Cao Thắng (1864-1893) là thủ lĩnh chống thực dân Pháp nổi tiếng cuối thế kỷ XIX, đồng thời cũng là một trong số ít nhà kỹ thuật quân sự tài ba nhất trong lịch sử nước ta.
A. Cao Thắng
B. Nguyễn Quán Quang
C. Trần Đại Nghĩa
D. Quách Đình Bảo
Trả lời:
Đáp án đúng: A. Cao Thắng
Cao Thắng là người đầu tiên chế tạo súng trường theo kiểu pháp năm 1874.
Giải thích:
Cao Thắng (1864-1893) là thủ lĩnh chống thực dân Pháp nổi tiếng cuối thế kỷ XIX, đồng thời cũng là một trong số ít nhà kỹ thuật quân sự tài ba nhất trong lịch sử nước ta. Theo PGS.TS Nguyễn Tất Thắng - Chủ nhiệm bộ môn Lịch sử Việt Nam cận đại, ĐH Sư phạm Huế, Cao Thắng được xem là kỹ sư quân giới đầu tiên của nước ta.
Ngay sau khi xâm lược nước ta, thực dân Pháp đã vấp phải sự kháng cự quyết liệt của các tầng lớp nhân dân Việt Nam, các cuộc khởi nghĩa đã nổ ra liên tiếp. Nhất là sau khi Vua Hàm Nghi hạ chiếu Cần Vương, một làn sóng yêu nước chống Pháp dâng lên từ Bắc đến Nam. Từ miền xuôi đến miền ngựợc, từ rừng núi xuống vùng biển dấy lên các cuộc khởi nghĩa hưởng ứng. Nổi lên sớm nhất và trở thành mạnh mẽ nhất là phong trào khởi nghĩa của sĩ phu và nhân dân Hà Tĩnh. Lực lượng khởi nghĩa nổ ra ở khắp nơi, như là Lệ Ninh, Phan Cát Tựu ở Đức Thọ, Nguyễn Duy Chanh ở Can Lộc, Cao Thắng ở Hương Sơn vv…
Ông Cao Thắng sinh năm 1864, là một dũng tướng trẻ, xuất thân trong một gia đình nông dân, quê ở Hàm Lại (Sơn Lễ, Hương Sơn).
Sau một thời gian chống Pháp, Cao Thắng nhận thấy quân Pháp được trang bị hiện đại, muốn phát triển nghĩa quân thì cần phải được trang bị vũ khí tốt mới chống được Pháp. Chính vì thế mà ông ngày đêm suy nghĩ cách cải tiến, chế tạo súng.
Ông đã chế ra một loại súng, rồi cho thợ rèn làm, được 200 khẩu súng trường loại nhồi thuốc ở đầu nòng, dùng kim hỏa đánh lửa đốt thuốc phóng ở đạn.
Tuy nhiên qua thực tế sử dụng, Cao Thắng nhận thấy loại súng này còn thô sơ, cứ bắn một viên lại phải nạp đạn, thời gian nạp đạn khá lâu, không thể sánh với súng của quân Pháp được.
Cao Thắng liền lên kế hoạch, bố trí mấy chục sĩ tốt mai phục con đường quân Pháp hay đi qua. Nghĩa quân diệt được 2 sĩ quan Pháp và 15 lính, thu 17 súng cùng 600 viên đạn
Có được súng, Cao Thắng tháo rời ra từng mảnh rồi nghiên cứu nguyên lý hoạt động và cách chế tạo, rồi ông hướng dẫn cho thợ rèn làm. Làm không thành thì sửa hoặc làm lại cho đến khi thành mới thôi.
Nghĩa quân thu mua sắt, tìm cày hư cuốc hỏng làm nguyên liệu để tạo súng. Mâm đồng, nồi đồng làm vỏ đạn. Thuốc súng thì làm từ diêm tiêu đào ở trong núi. Nòng súng được làm từ gọng ô.
Nếu so sánh về chất lượng với súng của Pháp, thì súng của Cao Thắng vẫn có nhược điểm hạn chế sau:
+ Lò xo kim hỏa làm bằng gọng ô, súng cứ bắn hết 6 viên đạn thì nhiệt độ cao làm yếu đi không bắn tiếp được, nên cứ bắn hết 6 viên đạn thì phải rót nước vào cho nguội bớt rồi mới bắn tiếp.
+ Nòng súng không có rãnh xoắn nên độ chính xác và khoảng cách bắn ra còn thấp hơn một chút so với súng của Pháp.
Dù trong hoàn cảnh khó khăn thiếu thốn, nhưng súng mà Cao Thắng tạo ra đã vượt hơn so với súng của các nghĩa quân khác và súng của triều đình lúc đó. So với súng Gras Model 1874 của Pháp thì thua kém chút ít.
>>> Xem thêm: Súng trường CKC còn được gọi là gì?
Trong hoàn cảnh nghĩa quân lúc bấy giờ, trong rừng sâu, thiếu thốn đủ thứ, lại bị phong tỏa bốn bề thì đây thật là một sự sáng tạo tuyệt vời.
Trong mấy tháng ròng rã, Cao Thắng chỉ huy tốp thợ rèn đúc được 350 khẩu súng, giống y như súng trường Pháp kiểu 1874.
Số súng này cộng thêm 150 khẩu súng kíp của nghĩa quân có từ trước thành 500 khẩu, quả là một hỏa lực đáng kể góp phần tạo nên sức mạnh của nghĩa quân Phan Đình Phùng trong những ngày đầu chống thực dân Pháp.
Cuối tháng 9 năm 1889, Phan Đình Phùng từ Bắc Kỳ trở về Hà Tĩnh. Nhờ Cao Thắng và các chỉ huy khác mà lực lượng nghĩa quân lúc này đã có khoảng ngàn lính, 500 khẩu súng kiểu Pháp và rất nhiều súng hỏa mai.
Nhận thấy trong công tác chuẩn bị, mọi mặt đều đã khá, Phan Đình Phùng và Cao Thắng cho mở rộng địa bàn hoạt động ra khắp bốn tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình; làm cản trở con đường đi lại Bắc – Nam và công cuộc thôn tính nước Việt của quân Pháp.
Kể từ đó trở đi, Cao Thắng trở thành một trợ thủ đắc lực của thủ lĩnh Phan Đình Phùng, là một chỉ huy dũng cảm và xuất sắc của lực lượng nghĩa quân Hương Khê.
Thấy nghĩa quân Hương Khê ngày càng lớn mạnh, quân Pháp một mặt tăng cường càn quét, thu hẹp phạm vi hoạt động của nghĩa quân, mặt khác tìm cách cắt đứt liên lạc giữa các quân thứ và giữa nghĩa quân với nhân dân.
Để phá thế bị bao vây và mở rộng địa bàn hoạt động, được thủ lĩnh Phan Đình Phùng đồng ý, tháng 11 năm 1893, Cao Thắng cùng Cao Nữu, Nguyễn Niên đem khoảng một ngàn quân từ Ngàn Trươi mở trận tấn công lớn vào tỉnh lỵ Nghệ An.
Trên đường hành quân, nhiều đồn trại đối phương bị phá bỏ. Nhưng trận tấn công đồn Nu (hay Nỏ) ở Thanh Chương, một huyện miền núi nằm ở phía Tây Nam thuộc tỉnh Nghệ An, Cao Thắng trúng mưu của viên đồn trưởng tên Phiến.