logo

Trình bày nguyên lý làm việc của động cơ xăng 4 kì

Câu trả lời đúng nhất: Nguyên lí làm việc của động cơ xăng 4 kì gồm các kỳ: Kì 1: Nạp à Kì 2: Nén  à Kì 3: Cháy - Dãn nở và Kì 4: Thải. Chi tiết nguyên lý được diễn ra như sau: Pittong đi từ điểm chết trên xuống điểm chết dưới, xupáp nạp mở, xupáp thải đóng, Pittong được trục khuỷu dẫn động đi xuống. Do sự chênh lệch áp suất giữa bên trong và bên ngoài xilanh nên hòa khí được nạp vào xilanh động cơ. Tiếp đến Pittông đi từ động cơ dưới lên động cơ trên nhờ trục khuỷu dẫn động, cả hai xupáp đều đóng. Pittong được trục khuỷu dẫn động đi lên. Cuối kì nén bugi bật tia lửa điện châm cháy hòa khí. Pít-tông đi từ động cơ trên xuống động cơ dưới, hai xupáp đều đóng.Trong điều kiện áp suất và nhiệt độ trong xilanh cao, hòa khí tự bốc cháy tạo ra áp suất cao đẩy pít-tông đi xuống, qua thanh truyền làm trục khuỷu quay và sinh công. Pittông đi từ động cơ dưới lên động cơ trên nhờ trục khuỷu dẫn động, xupáp nạp đóng, xupáp thải mở. Do sự chênh lệch áp suất giữa bên trong và bên ngoài xilanh nên không khí được thải ra cửa thải.

Để trình bày nguyên lý làm việc của động cơ xăng 4 kì một cách chi tiết hơn mời bạn cùng Top lời giải đến với nội dung sau đây!


1. Động cơ xăng 4 kỳ là gì?

- Động cơ 4 kì là loại động cơ mà một chu trình làm việc được thực hiện trong bốn hành trình của pit-tông.

- Động cơ xăng 4 kỳ hiểu đơn giản là một loại động cơ đốt trong, sử dụng nhiệt đốt cháy hỗn hợp khí và nhiên liệu, chuyển hóa thành năng lượng hoạt động cho động cơ ô tô.


2. Cấu tạo của động cơ xăng 4 kỳ

Động cơ xăng 4 kì có cấu tạo thành 14 bộ phận khác nhau, đảm nhận những chức năng riêng có ý nghĩa quan trọng với chiếc ô tô bao gồm: Lọc không khí, ống nạp, Xupap nạp, Xupat xả (còn gọi là van xả và van nạp), ống xả, bình giảm thanh, nắp xilanh, Xilanh, Pit -tong, Xecmang, thanh truyền, trục khủyu, cacte, bugi.

Trước khi xem các bộ phận này hoạt động ra sao, liên kết như thế nào thì hãy cùng tìm hiểu một số thuật ngữ cơ bản liên quan đến động cơ 4 kì sau đây:

Điểm chết: Được xác định là vị trí cuối cùng của pit -tong trong xilanh. Tại điểm chết mọi hoạt động ngưng trệ, pit – tong lại bắt đầu đổi chiều hoạt động, tạo một chu trình khép kín, tuần hoàn, quay quanh trục khủy mới. Trong xi lanh có 2 điểm chết là điểm chết trên ( ĐCT ) và điểm chết dưới ( ĐCD) của pit – tong.

Trình bày nguyên lý làm việc của động cơ xăng 4 kì

Pitong: Là một bộ phận quan trọng của động cơ, theo đó Pit -tong giữ vai trò trong việc tiếp nhận áp suất do sự giãn nở của khí cháy rồi truyền lực cho trục khuỷu để sinh công trong quá trình nổ và nhận lực từ trục khuỷu để thực hiện các quá trình khác theo nguyên lý hoạt động của động cơ xăng 4 kì.

Xi lanh: Đây là khái niệm khá quen thuộc với nhều người, theo đó xilanh là một bộ phận giữ vai trò quan trọng của động cơ, nó là vật thể chứa pit –tong, để thực hiện quá trình di chuyển sinh công.

Bugi: Bộ phận này giúp Bộ phận này giúp đánh lửa đốt cháy hòa khí trong động cơ.

 Trục khuỷu: Trục khuỷu là bộ phận có khả năng chuyển đổi chuyển động tịnh tiến sang chuyển động quay.

 Thanh truyền: Một thanh kết nối chuyển chuyển động từ piston sang trục khuỷu hoạt động như một cánh tay đòn.


3. Trình bày nguyên lý làm việc của động cơ xăng 4 kì

Nguyên lí làm việc của động cơ xăng 4 kì gồm các kỳ: Kì 1: Nạp à Kì 2: Nén  à Kì 3: Cháy - Dãn nở và Kì 4: Thải.  Chi tiết nguyên lý được diễn ra như sau:

a. Kì 1: Nạp

Trình bày nguyên lý làm việc của động cơ xăng 4 kì

- Pittông đi từ ĐCT xuống ĐCD, xupáp nạp mở hoà khí (hỗn hợp gồm xăng và không khí). Hoà khí này được tạo bởi bộ chế hoà khí lắp trên đường ống nạp, xupáp thải đóng.

- Pit-tông được trục khuỷu dẫn động đi xuống, áp suất trong xilanh giảm, không khí trong đường ống nạp sẽ qua cửa nạp đi vào xilanh nhờ chênh lệch áp suất.

b. Kì 2: Nén

- Pittông đi từ ĐCD lên ĐCT, hai xupap đều đóng.

- Pit-tông được trục khuỷu dẫn động đi lên làm thể tích xilanh giảm nên áp suất và nhiệt độ của khí trong xilanh tăng.

- Cuối kì nén xăng Bugi bật tia lửa điện để châm cháy hòa khí..

c. Kì 3: Cháy - Dãn nở

-  Đây là sự khởi đầu của vòng quay thứ hai của động cơ 4 kỳ.

- Tại thời điểm này, trục khuỷu đã hoàn thành một vòng quay 360o đầy đủ. Trong khi pít-tông ở ĐCT (cuối hành trình nén), hỗn hợp khí nén/ nhiên liệu được đánh lửa bằng bugi (trong động cơ xăng) hoặc bằng nhiệt sinh ra bởi độ nén cao (trong động cơ diesel), đẩy pít-tông xuống ĐCD.

- Hành trình này tạo ra công cơ học từ động cơ để làm quay trục khuỷu.

d. Kì 4: Thải

- Trong quá trình xả , một lần nữa, pít-tông sẽ quay trở lại từ động cơ trên đến động cơ dưới trong khi van xả mở. Hành động này đẩy hỗn hợp không khí, nhiên liệu đã được đốt cháy qua van xả.

Bốn kì Nạp, Nén, Nổ, Xả được hoàn tất và động cơ lại tiếp tục chu trình mới.

Trong chu trình làm việc của động cơ 4 kỳ thì kỳ cháy dãn nở là kỳ duy nhất sinh công, các kỳ còn lại là các kỳ tiêu tốn công đã sinh ra.

Để nạp được nhiều hơn và thải được sạch hơn thì các xupáp được bố trí mở sớm hơn và đóng muộn hơn.

--------------------------

Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn trình bày nguyên lí làm việc của động cơ xăng 4 kì. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này, chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 14/06/2022 - Cập nhật : 14/06/2022