logo

Nêu đặc điểm tự nhiên của khu vực Trung Á

icon_facebook

Câu hỏi: Nêu đặc điểm tự nhiên của khu vực Trung Á

Câu trả lời chính xác nhất: Đặc điểm tự nhiên của khu vực Trung Á

Trung Á là khu vực duy nhất của châu Á không tiếp giáp với đại dương. Diện tích khu vực rộng hơn 4 triệu km2.

Địa hình: thấp dần từ đông sang tây, phía đông là miền núi cao Pa-mia Thiên Sơn và An-tai; phía tây là các cao nguyên và đồng bằng kéo dài tới hồ Ca-xpi; ở trung tâm là hồ A-ran.

Tài nguyên: Trung Á có nhiều khoáng sản: dầu mỏ, than đá, sắt và nhiều kim loại màu khác.

Khí hậu: Trung Á có khí hậu ôn đới lục địa. Lượng mưa rất thấp, chỉ vào khoảng 300 – 400 mm/năm. Nơi mưa nhiều nhất không quá 600 mm/năm.

Sông ngòi: Hai con sông lớn nhất của khu vực là Xưa Đa-ri-a và A-mu Đa-ri-a đều đổ vào hồ A-ran.

Cảnh quan tự nhiên chủ yếu là thảo nguyên, bán hoang mạc và hoang mạc.

 Địa hình chia cắt phức tạp:

+ Phía đông là miền núi cao Pa-mia; Thiên Sơn và An-tai.

+ Phía tây là các cao nguyên và đồng bằng kéo dài từ hồ Ca-xpi

+ Ở trung tâm là hồ A-ran.

 Khoáng sản chính: Dầu mỏ, than đá, kim loại màu.

Nhằm giúp các bạn hiểu rõ hơn về Trung Á cũng như các khu vực khác của châu Á, Top lời giải đã mang tới phần kiến thức mở rộng sau, mời các bạn cùng tham khảo.


1. Vị trí địa lý , hình dạng và kích thước của châu Á

Nêu đặc điểm tự nhiên của khu vực Trung Á

– Châu Á là châu lục rộng lớn nhất thế giới, nằm kéo dài từ vùng cực Bắc đến vùng Xích đạo.

Vị trí địa lý:

+ Nằm trải dài từ vùng cực Bắc đến khoảng 100N.

+ Tiếp giáp với các châu lục: châu Phi, châu Âu; các đại dương: Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương, Bắc Băng Dương.

Hình dạng: Châu Á có dạng hình khối, bờ biển bị chia cắt mạnh bởi các biển và vịnh biển.

Kích thước: Đây là châu lục rộng nhất thế giới. Diện tích phần đất liền của châu Á khoảng 41,5 triệu km, nếu tính cả phần đảo và quần đảo thì diện tích lên tới khoảng 44,4 triệu km2 (bao gồm phần lãnh thổ của Liên bang Nga thuộc châu Á).


2. Đặc điểm tự nhiên khu vực Tây Nam Á.

- Vị trí địa lí

+ Nằm ở phía Tây Nam Châu Á tiếp giáp vơí các biển: Đen, Caxpi, Aráp, Đỏ, Địa Trung Hải, Vịnh Pec-Xích.

+ Có vị trí chiến lược quan trọng: nằm vị trí ngả 3 châu Âu, châu Á, châu Phi, nối liền biển Địa Trung Hải với Ấn Độ Dương qua kênh đào Xuy-ê.

=> Ý nghĩa: + Án ngữ con đường biển từ Ấn Độ Dương với Đoạ Trung Hải qua kênh đào Xuy-ê và biển đỏ.

                    + Là nơi có con đường tơ lụa chạy qua.

- Địa hình: Chủ yếu là núi và sơn nguyên.

Phía Bắc: hệ thống núi cao và sơn nguyên.

Ở giữa: đồng bằng Lưỡng Hà.

Phía Nam: sơn nguyên A-rap.

- Cảnh quan: Hoang mạc và bán hoang mạc

+ Khí hậu: nói chung khô, vai trò của biển không đáng kể. Cảnh quan khô hạn có sự phân hoá.

+ Thuỷ văn: mạng lưới sông thưa, ngắn, ít nước.

+  Tài nguyên chủ yếu là dầu mỏ tập trung quanh vịnh Pec-xich


3. Đặc điểm tự nhiên khu vực Trung Á

Nêu đặc điểm tự nhiên của khu vực Trung Á

Trung Á là khu vực duy nhất của châu Á không tiếp giáp với đại dương. Diện tích khu vực rộng hơn 4 triệu km2.

Địa hình: thấp dần từ đông sang tây, phía đông là miền núi cao Pa-mia Thiên Sơn và An-tai; phía tây là các cao nguyên và đồng bằng kéo dài tới hồ Ca-xpi; ở trung tâm là hồ A-ran.

Tài nguyên: Trung Á có nhiều khoáng sản: dầu mỏ, than đá, sắt và nhiều kim loại màu khác.

Khí hậu: Trung Á có khí hậu ôn đới lục địa. Lượng mưa rất thấp, chỉ vào khoảng 300 – 400 mm/năm. Nơi mưa nhiều nhất không quá 600 mm/năm.

Sông ngòi: Hai con sông lớn nhất của khu vực là Xưa Đa-ri-a và A-mu Đa-ri-a đều đổ vào hồ A-ran.

Cảnh quan tự nhiên chủ yếu là thảo nguyên, bán hoang mạc và hoang mạc.

 Địa hình chia cắt phức tạp:

+ Phía đông là miền núi cao Pa-mia; Thiên Sơn và An-tai.

+ Phía tây là các cao nguyên và đồng bằng kéo dài từ hồ Ca-xpi

+ Ở trung tâm là hồ A-ran.

 Khoáng sản chính: Dầu mỏ, than đá, kim loại màu.


4. Đặc điểm tự nhiên khu vực Nam Á

* Vị trí địa lí và địa hình

- Đặc điểm vị trí địa lí của khu vực Nam Á:

Là bộ phận nằm ở rìa phía Nam của lục địa.

Phía Tây giáp biển A-rap.

Phía Đông giáp vịnh Ben-gan

 Phía Nam giáp Ấn Độ Dương

Phía bắc là hệ thống núi Hi-ma-lay-a hùng vĩ.

- Địa hình:

+ 3 miền địa hình khác nhau:

+ Phía bắc là hệ thống dãy núi Hymalaya dài khoảng 2600 km, bề rộng trung bình rơi vào khoảng 320 – 400 km.

+ Phía Nam là sơn nguyên Đê-can có độ cao tương đối thấp và bằng phẳng.

+ Nằm giữa chân núi Hymalaya và sơn nguyên Đê-can là đồng bằng Ấn – Hằng với địa hình rộng và bằng phẳng, chạy thẳng từ bờ biển A-rập đến bờ vịnh Ben-gen với độ dài hơn 3000 km, rộng khoảng 250 – 350 km.

* Điều kiện tự nhiên

- Khí hậu:

Khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mưa nhiều nhất trên thế giới.

Nhịp điệu gió mùa tạo ra sự phân hóa đa dạng của lượng mưa, ảnh hưởng lớn đến sản xuất và sinh hoạt.

+ Dãy Hi-ma-lay-a: khí hậu thay đổi theo độ cao và phân hóa phức tạp.

+) Sườn phía nam đón gió mùa tây nam nên có mưa nhiều, sường bắc mưa ít, độ cao trên 4500m là đới băng tuyết vĩnh cửu.

+) Sườn bắc chắn gió mùa đông bắc nên phía nam Himalaya không quá lạnh như những nơi cùng vĩ độ ở Việt Nam.

+ Vùng Tây Bắc Ấn Độ và Pa-ki-xtan: khí hậu nhiệt đới khô, lượng mưa 200 – 500mm. Phía Đông có lượng mưa nhiều nhất thế giới.

=> Địa hình là nhân tố ảnh hưởng rõ rệt đến sự phân hóa khí hậu Nam Á.

- Về sông ngòi và các cảnh quan tự nhiên: Các con sông chính của Nam Á:

+ Sông Ấn: bắt nguồn từ sơn nguyên Tây Tạng chảy hướng Bắc – Nam đổ ra biển A-rap.

+ Sông Hằng: bắt nguồn từ dãy Hi-ma-lay-a chảy hướng Tây Bắc – Đông Nam đổ ra vịnh Ben-gan.

+ Sông Bra-ma-pút: bắt nguồn từ sơn nguyên Tây Tạng đổ ra vịnh Ben-gan.

- Cảnh quan thiên nhiên Nam Á: rừng nhiệt đới ẩm, xa van, hoang mạc và cảnh quan núi cao.

-----------------------------------

Trên đây Top lời giải đã mang tới cho bạn câu trả lời chính xác nhất về đặc điểm tự nhiên khu vực Trung Á và bài mở rộng về các vùng địa lý khác của châu Á, chúc các bạn có thể vận dụng tốt và đạt được kết quả cao.

icon-date
Xuất bản : 28/06/2022 - Cập nhật : 18/09/2022

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads