logo

Trình bày các nguồn gốc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh

icon_facebook

Tư tưởng Hồ Chí Minh chính là một hệ thống những quan điểm và tư tưởng của chủ tịch Hồ Chí Minh trong suốt sự nghiệp cách mạng của Người và đã được Đảng Cộng sản Việt Nam tổng kết và hệ thống hóa lại. Vậy khái niệm và nguồn gốc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh như thế nào? Hãy cùng Top lời giải đi tìm hiểu ngay sau đây nhé.

Các nguồn gốc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh

Tư tưởng Hồ Chí Minh chính là một hệ thống những quan điểm và tư tưởng của chủ tịch Hồ Chí Minh trong suốt sự nghiệp cách mạng của Người và đã được Đảng Cộng sản Việt Nam tổng kết và hệ thống hóa lại. Hệ thống này sẽ bao gồm các quan điểm liên quan đến những vấn đề cơ bản trong cách mạng Việt Nam, bắt đầu từ cách mạng dân chủ dân tộc cho đến cách mạng xã hội chủ nghĩa cũng như việc vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin vào trong từng điều kiện cụ thể của đất nước Việt Nam.

Trình bày các nguồn gốc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh

Tư tưởng Hồ Chí Minh về CNXH có nguồn gốc sâu xa từ chủ nghĩa yêu nước, truyền thống nhân ái và tinh thần cộng đồng làng xã Việt Nam, được hình thành từ lâu đời trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc.


1. Giá trị truyền thống dân tộc Việt Nam

Lịch sử dựng nước và giữ nước lâu đời đã hình thành nên những giá trị truyền thống hết sức đặc sắc và cao quý của dân tộc Việt Nam, trở thành tiền đề tư tưởng - lý luận xuất phát hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh. Đó là truyền thống yêu nước, kiên cường bất khuất, là tinh thần tương thân tương ái, lòng nhân nghĩa, ý thức cố kết cộng đồng, là ý chí vươn lên vượt qua mọi khó khăn thử thách, là trí thông minh, tài sáng tạo, quý trọng hiền tài, khiêm tốn tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại để làm giàu cho văn hóa dân tộc.

Trong những giá trị đó, chủ nghĩa yêu nước truyền thống là tư tưởng, tình cảm cao quý, thiêng liêng nhất, là cội nguồn của trí tuệ sáng tạo và lòng dũng cảm của ngưòi Việt Nam, cũng là chuẩn mực đạo đức cơ bản của dân tộc.

Chính sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước đã thúc giục Nguyễn Tất Thành quyết chí ra đi tìm đường cứu nước, tìm sức sống cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.

Chủ nghĩa yêu nước sẽ biến thành lực lượng vật chất thực sự khi nó ăn sâu vào tiềm thức, vào ý chí và hành động của mỗi con người


2. Chủ nghĩa Mác - Lênin

Ngay khi rời quê hương tìm đường đi cứu nước năm 1911 cho đến 1917 thì Người đã đi đến rất nhiều quốc gia thuộc địa cùng những nước tư bản đế quốc. Trong khoảng thời gian trên thì Người đã không ngừng tiếp thu, học hỏi và bổ sung thêm những kiến thức mới về những gì ẩn nấp sau các từ Tự do, Bình đẳng, Bác ái mà vào năm 13 tuổi lần đầu tiên Người được nghe. Vào tầm cuối năm 1917 khi trở lại thủ đô Pari, Hồ Chí Minh đã làm quen được với nhiều nhà hoạt động chính trị, nhà xã hội Pháp cùng nhiều nước trên thế giới. Đáng chú ý vào năm 1919, Người đã được tham gia vào Đảng Xã hội Pháp, một Đảng rất tiến bộ ở thời điểm bây giờ.

Trình bày các nguồn gốc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh (ảnh 2)

Thêm vào đó khi Hồ Chí Minh thực hiện tiếp thu bản Luân cương của Lênin tháng 7/1920 cũng như là người cộng sản cuối năm đó đã tạo nên những bước ngoặt đáng nhớ trong tư tưởng của Người. Chính thế giới quan cùng phương pháp luận của Mác - Lênin đã giúp cho Hồ Chính Minh đánh giá, nhìn nhận, phân tích rồi tổng kết các học thuyết, đường lối tư tưởng và kinh nghiệm thực tiễn để đề ra con đường giải phóng dân tộc đúng đắn. Có thể khẳng định chủ nghĩa Mác - Lênin là nguồn gốc chủ yếu hình thành lên tư tưởng Hồ Chí Minh.


3. Hồ Chí Minh tiếp cận tư tưởng về CNXH từ phương diện kinh tế

Hồ Chí Minh đã tiếp thu những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, vận dụng sáng tạo và đưa ra nhiều kiến giải mới phù hợp với Việt Nam. Người khẳng định vai trò quyết định của sức sản xuất đối với sự phát triển của xã hội cũng như đối với sự chuyển biến từ xã hội nọ sang xã hội kia. Trên cơ sở nền tảng kinh tế mới, chủ nghĩa xã hội sẽ xác lập một hệ thống các giá trị đặc thù mang tính nhân bản thấm sâu vào các quan hệ xã hội. Bác cũng khẳng định, trong lịch sử loài người có 5 hình thức quan hệ sản xuất chính, và nhấn mạnh “ không phải quốc gia dân tộc nào cũng đều trải qua các bước phát triển tuần tự như vậy”. Bác sớm đến với tư tưởng quá độ tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội không trải qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa.

+ Hồ Chí Minh tiếp cận chủ nghĩa xã hội từ văn hoá, đưa văn hoá thâm nhập vào chính trị, kinh tế tạo nên sự thống nhất biện chứng giữa văn hoá, kinh tế và chính trị.

+ Hồ Chí Minh tiếp cận chủ nghĩa xã hội từ phương diện đạo đức. Chủ nghĩa xã hội là đối lập với chủ nghĩa cá nhân.

+ Hồ Chí Minh tiếp cận CNXH từ chủ nghĩa yêu nước và truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc


4. Tinh hoa văn hóa của nhân loại: Phương Đông và phương Tây

Đông vối các thành tựu hiện đại của văn minh phương Tây - đó chính là nét đặc sắc trong quá trình hình thành nhân cách và văn hóa Hồ Chí Minh.

Đối với văn hóa phương Đông, cùng với những hiểu biết uyên bác về Hán học, Người biết chắt lọc những gì tinh túy nhất trong các học thuyết triết học, hoặc trong tư tưởng như Lão tử, Mặc tử, Quản tử .. Người tiếp thu những mặt tích cực của Nho giáo. Đó là các triết lý hành động, tư tưởng nhập thế, hành đạo, giúp đỡ,. đó là ước vọng về một xã hội bình trị, hòa mục, hòa đồng, là triết lý nhân sinh: tu thân dưỡng tính, đề cao văn hóa lễ giáo, tạo ra truyền thống hiếu học.

Về Phật giáo. Hồ Chí Minh tiếp thu và chịu ảnh hưởng sâu sắc các tư tưởng vị tha, từ bi bác ái, cứu khổ cứu nạn, thương người như thể thương thân...;  nếp sống có đạo đức, trong sạch, giản dị, chăm lo làm việc thiện; là tinh thần bình đẳng, dân chủ. chống phân biệt đẳng cấp; là việc đề cao lao động, chống lười biếng; là chủ trương sống không xa lánh việc đòi mà gắn bó với dân, với nước.

Đến khi đã trở thành người mácxít Người lại tiếp tục tìm hiểu chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn, nhằm tìm trong đó “những điều thích hợp với điều kiện của nước ta”.

Cùng với những tư tưởng triết học phương Đông, Hồ Chí Minh còn nghiên cứu tiếp thu ảnh hưởng của nền văn hóa dân chủ và cách mạng phương Tây. Người sớm làm quen với văn hóa Pháp, tìm hiểu các cuộc cách mạng ở Pháp và ở Mỹ. Người trực tiếp đọc và tiếp thu các tư tưởng về tự do, bình đẳng qua các tác phẩm của các nhà khai sáng nhưVonte, RútXo..v…v

----------------------

Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn đi tìm hiểu nguồn gốc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh. Mong rằng những kiến thức trên đã phần nào giúp ích được cho bạn hiểu rõ hơn về tư tưởng này. Chúc các bạn học thật tốt! 

icon-date
Xuất bản : 27/05/2022 - Cập nhật : 27/05/2022

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads