logo

Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 6. Tụ điện


Bài 6. Tụ điện


Đề trắc nghiệm 

Câu 1: Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Tụ điện là một hệ hai vật dẫn đặt gần nhau nhưng không tiếp xúc với nhau. Mỗi vật đó gọi là một bản tụ.

B. Tụ điện phẳng là tụ điện có hai bản tụ là hai tấm kim loại có kích thước lớn đặt đối diện với nhau.

C. Điện dung của tụ điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng tích điện của tụ điện và được đo bằng thương số giữa điện tích của tụ và hiệu điện thế giữa hai bản tụ.

D. Hiệu điện thế giới hạn là hiệu điện thế lớn nhất đặt vào hai bản tụ điện mà lớp điện môi của tụ điện đã bị đánh thủng.

Câu 2: Một tụ điện phẳng gồm hai bản tụ có diện tích phần đối diện là S, khoảng cách giữa hai bản tụ là d, lớp điện môi có hằng số điện môi, điện dung được tính theo công thức:

Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 6. Tụ điện

Câu 3: Một tụ điện phẳng, giữ nguyên diện tích đối diện giữa hai bản tụ, tăng khoảng cách giữa hai bản tụ lên hai lần thì

A. Điện dung của tụ điện không thay đổi.         B. Điện dung của tụ điện tăng lên hai lần.

C. Điện dung của tụ điện giảm đi hai lần.         D. Điện dung của tụ điện tăng lên bốn lần.

Câu 4: Bốn tụ điện giống nhau có điện dung C được ghép nối tiếp với nhau thành một bộ tụ điện. Điện dung của bộ tụ điện đó là:

A. Cb = 4C.         B. Cb = C/4.           C. Cb = 2C.            D. Cb = C/2.

Câu 5: Bốn tụ điện giống nhau có điện dung C được ghép song song với nhau thành một bộ tụ điện. Điện dung của bộ tụ điện đó là:

A. Cb = 4C.         B. Cb = C/4.              C. Cb = 2C.            D. Cb = C/2.

Câu 6: Một tụ điện có điện dung 500 (pF) được mắc vào hiệu điện thế 100 (V). Điện tích của tụ điện là:

A. q = 5.104 (μC).         B. q = 5.104 (nC).         C. q = 5.10-2 (μC).      D. q = 5.10-4 (C).

Câu 7: Bộ tụ điện gồm ba tụ điện: C1 = 10 (μF), C2 = 15 (μF), C3 = 30 (μF) mắc nối tiếp với nhau. Điện dung của bộ tụ điện là:

A. Cb = 5 (μF).         B. Cb = 10 (μF).           C. Cb = 15 (μF).               D. Cb = 55 (μF).

Câu 8: Bộ tụ điện gồm ba tụ điện: C1 = 10 (μF), C2 = 15 (μF), C3 = 30 (μF) mắc song song với nhau. Điện dung của bộ tụ điện là:

A. Cb = 5 (μF).               B. Cb = 10 (μF).

C. Cb = 15 (μF).             D. Cb = 55 (μF).

Câu 9: Bộ tụ điện gồm hai tụ điện: C1 = 20 (μF), C2 = 30 (μF) mắc nối tiếp với nhau, rồi mắc vào hai cực của nguồn điện có hiệu điện thế U = 60 (V).  Điện tích của bộ tụ điện là:

A. Qb = 3.10-3 (C).                 B. Qb = 1,2.10-3 (C).

C. Qb = 1,8.10-3 (C).              D. Qb = 7,2.10-4 (C).

Câu 10: Bộ tụ điện gồm hai tụ điện: C1 = 20 (μF), C2 = 30 (μF) mắc nối tiếp với nhau, rồi mắc vào hai cực của nguồn điện có hiệu điện thế U = 60 (V).  Hiệu điện thế trên mỗi tụ điện là:

A. U1 = 60 (V) và U2 = 60 (V).                 B. U1 = 15 (V) và U2 = 45 (V).

C. U1 = 36 (V) và U2 = 24 (V).                 D. U1 = 30 (V) và U2 = 30 (V).

Câu 11: Công thức nào sau đây không phải là công thức xác định năng lượng của tụ điện?

Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 6. Tụ điện

Câu 12: Một tụ điện có điện dung 2µF được tích điện ở hiệu điện thế U. Biết điện tích của tụ là 2,5.10-4C. Hiệu điện thế U là:

A. 125V                B.50V            C.250V             D.500V

Câu 13: Một tụ điện có điện dung 2µF được tích điện ở hiệu điện thế 12V. Năng lượng điện trường dự trữ trong tụ điện là:

A.144J            B.1.44.10-4J                  C.1,2.10-5J     D.12J

Câu 14: Trên vỏ một tụ điện có ghi 50µF-100V. Điện tích lớn nhất mà tụ đú tích được là:

A. 5.10-4C       B. 5.10-3C      C. 5000C      D. 2C

Câu 15: Một tụ điện phẳng có điện dung 6µF. Sauk hi được tích điện, năng lượng điện trường dự trữ trong tụ điện là 1,875.10-3J. Điện tích của tụ điện là:

A. 1,06.10-4C           B. 1,06.10-3C           C. 1,5.10-4C          D. 1,5.10-3C

Câu 16: Một tụ điện phẳng có điện dung 4µF, khoảng cách giữa hai bản tụ là 1mm. Năng lượng điện trường dự trữ trong tụ điện có giá trị lớn nhất là 0,045J. Cường độ điện trường lớn nhất mà điện môi giữa hai bản tụ còn chịu được là:

A. 1,5.105V/m      B. 1,5.104V/m      C. 2,25.104V/m        D. 2,25.105V/m

Câu 17: Một tụ điện phẳng có điện dung 4,8nF được tích điện ở hiệu điện thế 200V thì số electron đã di chuyển đến bản tích điện âm của tụ điện là:

A. 4.1012             B. 4.1021             C. 6.1021               D. 6.1012

Câu 18: Tụ điện có điện dung C1=2µF được tích điện ở hiệu điện thế 12V. Tụ điện có điện dung C2=1µF được tích điện ở hiệu điện thế 15V. Sau đó ngắt hai tụ điện ra khỏi nguồn điện và mắc các bản cΩng dấu của hai tụ với nhau. Điện tích của mỗi tụ sau khi nối là:

A. Q’1=2,6C; Q’2=1,3C                           B. Q’1=2,6.10-5C; Q’2=1,3.10-5C

C. Q’1=2,4.10-5C; Q’2=1,5.10-5C            D. Q’1=2,4C; Q’2=1,5C


Đáp án và hướng dẫn giải

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Đáp án

D

B

C

B

A

C

A

D

D

C

Câu

11

12

13

14

15

16

17

18

 

 

Đáp án

C

A

B

B

C

A

D

B

 

 

Câu 13: B

Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 6. Tụ điện

Câu 14: B

Hiệu điện thế lớn nhất mà tụ còn chịu được là Umax=100V

Điện tích của tụ điện: Q=CU =>Qmax=CUmax=50.10-6.100=5.10-3C

Câu 15: C

Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 6. Tụ điện

Câu 16: A

Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 6. Tụ điện

Câu 17: D

Điện tích của tụ điện là Q=CU=4,8.10-9.200=9,6.10-7C. Khi được tích điện, hai bản của tụ điện phẳng mang điện tích trái dấu cΩng độ lớn. Điện tích bản âm của tụ là –Q= -9,6.10-7C. Số electron đã di chuyển đến bản tích điện âm của tụ điện là:

Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 6. Tụ điện

Câu 18: B

Khi mắc các bản cΩng dấu của hai tụ điện với nhau ( hình 6.1G), điện tích tổng cộng trên hai bản dương là Q=Q1+Q2=C1U1+C2U2

Thay số ta được: U’1=U’2=UAB

Độ lớn điện tích của mỗi bản tụ sau khi nối là:

Q’1 và Q’2 với Q’1+Q’2=Q   (1)

Mặt khác, Q’1=C1U’1; Q’2=C2U’2

Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 6. Tụ điện

Từ (1) và (2): Q'1=2,6.10-5C; Q'2=1,3.10-5C

Xem tiếp: Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 7. Dòng điện không đổi. Nguồn điện

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021