logo

Trình bày đặc điểm các đới thiên nhiên ở Châu Á

icon_facebook

Câu hỏi: Trình bày đặc điểm các đới thiên nhiên ở Châu Á

Câu trả lời chính xác nhất: Đặc điểm các đới thiên nhiên ở châu Á

Đới lạnh có khí hậu cực và cận cực, lạnh giá khắc nghiệt, phân bố ở một dải hẹp phía bắc; thực vật nghèo thành phần loài, chủ yếu là rêu và địa y, không có cây thân gỗ. Động vật là các loài chịu được lạnh hoặc loài di cư.

Đới ôn hoà chiếm diện tích rộng lớn, có sự phân hoá từ bắc xuống nam, từ đông sang tây. Vùng Xi-bia rộng lớn ở phía bắc có khí hậu ôn đới lục địa, lạnh, khô về mùa đông, rừng lá kim (hay rừng tai-ga) có diện tích rất rộng, phân bố chủ yếu ở đồng bằng Tây Xi-bia, sơn nguyên Trung Xi-bia và một phần ở Đông Xi-bia. Hệ động vật tương đối phong phú.

Đới nóng chủ yếu có khí hậu nhiệt đới gió mùa và khí hậu xích đạo. Rừng cận nhiệt ở Đông Á và rừng nhiệt đới ẩm ở Đông Nam Á và Nam Á là các loại rừng giàu bậc nhất thế giới. Trong rừng có nhiều loại gỗ tốt, nhiều động vật quý hiếm.

Ngày nay, trừ rừng lá kim, đa số các cảnh quan rừng, xavan và thảo nguyên đã bị con người khai phá, biến thành đất nông nghiệp, các khu dân cư và khu công nghiệp.

Các bạn hãy cùng đến với bài mở rộng về châu Á cũng như các đới thiên nhiên ở châu Á cùng Top lời giải ngay bây giờ nhé.


1. Vị trí địa lý Châu Á

Trình bày đặc điểm các đới thiên nhiên ở Châu Á

Tên các châu lục và đại dương mà châu Á tiếp giáp là:

Châu Á tiếp giáp với các châu lục: Châu Phi, Châu Âu

Châu Á tiếp giáp với các đại dương: Bắc Băng Dương, Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.

Về kích thước:

+ Phần đất liền: Điểm cực Bắc là 77°44′ B, điểm cực Nam là 1°16’B.

+ Châu Á là châu lục rộng nhất thế giới. Diện tích phần đất liền khoảng 41,5 triệu km2, nếu tính cả diện tích các đạo phụ thuộc thì rộng khoảng 44,4 triệu km2 ; chiều dài từ bắc đến nam là 8500 km, chiều rộng từ tây sang đông nơi lãnh thổ rộng nhất là 9200 km.

Quá trình phát triển lâu dài của đại lục Á-Âu nói chung và châu Á nói riêng cùng với cấu trúc địa chất phức tạp làm cho địa hình của châu Á rất đa dạng.

Một số đặc điểm chính của địa hình châu Á là: bề mặt bị chia cắt thẳng đứng; các dãy núi của Châu Á chạy theo nhiều hướng khác nhau trong đó có hai hướng chính là Đông Bắc-Tây Nam.

Ý nghĩa của vị trí và kích thước tới khí hậu: Do lãnh thổ trải dài từ vùng cực Bắc tới Xích đạo làm cho lượng bức xạ mặt trời phân bố không đều nên châu Á có nhiều đới khí hậu. Lãnh thổ rộng lớn, ảnh hưởng của biển và bức chắn địa hình của các dãy núi, sơn nguyên đã làm cho khí hậu châu Á có sự phân hóa.


2. Đặc điểm địa hình và khoáng sản châu Á

a. Đặc điểm địa hình châu Á

- Có nhiều hệ thống núi, sơn nguyên cao, đồ sộ tập trung ở trung tâm.

+ Các dãy núi chạy theo 2 hướng chính: đông - tây/gần đông - tây, bắc - nam/gần bắc - nam => Địa hình chia cắt phức tạp.

+ Trên các núi cao có băng hà bao phủ quanh năm.

- Nhiều đồng bằng rộng lớn: ĐB. Tây Xibia, ĐB. Hoa Bắc, ĐB. Ấn Hằng,...

b. Khoáng sản của châu Á

- Khoáng sản của Châu Á tuy chưa được khai thác đầy đủ song rất phong phú và có số lượng lớn.

- Các khu vực nền cổ là nơi tập trung nhiều sắt, mangan, bôxit, vàng và một số kim loại quý hiếm. Ví dụ: các mỏ sắt lớn ở Ấn Độ, Đông Bắc Trung Quốc, Triều Tiên, Trung Siberi và vùng nền Nga.

- Các vùng than có trữ lượng lớn gọi là bồn địa than, có nhiều ở Trung Quốc, Ấn Độ, Mông Cổ và Trung Siberi thuộc Nga. Các mỏ dầu và khí đốt tập trung nhiều ở đồng bằng Tây Siberi, vùng Trung Á, đảo Sakhalin và Nhật Bản. Ở Trung Quốc, dầu khí tập trung ở các vùng bồn địa Tarim, Xaidam, Dungari, Tứ Xuyên và cao nguyên Gobi...

Ý nghĩa của tài nguyên khoáng sản đối với với các nước châu Á:

+ Tài nguyên khoáng sản phong phú là cơ sở cho sự phát triển các ngành khai thác, chế biến và xuất khẩu.

+ Cung cấp nguyên vật liệu cần thiết cho công nghiệp luyện kim, sản xuất ô tô.

+ Trong quá trình khai thác cần chú ý sử dụng tiết kiệm và hiệu quả.


3. Khí hậu và cảnh quan sông ngòi của châu Á

Trình bày đặc điểm các đới thiên nhiên ở Châu Á

a. Khí hậu của châu Á

- Khí hậu của châu Á đa dạng và mang tính lục địa cao do kích thước với cấu tạo cấu trúc phức tạp, thể hiện rõ nhất là kiểu khí hậu gió mùa và lục địa:

Kiểu khí hậu gió mùa: kiểu khí hậy này cũng rất đa dạng, nó gồm gió mùa nhiệt đới ở Đông Nam Á và Nam Á; gió mùa cận nhiệt đới và ôn đới ở Đông Á. Chính vì vậy tại những vùng này khí hậu sẽ nóng ẩm, mưa nhiều vào mùa hè nhưng lại khô lạnh và ít mưa vào mùa đông. Trên bản đồ châu Á nó được tô màu xanh để phân biệt với các kiểu khí hậu khác.

Kiểu khí hậu lục địa: kiểu khí hậu này hiện đang là chủ yếu và chiếm diện tích lớn tại vùng nội địa và Tây Nam Á, chính vì kiểu khí hậu này mà mùa hè khô và rất nóng dẫn đến tạo điều kiện cho hoang mạc phát triển nhưng tại đây lại rất khô và lạnh vào mùa đông.

Trên bản đồ châu Á, mỗi kiểu khí hậu được sử dụng những màu sắc khác nhau, giúp cho người sử dụng phân biệt được khí hậu từng vùng miền, con người dựa vào khí hậu của từng vùng miền để có thể sản xuất nông nghiệp cho phù hợp với điều kiện khí hậu thời tiết và địa hình của từng nơi.

b. Sông ngòi châu Á

+ Mạng lưới sông ngòi khá phát triển với nhiều hệ thống sông lớn, tuy nhiên phân bố không đều và chế độ nước phức tạp.

+ Khu vực bắc Á: mạng lưới sông dày, sông thường bị đóng băng vào mùa đông, mưa lũ vào mùa xuân.

+ Khu vực Đông Á, Nam Á, Đông Nam Á: mạng lưới sông ngòi dày, nhiều sông lớn, mùa lũ trùng với mùa khô, mùa cạn trùng với mùa khô.

+ Tây Nam Á, Trung Á: mạng lưới sông ngòi kém phát triển.

+ Các hồ lớn như hồ Ca-xpi, Bai-can, A-ran... được hình thành từ đứt gãy hoặc miệng núi lửa.

+ Tên một số sông lớn ở châu Á: I-ê-nít-xây, Hoàng Hà, Trường Giang, Mê Kông, Ấn, Hằng,...

+  Ý nghĩa của các con sông đối với đời sống, sản xuất và bảo vệ tự nhiên:

+ Cái nôi hình thành một số nền văn minh như sông Hoàng Hà, sông Ấn, sông Hằng,...

+ Ngày nay, có vai trò vô cùng quan trọng trong giao thông, thuỷ điện, cung cấp nước cho sản xuất, sinh hoạt, du lịch, đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản.


4. Đặc điểm các đới thiên nhiên châu Á

Đới lạnh có khí hậu cực và cận cực, lạnh giá khắc nghiệt, phân bố ở một dải hẹp phía bắc; thực vật nghèo thành phần loài, chủ yếu là rêu và địa y, không có cây thân gỗ. Động vật là các loài chịu được lạnh hoặc loài di cư.

Đới ôn hoà chiếm diện tích rộng lớn, có sự phân hoá từ bắc xuống nam, từ đông sang tây. Vùng Xi-bia rộng lớn ở phía bắc có khí hậu ôn đới lục địa, lạnh, khô về mùa đông, rừng lá kim (hay rừng tai-ga) có diện tích rất rộng, phân bố chủ yếu ở đồng bằng Tây Xi-bia, sơn nguyên Trung Xi-bia và một phần ở Đông Xi-bia. Hệ động vật tương đối phong phú.

Đới nóng chủ yếu có khí hậu nhiệt đới gió mùa và khí hậu xích đạo. Rừng cận nhiệt ở Đông Á và rừng nhiệt đới ẩm ở Đông Nam Á và Nam Á là các loại rừng giàu bậc nhất thế giới. Trong rừng có nhiều loại gỗ tốt, nhiều động vật quý hiếm.

Ngày nay, trừ rừng lá kim, đa số các cảnh quan rừng, xavan và thảo nguyên đã bị con người khai phá, biến thành đất nông nghiệp, các khu dân cư và khu công nghiệp.

------------------------------

Trên đây Top lời giải đã trình bày cho các bạn đặc điểm các đới thiên nhiên châu Á và cung cấp thêm cho các bạn một số kiến thức về châu Á. Chúc các bạn học tốt.

icon-date
Xuất bản : 28/06/2022 - Cập nhật : 18/09/2022

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads