Giành ưu thế về chất lượng và giá cả hàng hóa, kể cả lắp đặt, bảo hành, sửa chữa, phương thức thanh toán,...


3. Vai trò của cạnh tranh

Cạnh tranh có vai trò đặc biệt không chỉ đối với doanh nghiệp mà còn cả người tiêu dùng và nền kinh tế

- Đối với doanh nghiệp: Cạnh tranh quyết định sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp do khả năng cạnh tranh tác động đến kết quả tiêu thụ mà kết quả tiêu thụ sản phẩm là khâu quyết định trong việc doanh nghiệp có nên sản xuất nữa hay không. Cạnh tranh là động lực cho sự phát triển của doanh nghiệp, thúc đẩy doanh nghiệp tìm ra những biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của mình. Cạnh tranh quyết định vị trí của doanh nghiệp trên thị trường thông qua thị phần của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh.

- Đối với người tiêu dùng: Nhờ có cạnh tranh giữa các doanh nghiệp mà người tiêu dùng có cơ hội nhận được những sản phẩm ngày càng phong phú và đa dạng với chất lượng và giá thành phù hợp với khả năng của họ.

- Đối với nền kinh tế: Cạnh tranh là động lực phát triển của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Cạnh tranh là biểu hiện quan trọng để phát triển lực lượng sản xuất, thúc đẩy sự phát triển của khoa học kỹ thuật. Cạnh tranh là điều kiện giáo dục tính năng động của nhà doanh nghiệp bên cạnh đó góp phần gợi mở nhu cầu mới của xã hội thông qua sự xuất hiện của các sản phẩm mới. Điều này chứng tỏ chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên cạnh tranh cũng dẫn tới sự phân hoá giàu nghèo có thể dẫn tới xu hướng độc quyền trong kinh doanh.


4. Bài tập

Câu 1: Mục đích cuối cùng của cạnh tranh là

A. Giành lợi nhuận về mình nhiều hơn người khác

B. Giành uy tín tuyệt đối cho doanh nghiệp mình

C. Gây ảnh hưởng trong xã hội

D. Phuc vụ lợi ích xã hội

Đáp án: A

Câu 2: Mục đích cuối cùng của cạnh tranh là 

A. Giành hàng hóa tối về mình 

B. Giành hợp đồng tiêu thụ hàng hóa

C. Giành lợi nhuận về mình nhiều hơn người khác

D. Giành thị trường tiêu thụ rộng lớn

Đáp án: C

Câu 3: Câu tục ngữ “Thương trường như chiến trường” phản ánh quy luật kinh tế nào dưới đây?

A. Quy luật cung cầu

B. Quy luật cạnh tranh 

C. Quy luật lưu thông tiền tệ

D. Quy luật giá trị

Đáp án: B

Câu 4: Hành vi gièm pha doanh nghiệp khác bằng cách trực tiếp đưa ra thông tin không trung thực thuộc loại cạnh tranh nào dưới đây?

A. Cạnh tranh tự do

B. Cạnh tranh lành mạnh

C. Cạnh tranh không lành mạnh 

D. Cạnh tranh không trung thực

Đáp án: C

icon-date
Xuất bản : 12/11/2021 - Cập nhật : 12/11/2021

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads