logo

Trình bày mục đích của các công việc trong làm đất trồng cây

Câu hỏi: Trình bày mục đích của các công việc trong làm đất trồng cây

Trả lời: 

Làm đất trồng cây bao gồm ba công việc chính như sau: cày đất, bừa/ đập đất, lên luống. Mỗi công việc sẽ có những mục đích khác nhau.
- Cày đất:

+ Làm tăng bề dày lớp đất trồng.

+ Chôn vùi cỏ dại.

+ Làm cho đất tơi xốp và thoáng khí.

- Bừa/ đập đất:

+ Làm nhỏ đất.

+ Thu gom cỏ dại trong ruộng. 

+ Trộn đều phân bón.

+ San phẳng mặt ruộng.

- Lên luống:

+ Thuận lợi cho việc chăm sóc cây trồng.

+ Chống ngập úng.

+ Tạo tầng đất dày cho cây sinh trưởng, phát triển.

* Tầm quan trọng của đất đối với nông nghiệp

Đất là thành phần không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta. Đất là nơi neo đậu cho rễ, giữ nước và các chất dinh dưỡng. Đất là nơi sinh sống của vô số sinh vật cố định ni tơ và phân hủy các chất hữu cơ. Là nơi sinh sống của các loài động vật như giun đất và mối,…

Đất đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái của Trái Đất. Nếu không có đất cuộc sống của con người rất khó khăn. Đất cung cấp dinh dưỡng thiết yếu, nước, oxy và hỗ trợ cho rễ tất cả các yếu tố có lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của cây để sản xuất thực phẩm. Đất chứa một lượng lớn các vi sinh vật đa dạng. Giúp cải thiện cấu trúc đất, chuyển hóa các chất dinh dưỡng cần thiết, giúp kiểm soát cỏ dại, sâu bệnh hại cây trồng.

Trình bày mục đích của các công việc trong làm đất trồng cây.

* Vai trò của vi sinh vật đất trong canh tác nông nghiệp

Với số lượng, sự đa dạng và mật độ phân bố rộng rãi trong đất nên vi sinh vật có những vai trò hết sức quan trọng.

- Cải thiện cấu trúc đất: khi bón vào đất những chất như Cellulose và Protein thì kết cấu của đất được cải thiện. Đó là do vi sinh vật phân giải xenluloza và protein đã phát triển mạnh mẽ, các sản phẩm phân giải của chúng và các chất tiết trong quá trình sống của chúng đã liên kết các hạt đất với nhau tạo nên cấu trúc đất.

- Chuyển hóa dinh dưỡng: Trong phân bón cung cấp cho cây trồng: Khi ta bón các loại phân hữu cơ và vô cơ vào đất, phân tác dụng nhanh hay chậm đến cây trồng là nhờ hoạt động của vi sinh vật. Vi sinh vật phân giải hữu cơ thành dạng vô cơ cho cây trồng hấp thụ, biến dạng vô cơ khó tiêu thành dễ tiêu.

- Sinh tổng hợp dinh dưỡng cho cây trồng: Vi sinh vật sống trong vùng rễ có quan hệ mật thiết với cây, chúng sử dụng những chất tiết của cây làm chất dinh dưỡng, đồng thời cung cấp chất dinh dưỡng cho cây qua quá trình hoạt động phân giải của mình. Vi sinh vật còn tiết ra các vitamin và chất sinh trưởng có lợi đối với cây trồng.

- Phân giải các chất hữu cơ trong đất: Các hệ vi sinh vật đất có khả năng phân giải các chất hữu cơ trong đất như cellulose, lignin,… để tạo nên các chất khoáng, mùn bổ sung cho đất.

- Tổng hợp acid humic: Hoạt động của vi sinh vật, nhất là nhóm hiếu khí đã hình thành nên một thành phần của mùn là acid humic. Acid humic cùng với các acid mùn khác có tác dụng kích thích sự phát triển của hệ rễ để hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn, cây sinh trưởng phát triển mạnh hơn. Nếu được hấp thu trực tiếp qua lá chúng sẽ giúp tăng cường sự quang hợp của cây do kích thích sự hoạt động của các enzyme tham gia trong quá trình quang hợp. Cường độ quang hợp mạnh cây sẽ sinh trưởng nhanh. Ngoài ra acid humic còn làm tăng sức đề kháng của cây với sâu bệnh và các điều kiện bất lợi như nóng, rét, hạn, úng, chua phèn.

- Chuyển hóa các hợp chất khó tan: Các vi sinh vật đất có khả năng chuyển hóa các hợp chất khó tan thành chất dễ tan giúp cây trồng hấp thụ dễ dàng như lân.

- Giải phóng các chất khoáng: Các vi sinh vật đất có khả năng giải phóng các chất khoáng bị giữ chặt trong đất thành dạng cây hấp thụ dễ dàng: lưu huỳnh, sắt, Kali…

- Cố định Nitơ: Vi sinh vật cố định nitơ trong không khí thành đạm sinh học. 

>>> Xem trọn bộ: Soạn Công nghệ 7 Bài 2: Làm đất trồng cây - Kết nối tri thức

icon-date
Xuất bản : 08/09/2022 - Cập nhật : 09/09/2022