Đột biến gen là những biến đổi nhỏ xảy ra trong cấu trúc của gen. Những biến đổi này thường liên quan đến 1 cặp nuclêôtit hoặc 1 số cặp nuclêôtit. Trong tự nhiên, các gen đều có thể bị đột biến nhưng với tần số thấp (10-6 – 10-4). Nhân tố môi trường gây ra đột biến gọi là tác nhân gây đột biến. Các cá thể mang đột biến đã biểu hiện thành kiểu hình là thể đột biến. Đột biến gen làm thay đổi cấu trúc của gen từ đó tạo ra alen mới so với dạng ban đầu. Vậy khi Liên kết giữa cácbon số 1 của đường pentôzơ và ađênin ngẫu nhiên gây ra hậu quả gì? Hãy cùng Top lời giải tìm hiểu nhé!
A. Đột biến thêm A
B. Đột biến mất A
C. Gây nên hai phân tử timin trên cùng đoạn AND gần nối với nhau
D. Đột biến A – T thành G – X.
Đáp án đúng: B. Đột biến mất A
Liên kết giữa cácbon số 1 của đường pentôzơ và ađênin ngẫu nhiên gây đột biến mất A
>>> Xem thêm: Tạo giống thuần dựa trên nguồn biến dị tổ hợp
Cơ chế phát sinh biến dị tổ hợp là sự tổ hợp lại các gen do phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp NST, hay do sự hoán vị gen trong giảm phân. Giảm phân là quá trình tạo ra giao tử bằng cách chia bộ NST lưỡng bội thành rất rất nhiều giao tử đơn bội thong qua quá trình sắp xếp lúc phân bào và khi tổ hợp lại trong quá trình thụ tinh. Điều này tạo ra vô vàn các biến dị tổ hợp
Cơ chế phát sinh của đột biến bao gồm hai nguyên nhân: Sự kết cặp không đúng trong tái bản AND và các tác nhân gây đột biến. Trong đó là sự kết cặp không đúng trong tái bản AND. Chúng xuất hiện ở các bazơ nitơ và thường tồn tại 2 dạng cấu trúc: dạng thường và dạng hiếm. Các dạng hiếm có những vị trí liên kết hidro bị thay đổi làm cho chúng kết cặp không đúng trong tái bản làm phát sinh đột biến. Sai hỏng ngẫu nhiên: TD liên kết giữa cacbon số 1 của đường pentôzơ và ađenin ngẫu nhiên bị đứt dẫn tới đột biến mất A.
>>> Xem thêm: Hình thức sinh sản tạo ra nhiều biến dị tổ hợp ở sinh vật là
Câu 1: Tác nhân hóa học như 5 – bromuraxin là chất đồng đẳng của timin gây
A. Đột biến thêm A
B. Đột biến mất A
C. Gây nên hai phân tử timin trên cùng đoạn mạch AND gắn nối với nhau
D. Đột biến A – T thành G – X
Đáp án đúng: D. Đột biến A – T thành G – X
Câu 2: Trường hợp gen cấu trúc bị đột biến thay thế một cặp G – X bằng một cặp A – T thì số liên kết hidro sẽ
A. Tăng 1
B. Tăng 2
C. Giảm 1
D. Giảm 2
Đáp án đúng: B. Tăng 2
Câu 3: Trường hợp đột biến liên quan tới một cặp nucleotit làm cho gen cấu trúc có số liên kết hidro không thay đổi so với gen ban đầu là đột biến
A. Đảo vị trí một cặp nucleotit
B. Đảo vị trí hoặc thay thế cặp nucleotit cùng loại
C. Đảo vị trí hoặc thêm một cặp nucleotit
D. Thay thế cặp nucleotit
Đáp án đúng: B. Đảo vị trí hoặc thay thế cặp nucleotit cùng loại
Câu 4: Chuỗi polipeptit do gen đột biến tổng hợp so với chuỗi polipeptit do gen bình thường tổng hợp có số axit amin bằng nhau, nhưng khác nhau về axit amin thứ 80. Gen cấu trúc bị đột biến dạng?
A. Thay thế một cặp nucleotit này bằng một cặp nucleotit khác hoặc đảo vị trí ở bộ ba thứ 80.
B. Đảo vị trí cặp nucleotit ở vị trí thứ 80
C. Thêm một cặp nucleotit vào vị trí thứ 80
D. Mất cặp nucleotit ở vị trí thứ 80
Đáp án đúng: A. Thay thế một cặp nucleotit này bằng một cặp nucleotit khác hoặc đảo vị trí ở bộ ba thứ 80.
Câu 5: Dạng đột biến thay thế nếu xảy ra trong một bộ ba từ bộ ba mã hóa thứ nhất đến bộ ba mã hóa cuối cùng trước mã kết thúc có thể là?
A. Làm thay đổi toàn bộ axit amin trong chuỗi polypeptit do gen đó chỉ huy tổng hợp
B. Không hoặc làm thay đổi một axit amin trong chuỗi polypeptit do gen đó chỉ huy tổng hợp
C. Làm thay đổi hai axit amin trong chuỗi polypeptit do gen đó chỉ huy tổng hợp
D. Làm thay đổi một số axit amin trong chuỗi polypeptit do gen đó chỉ huy tổng hợp.
Đáp án đúng: B. Không hoặc làm thay đổi một axit amin trong chuỗi polypeptit do gen đó chỉ huy tổng hợp
-------------------------
Bài viết trên đây là tổng hợp kiến thức về Liên kết giữa cácbon số 1 của đường pentôzơ và ađênin ngẫu nhiên gây ra hậu quả gì? Qua bài viết này, mong rằng các bạn sẽ bổ sung thêm cho mình thật nhiều kiến thức và học tập thật tốt nhé! Cảm ơn các bạn đã theo dõi và đọc bài viết!