Đột biến là những biến đổi trong vật chất di truyền xảy ra ở cấp độ phân tử AND hoặc cấp độ tế bào NST. Nguyên nhân là do các tác nhân lý hóa của ngoại cảnh như tia phóng xạ, tia tử ngoại, sốc nhiệt, các loại hóa chất hoặc rối loại trong quá trình sinh lý hóa của tế bào. Vậy trên cây hoa giấy có những cành hoa trắng xen với những cành hoa đỏ là kết quả sự biểu hiện của đột biến nào? Hãy cùng Top lời giải tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!
A. Đột biến xoma
B. Đột biến lặn
C. Đột biến giao tử
D. Đột biến tiền phôi.
Đáp án đúng: A. Đột biến xoma
Trên cây hoa giấy có những cành hoa trắng xen với những cành hoa đỏ là kết quả sự biểu hiện của đột biến soma.
Đột biến xoma là đột biến xảy ra ở tế bào xoma của một sinh vật đa bào sinh sản hữu tính. Theo nghĩa rộng, đột biến xôma là bất kỳ đột biến nào xảy ra trong một tế bào không phải là giao tử, tế bào mầm hoặc tế bào sinh giao tử (dòng mầm) của sinh vật gồm cả con người, nó có thể là đột biến gen hoặc đột biến nhiễm sắc thể hoặc cả hai, nhưng chỉ ở tế bào xôma.
Đột biến xoma xảy ra trong nguyên phân của một tế bào sinh dưỡng. Tế bào mang gen đột biến nhân đổi nhiều lần làm cho gen đột biến được nhân lên trong một mô. Như vậy đột biến có thể biểu hiện ở một phần cơ thể tạo nên thể khảm. Đột biến Xoma có thể được di truyền qua hình thức sinh sản sinh dưỡng nhưng không thể di truyền qua hình thức sinh sản hữu tính.
Đặc trưng của đột biến xôma là chỉ xảy ra ở một tế bào xôma hoặc một vài dòng tế bào xôma ban đầu, mà nó không xảy ra ở tất cả và không xảy ra ở tế bào mầm, nên đột biến này không truyền được cho thế hệ sau qua sinh sản hữu tính. Tuy nhiên, đặc trưng này bị mờ nhạt ở nhóm thực vật không có dòng mầm chuyên biệt, cũng như ở nhóm động vật có thể sinh sản vô tính kiểu nảy chồi, tái sinh (chẳng hạn ở thủy tức). Mặc dù các đột biến xôma không được truyền lại cho thế hệ sau của sinh vật, nhưng đột biến đã xảy ra sẽ có ở thế hệ con cháu của tế bào bị đột biến, tạo thành dòng tế bào đột biến, đồng thời có thể biểu hiện ở một phần cơ thể trong cùng một cơ thể không đột biến, tạo nên thể khảm. Vì vậy trên cây hoa giấy có những cành hoa trắng xen kẽ với những cành hoa đỏ kết quả của sự biểu hiện của đột biến xoma ở tế bào sinh dưỡng.
Câu 1: Đột biến xôma là dạng đột biến xảy ra trong nguyên phân của tế bào nào sau đây?
A. Tế bào sinh dục sơ khai
B. Tế bào sinh dưỡng
C. Tế bào sinh dưỡng
D. Tế bào hợp tử.
Đáp án đúng: B. Tế bào sinh dưỡng
Câu 2: Đột biến xoma chỉ được di truyền qua.
A. Sinh sản vô tính nếu nó là đột biến lặn
B. Sinh sản hữu tính nếu nó là đột biến trội
C. Sinh sản vô tính
D. Sinh sản hữu tính.
Đáp án đúng: C. Sinh sản vô tính
Câu 3: Đột biến xoma và đột biến tiền phôi có điểm giống nhau là:
A. Không di truyền qua sinh sản hữu tính
B. Xảy ra trong tế bào sinh dục
C. Xảy ra trong quá trình nguyên phân
D. Không di truyền qua sinh sản vô tính.
Đáp án đúng: C. Xảy ra trong quá trình nguyên phân
Câu 4: Trong lai tế bào sinh dưỡng (xôma), người ta nuôi cấy hai dòng tế bào
A. Sinh dưỡng khác loài
B. Sinh dục khác loài
C. Sinh dưỡng cùng loài
D. Sinh dục cùng loài
Đáp án đúng: A. Sinh dưỡng khác loài
Câu 5: Một cá thể sinh vật có tất cả các tế bào xôma đều thừa một nhiễm sắc thể ở một cặp nhất định so với bình thường. Cá thể đó được gọi là
A. Thể ba
B. Thể tam bội
C. Thể đơn bội
D. Thể một
Đáp án đúng: B. Thể tam bội
-------------------------------
Bài viết trên đây là tổng hợp kiến thức về câu hỏi Trên cây hoa giấy có những cành hoa trắng xen với những cành hoa đỏ là kết quả sự biểu hiện của đột biến nào? Qua bài viết này, mong rằng các bạn sẽ bổ sung thêm cho mình thật nhiều kiến thức và học tập thật tốt nhé! Cảm ơn các bạn đã theo dõi và đọc bài viết!