logo

Trình bày sự phát triển thần kì của kinh tế Nhật Bản


Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai

Chiến tranh thế giới lần thứ 2 kết thúc, nền kinh tế nước Nhật lâm vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng; thiếu năng lượng, lạm phát kinh tế, vấn nạn thất nghiệp…Đất nước Nhật Bản bị quân đội Mỹ chiếm đóng.

Nhiều khó khăn bao trùm Nhật Bản: thất nghiệp trầm trọng, thiếu thốn lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng, lạm phát nặng nề.


Sự phát triển thần kì của kinh tế Nhật Bản 

Từ những năm 50 đến những năm 70 của thế kỉ XX, Nhật Bản phát triển thần kì về kinh tế. Cụ thể:

a. Tốc độ phát triển kinh tế tăng nhanh

Từ 1952- 1973, tốc độ tăng tổng sản phẩm quốc dân thực tế của Nhật Bản ở mức cao nhất trong các nước tư bản. So với thời điểm năm 1950, năm 1973 giá trị tổng sản phẩm trong nước tăng hơn 20 lần, từ 20 tỷ USD lên 402 tỷ USD, vượt Anh, Pháp và CHLB Đức.

Tốc độ phát triển công nghiệp thời kỳ 1950-1960 là 15,9%; từ 1960-1969 là 13,5%. Giá trị tổng sản lượng công nghiệp tăng từ 4,1 tỷ USD năm 1950 lên 56,4 tỷ USD năm 1969.

Về nông nghiệp: Trong những năm 1967 - 1969, Nhật Bản đã cung cấp được hơn 80% nhu cầu lương thực trong nước; nghề đánh cá đứng thứ 2 trên thế giới sau Pê-ru.

b. Các ngành công nghiệp phát triển và đẩy mạnh

Những ngành công nghiệp then chốt đã tăng lên với nhịp độ nhanh. Mặc dù Nhật hầu như không có mỏ dầu, xong lại đứng đầu các nước tư bản về nhập và chế biến dầu thô. Riêng năm 1971 đã nhập tới 186 triệu tấn dầu thô; công nghiệp sản xuất thép năm 1950 là 4,8 triệu tấn, đến năm 1973 là 117 triệu tấn.

Năm 1960, ngành công nghiệp ô tô của Nhật đứng hàng thứ 6 trong thế giới tư bản và đến năm 1967 vươn lên hàng thứ 2 sau Mỹ.

Trình bày sự phát triển thần kì của kinh tế Nhật Bản

Công nghiệp đóng tàu đến những năm 1970 chiếm 50% tổng số tàu biển và có sáu trong mười nhà máy đóng tàu lớn nhất thế giới tư bản.

Sự phát triển nhanh của  một số ngành kinh tế lớn đã làm thay đổi nhanh cơ cấu ngành sản xuất của Nhật Bản. Tỷ trọng các ngành nông-lâm-ngư nghiệp giảm đi đáng kể. Thay vào đó là sự tăng trưởng trong ngành công nghiệp, dịch vụ.

Hiện nay, Nhật Bản đang là một trong những quốc gia có tốc độ phát triển kinh tế hàng đầu châu Á và thế giới, được ví như “con rồng châu Á”. Để đáp ứng nhu cầu phát triển nền kinh tế, Nhật đã và đang đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu lao động từ nhiều quốc gia trong khu vực, trong đó, Việt Nam là một trong những thị trường chủ lực.

>>> Xem thêm: Sự kiện nào được coi là "Ngọn gió thần" đối với nền kinh tế Nhật Bản?


Nguyên nhân của sự phát triển

Những nguyên nhân dẫn đến sự phát triển thần kì của nền kinh tế Nhật Bản trong những năm 70 của thế kỉ XX bao gồm:

Sự phát triển “thần kỳ” của kinh tế Nhật Bản phải để đến yếu tố đầu tiên là con người. Kế thừa nền giáo dục của thời kỳ trước, từ sau thế chiến thứ hai, Nhật đã phổ cập hệ giáo dục 9 năm. Trên cơ sở đó, người Nhật chú trọng đào tạo đội ngũ công nhân lành nghề, có đủ khả năng nắm bắt và sử dụng kỹ thuật, công nghệ mới.

- Truyền thống văn hoá, giáo dục lâu đời của người Nhật - sẵn sàng tiếp thu những giá trị tiến bộ của thế giới nhưng vẫn giữ được bản sắc dân tộc.

- Hệ thống tổ chức quản lí có hiệu quả của các xí nghiệp, công ti Nhật Bản.

- Vai trò quan trọng của Nhà nước trong việc đề ra các chiến lược phát triển, nắm bắt đúng thời cơ và sự điều tiết cần thiết để đưa nền kinh tế liên tục tăng trưởng.

- Người dân Nhật có tỷ lệ tích lũy vốn cao nhất trong những nước tư bản phát triển. Tỷ lệ tích lũy vốn thường xuyên của giai đoạn 1052-1973 khoảng 30-35% thu nhập quốc dân.

- Chi phí cho quốc phòng của Nhật Bản rất thấp nên có điều kiện tập trung vốn đầu tư cho kinh tế.

- Nhật Bản đã tận dụng tốt các yếu tố bên ngoài để phát triển kinh tế.

Từ vị trí một nước thua trận trong chiến tranh thế giới thứ 2, sau chiến tranh Nhật Bản đã khôi phục kinh tế, trở thành con Rồng của châu Á. 

---------------------------

Trên đây Top lời giải vừa Trình bày sự phát triển thần kì của kinh tế Nhật Bản và chỉ ra nguyên nhân của sự phát triển đó. Hy vọng những kiến thức này sẽ giúp ích cho các bạn học tập tốt hơn. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi!

icon-date
Xuất bản : 06/06/2022 - Cập nhật : 26/09/2023