Đáp án cho câu hỏi Trình bày mối quan hệ giai cấp và dân tộc trong giai đoạn hiện nay. Đấu tranh giai cấp với phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc trong giai đoạn hiện nay chính xác, dễ hiểu nhất.
Câu hỏi: Trình bày mối quan hệ giai cấp và dân tộc trong giai đoạn hiện nay. Đấu tranh giai cấp với phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc trong giai đoạn hiện nay.
Trả lời:
3.1. Mối quan hệ giai cấp và dân tộc trong giai đoạn hiện nay
Trong thời đại hiện nay vấn đề quan hệ giai cấp và dân tộc có nhiều biểu hiện phức tạp.
- Nội dung vấn đề giai cấp hiện nay là quan hệ chặt chẽ với vấn đề dân tộc độc lập, thực chất là đấu tranh giải phóng dân tộc khỏi sự áp bức, bóc lột của chủ nghĩa đế quốc, của các tập đoàn tư bản lớn. Ngược lại, vấn đề dân tộc, xây dựng mối quan hệ bình đẳng giữa các dân tộc, phong trào giải phóng dân tộc tác động mạnh mẽ đến cuộc đấu tranh giai cấp công nhân thế giới, vì sự nghiệp giải phóng người lao động, xây dựng CNXH.
- Trong thời đại ngày nay, vai trò nhân tố dân tộc trong sự nghiệp phát triển xã hội nói chung và trong quan hệ với vấn đề giai cấp, vận động theo hai hướng:
+ Một là, xu hướng giảm tương đối vai trò nhân tố dân tộc và sự khác biệt giữa các dân tộc, tăng sự phụ thuộc lẫn nhau, sự giao lưu giữa các dân tộc. Mặt tích cực của xu hướng này là mở rộng sự hợp tác quốc tế về kinh tế, văn hóa giữa các dân tộc, thúc đẩy sự hỗ trợ nhau phát triển; còn mặt tiêu cực của nó là tư tưởng coi thường bản sắc văn hóa dân tộc, xem thường yêu cầu độc lập, chủ quyền dân tộc và trong điều kiện hiện nay dễ dàng áp đặt “giá trj phương Tây” lên các dân tộc khác.
+ Hai là, Xu hướng khẳng định và tăng cường nhân tố dân tộc, bản sắc của các dân tộc. Mặt tích cực của xu hướng này là coi trọng độc lập dân tộc, thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc dân tộc phát triển, thúc đẩy chủ nghĩa yêu nước; còn mặt tiêu cực của nó là dễ rơi vào chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, cực đoan, chủ nghĩa bài ngoại... Do vậy, cần khẳng định mặt tích cực và đấu tranh chống lại các yếu tố tiêu cực trong cả hai xu hướng trên.
Tóm lại, trong giai đoạn hiện nay, quan hệ giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp có nhiều biểu hiện phức tạp. Để giải quyết đúng đắn mối quan hệ này, các đảng của giai cấp công nhân cần nắm vững quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, hiểu rõ xu hướng vận động của nhân tố dân tộc trong sự phát triển xã hội để vận dụng vào điều kiện cụ thể cho thích hợp, bảo vệ lợi ích chân chính của dân tộc và giai cấp công nhân, của nhân dân lao động.
3.2. Đấu tranh giai cấp với phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc trong giai đoạn hiện nay
C.Mác và Ăngghen tiếp cận giai cấp và đấu tranh giai cấp dưới góc độ kinh tế nghĩa là gắn với một phương thức sản xuất nhất định, hiện tượng kinh tế xã hội nhất định.
Định nghĩa giai cấp: giai cấp là những tập đoàn người khác về địa vị trong một phương thức sản xuất nhất định cụ thể thể hiện ở ba ý:
- Khác về địa vị đối với sở hữu tư liệu sản xuất.
- Khác về địa vị tổ chức lao động sản xuất.
- Khác về địa vị phân phối của cải của xã hội.
Thực chất của quan hệ giai cấp bóc lột và giai cấp bị bóc lột là giai cấp của tập này bóc lột giai cấp của tập đoàn kia. Định nghĩa đấu tranh giai cấp: đấu tranh giai cấp là đấu tranh giữa giai cấp này với giai cấp khác do khác về địa vị, có lợi ích khác nhau của một tập đoàn người. Đấu tranh giai cấp là đấu trạnh giữa các giai cấp có lợi ích cơ bản đối lập nhau trong cùng một hình thái kinh tế xã hội nhất định. Ví dụ: tầng lớp nô lệ mâu thuẫn với chủ nô, giai cấp nông dân mâu thuẫn với địa chủ. Nội dung đấu tranh giai cấp với kết hợp sức mạnh của đại đoàn kết đại dân tôc trong giai đoạn hiện nay:
Do kết cấu giai cấp và quan hệ giai cấp trong thời kỳ quá độ ở Việt Nam thay đổi, nên nội dung và hình thức đấu tranh giai cấp cũng không giống như trước đây khi giai cấp công nhân và nhân dân lao động chưa giành được chính quyền. Chính vì vậy, Đảng ta đã chủ trương phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc vì:
- Đại đoàn kết toàn dân tộc là truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và dân tộc ta. Đây cũng chính là tư tưởng cốt lõi, cơ bản, chiến lược trong tư tưởng Hồ Chí Minh.
- Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời cũng đã vươn cao ngọn cờ đại đoàn kết dân tộc, lực lượng cách mạng là toàn dân.
- Đường lối Đảng Cộng sản trong giai đoạn hiện nay là đấu tranh nhằm thực hiện mục tiêu cách mạng, xây dựng nước ta thành nước dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, mà cơ bản là phải phát triển mạnh mẽ nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa và truyền thống của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, chống lại các thế lực thù địch âm mưu phá hoại độc lập và chủ nghĩa xã hội ở nước ta, xây dựng vững chắc Tổ quốc Việt Nam.
Để thực thực hiện được nó đòi hỏi phải xem cái mục tiêu ấy, con đường ấy là mẫu số chung, điều tương đồng là cơ sở khách quan cho phép phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc để thể hiện chính mục tiêu ấy. Đường lối đó đặt ra yêu cầu khách quan tập hợp sức mạnh toàn dân, xem nó là động lực chủ yếu để phát triển đất nước.
Tuy nhiên, vấn đề giai cấp và đấu tranh gia cấp cần phải được hiểu cho đúng, đây là một vấn đề kinh tế xã hội khách quan không phụ thuộc vào ý chí của bất kỳ giai cấp nào, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào thì nó cũng tồn tại; đấu tranh giai cấp của nước ta trong giai đoạn hiện nay trong những điều kiện mới, nội dung mới và hình thức mới. Nếu nhận thức đúng thì nó sẽ phát huy khối đại đoàn kết toàn dân tộc và thống nhất với nhau mà không có mâu thuẫn. ./.
Đại đoàn kết toàn dân tộc là một giá trị tinh thần to lớn, một truyền thống quý báu của dân tộc ta. Sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc thời kỳ mới có thành công hay không phụ thuộc vào nhiều nhân tố nhưng trước hết là phụ thuộc vào việc phát huy được hay không vai trò của khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Hiện nay và cả trong thời kỳ quá độ ở nước ta còn tồn tại một cách khách quan các giai cấp và đấu tranh giai cấp, không thể xóa nhòa ranh giới giữa các giai cấp, không thể phủ nhận đấu tranh giai cấp. Tuy nhiên, trong thời đại ngày nay, lợi ích cơ bản lâu dài của các giai cấp thống nhất vói lợi ích dân tộc, cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh giữa hai con đường vẫn còn nhưng gắn với cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc, chống nghèo nàn lạc hậu, khắc phục tình trạng đói nghèo, chậm phát triển.
Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, quan hệ giữa giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức, nhất là trong quan hệ lợi ích kinh tế, có một số vấn đề nảy sinh, ảnh hưởng không nhỏ tới việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Đó là tình trạng mâu thuẫn, tranh chấp ở những lợi ích cục bộ, lợi ích trước mắt, dẫn đến thái độ thiếu hợp tác, nhất trí trong sản xuất và các hoạt động xã hội chung. Tuy nhiên, trong điều kiện của thời kỳ quá độ ở nước ta, do có Nhà nước chuyên chính vô sản dưới sự lãnh đạo của Đảng nên mâu thuẫn giữa công nhân và tầng lớp tư sản là mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân. Ở nước ta tầng lớp tư sản không có công cụ để thực hiện sự thống trị về chính trị và kinh tế. Giai cấp công nhân dù làm việc trong doanh nghiệp tư bản tư nhân nhưng được sự bảo vệ của Nhà nước chuyên chính vô sản. Tầng lớp tư sản có vai trò tích cực trong sự phát triển kinh tế, có khả năng tham gia vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Như vậy, quan hệ giữa giai cấp công nhân, nhân dân lao động với tầng lớp tư sản là quan hệ vừa đấu tranh vừa hợp tác. Đấu tranh giai cấp trong thời kỳ quá độ là đấu tranh nhằm thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Để đạt được mục tiêu đó, đòi hỏi phải sử dụng nhiều hình thức đấu tranh khác nhau, vừa mềm dẻo, vừa kiên quyết, bao gồm cả giáo dục tuyên truyền, vận động, cả hành chính lẫn những biện pháp bạo lực trấn áp. Phải tập hợp được đông đảo quần chúng nhân dân lao động và các lực lượng xã hội ủng hộ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trong mặt trận dân tộc thống nhất, phải phát huy được sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, dưới sự lãnh đạo của Đảng chống lại các thế lực thù địch và phát triển đất nước.
Trong những năm qua, sự đoàn kết, thống nhất giữa giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức đã tạo ra những chuyển biến mạnh mẽ cho sự phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Từ đại hội IX, Đảng ta ít nói đến giai cấp và đấu tranh giai cấp mà nói nhiều đến sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Đại hội IX của Đảng khẳng định: “Động lực chủ yếu để phát triển đất nước là đại đoàn kết toàn dân trên cơ sở liên minh giữa công nhân, nông dân và trí thức do Đảng lãnh đạo, kết hợp hài hoà các lợi ích cá nhân, tập thể và xã hội, phát huy mọi tiềm năng và nguồn lực của các thành phần kinh tế, của toàn xã hội”. Trên tinh thần ấy, tại Đại hội lần thứ X, Đảng ta tiếp tục khẳng định: “Đại đoàn kết toàn dân tộc trên nền tảng liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức, dưới sự lãnh đạo của Đảng là đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam; là nguồn sức mạnh, động lực chủ yếu và là nhân tố có ý nghĩa quyết định bảo đảm thắng lợi bền vững của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Đại hội XI tiếp tục nhấn mạnh: “Đại đoàn kết toàn dân tộc là đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam; là nguồn sức mạnh, động lực chủ yếu và là nhân tố có ý nghĩa quyết định bảo đảm thắng lợi của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
Như vậy, đại đoàn kết toàn dân tộc là đường lối chiến lược của cách mạng vì mục tiêu chung của dân tộc chứ không nhằm phục vụ cho lợi ích của riêng một giai cấp, tầng lớp nào. Đối tượng đoàn kết rất rộng rãi, bao gồm tất cả những người Việt Nam tán thành mục tiêu chung, nguyện vọng, ý chí của dân tộc, củng cố và phát triển sâu rộng khối đại đoàn kết toàn dân tộc nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp vào sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc.
Bên cạnh đó, nền tảng của khối đại đoàn kết toàn dân tộc là liên minh giữa giai cấp công dân, nông dân và đội ngũ trí thức, dưới sự lãnh đạo của Đảng. Giữa giai cấp công dân, nông dân và đội ngũ trí thức có lợi ích cơ bản thống nhất với nhau và thống nhất với lợi ích của toàn dân tộc. Do vậy, sự vững chắc của liên minh này là cơ sở của khối đại đoàn kết toàn dân tộc và của cả hệ thống chính trị. Trên cơ sở liên minh này, Đảng ta đề ra nhiệm vụ quan tâm giáo dục, đào tạo bồi dưỡng, phát triển giai cấp công nhân cả về số lượng và chất lượng; xây dựng, phát huy vai trò của giai cấp nông dân; xây dựng đội ngũ trí thức lớn mạnh, có chất lượng cao; tạo điều kiện xây dựng, phát triển đội ngũ doanh nhân lớn mạnh, có đạo đức và trách nhiệm xã hội cao,...
Mặc khác, thực hiện đoàn kết toàn dân tộc trên cơ sở những điểm tương đồng của các giai cấp, tầng lớp nhân dân trong xã hội. Kế thừa tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết toàn dân tộc, Đảng ta cho rằng cần phát huy những yếu tố tương đồng, cố gắng tìm ra mẫu số chung của tất cả các giai cấp, tầng lớp; quy tụ sức mạnh của tất cả các bộ phận cấu thành dân tộc ta. Trong thời kỳ hiện nay, đại đoàn kết toàn dân tộc “lấy mục tiêu xây dựng một nước Việt nam hòa bình, độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh làm điểm tương đồng; xóa bỏ mặc cảm, định kiến về quá khứ, thành phần giai cấp, chấp nhận những điểm khác nhau không trái với lợi ích chung của dân tộc; đề cao tinh thần dân tộc, truyền thống nhân nghĩa, khoan dung,… để tập hợp, đoàn kết mọi người vào mặt trận chung, tăng cường đồng thuận xã hội”. Đây chính là điểm tương đồng, cơ sở khách quan cho phép chúng ta phát huy khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Đoàn kết toàn dân không có nghĩa là loại trừ đấu tranh gai cấp, mà cần đấu tranh giai cấp đúng qui luật, phục vụ mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, vì hạnh phúc của nhân dân. Chính mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội đáp ứng lợi ích chung của mọi tầng lớp, mọi thành viên trong cộng đồng dân tộc, nên đấu tranh giai cấp ở nước ta không mâu thuận với đại đòan kết toàn dân, không những thế còn cũng cố vững chắc hơn khối đại đoàn kết toàn dân.