logo

Trâu buộc ghét trâu ăn khuyên chúng ta điều gì?

Câu trả lời chính xác nhất: Bài học Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ Nhân hậu – Đoàn kết là một bài học quan trọng và ý nghĩa trong chương trình Tiếng Việt 4. Trong đó có câu hỏi Trâu buộc ghét trâu ăn khuyên chúng ta điều gì? Vậy trâu buộc ghét trâu ăn phê phán những người hay ghen ghét trước thành công, cái được cái có của người khác.

Để giúp các bạn có thể hiểu hơn về câu hỏi Trâu buộc ghét trâu ăn khuyên chúng ta điều gì? và một số kiến thức khác liên quan tới bài học Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ nhân hậu – đoàn kết, Toploigiai đã mang tới bài mở rộng sau đây. Mời các bạn cùng tham khảo.


1. Nhân hậu và đoàn kết là gì?

Trâu buộc ghét trâu ăn khuyên chúng ta điều gì?

- Nhân hậu được hiểu là một đức tính quý báu của con người, để chỉ những ai hiền lành và giàu lòng thương người, chỉ muốn đem lại những điều tốt lành đến cho người khác.

Lòng nhân hậu tức là tấm lòng yêu thương, luôn chia sẻ cảm thông với những người xung quanh. Người có tấm lòng nhân hậu luôn dễ dàng tha thứ cho lỗi lầm của người khác. Con người chúng ta ai cũng cần có một tấm lòng nhân hậu. Bởi lẽ, đó là một lối sống đẹp cần có bởi con người.

- Đoàn kết là sự tập hợp, kết thành một khối thống nhất, cùng hoạt động một công việc nào đó. Đoàn kết là một truyền thống tốt đẹp mà ông cha ta đã truyền lại từ bao đời nay. Tinh thần ấy thể hiện qua sự giúp đỡ lẫn nhau bằng những hành động cụ thể. Nhất là khi gặp khó khăn, hoạn nạn…

>>> Tham khảo: Câu tục ngữ: Anh em như thể tay chân, rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần khuyên chúng ta điều gì?


2. Lý thuyết mở rộng vốn từ nhân hậu và đoàn kết

- Một số từ ngữ thuộc chủ điểm nhân hậu: Lòng nhân ái, lòng vị tha, tình thân ái, tình thương mến, yêu quý, xót thương, đau xót, tha thứ, độ lượng, bao dung

- Một số từ thuộc chủ điểm đoàn kết: Cứu giúp, cứu trợ, ủng hộ, hỗ trợ, bênh vực, bảo vệ, che chở

- Nghĩa của từ nhân trong một số trường hợp:

+ Tiếng nhân có nghĩa là người: nhân dân, công nhân, nhân loại, nhân tài

+ Tiếng nhân có nghĩa là lòng thương người: nhân hậu, nhân ái, nhân đức, nhân từ


3. Bài tập Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ nhân hậu – đoàn kết

Trâu buộc ghét trâu ăn khuyên chúng ta điều gì

Bài 1. Tìm các từ ngữ:

a. Thể hiện lòng nhân hậu, tình cảm yêu thương đồng loại. M: lòng thương người

b. Trái nghĩa với nhân hậu hoặc yêu thương. M: độc ác

c. Thể hiện tinh thần đùm bọc, giúp đỡ đồng loại. M: cưu mang

d. Trái nghĩa với đùm bọc hoặc giúp đỡ. M: ức hiếp

Trả lời:

Thể hiện lòng nhân hậu, tình cảm yêu thương đồng loại Trái nghĩa với nhân hậu hoặc yêu thương Thể hiện tinh thần đùm bọc, giúp đỡ đồng loại Trái nghĩa với đùm bọc hoặc giúp đỡ
lòng thương người, lòng nhân ái, lòng vị tha, tình thân ái, tình thương mến, yêu quý, đau xót, xót thương, tha thứ, độ lượng, bao dung... độc ác, hung ác, nanh ác, tàn ác, tàn bạo, cay độc, ác nghiệt, hung dữ, dữ tợn, dữ dằn... giúp, cứu giúp, cứu trợ, hỗ trợ, ủng hộ, bênh vực, bảo vệ, che chở, che chắn, che đỡ, cưu mang, nâng đỡ, nâng niu... ức hiếp, ăn hiếp, hà hiếp, bắt nạt, hành hạ, đánh đập, áp bức, bóc lột...

Bài 2:

a) Ở hiền gặp lành khuyên chúng ta điều gì?

Câu ''Ở hiền gặp lành'' khuyên chúng ta nên ở hiền vì ờ hiền sẽ gặp điều tốt đẹp, may mắn.

b) Trâu buộc ghét trâu ăn khuyên chúng ta điều gì?

Câu ''Trâu buộc ghét trâu ăn'' phê phán những người có tính xấu, hay ghen ghét đố kị với thành công và may mắn của người khác.

c) Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.

Khuyên chúng ta điều gì?

Câu “Một cây làm chẳng nên non. Ba cây chụm lại nên hòn núi cao” khuyên mọi người nên đoàn kết vì đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh.

Bài 3: Cho các từ sau:

Nhân dân, nhân hậu, nhân ái, công nhân, nhân loại, nhân đức, nhân ái, nhân tài. Hãy cho biết:

a) Trong những từ nào, tiếng nhân có nghĩa là người.

b) Trong những từ nào, tiếng nhân có nghĩa là lòng thương người.

Trả lời:

Trong các từ đã cho tiếng nhân có nghĩa

a) Tiếng nhân có nghĩa là người: nhân dân, công nhân, nhân loại, nhân tài

b) Tiếng nhân có nghĩa là lòng thương người: nhân hậu, nhân ái, nhân đức, nhân từ

Bài 4: Đặt câu với một từ ở bài 3.

Phương pháp giải:

Con lựa chọn rồi đặt câu sao cho phù hợp.

Trả lời:

- Đặt câu (nhóm a):

+ Nhân dân ta rất yêu nước, dũng cảm trong chiến đấu, cần cù trong, lao động.

+ Chú em là công nhân ngành điện lực.

+ Ai chẳng mong muốn trở thành một nhân tài của đất nước.

+ In-tơ-nét đã làm thay đổi cuộc sống của toàn nhân loại.

- Đặt câu (nhóm b):

+ Lòng nhân ái bao la của Bác Hồ khiến nhân dân ta và cả nhân loại kính phục.

+ Ai cũng quý con người có lòng nhân hậu

+ Ông ấy là người ăn ở hiền lương, nhân đức.

+ Hải Thượng Lãn Ông là một vị thầy thuốc nhân từ.

>>> Tham khảo: Câu tục ngữ: Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng khuyên chúng ta điều gì?

-------------------------------------------

Trên đây Toploigiai đã mang tới cho các bạn câu trả lời chính xác nhất cho câu hỏi Trâu buộc ghét trâu ăn khuyên chúng ta điều gì? và một số kiến thức mở rộng khác liên quan tới bài học Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ nhân hậu – đoàn kết. Hi vọng những kiến thức chúng tôi cung cấp sẽ giúp các bạn học tập tốt hơn. Mời các bạn đến với câu hỏi tiếp theo.

icon-date
Xuất bản : 27/09/2022 - Cập nhật : 27/09/2022