logo

Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 7. Dòng điện không đổi. Nguồn điện


Bài 7. Dòng điện không đổi. Nguồn điện


Đề trắc nghiệm

Câu 1: Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng.

B. Cường độ dòng điện là đại lượng đặc trưng cho tác dụng mạnh, yếu của dòng điện và được đo bằng điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng của vật dẫn trong một đơn vị thời gian.

C. Chiều của dòng điện được quy ước là chiều chuyển dịch của các điện tích dương.

D. Chiều của dòng điện được quy ước là chiều chuyển dịch của các điện tích âm.

Câu 2: Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Dòng điện có tác dụng từ. Ví dụ: nam châm điện.

B. Dòng điện có tác dụng nhiệt. Ví dụ: bàn là điện.

C. Dòng điện có tác dụng hoá học. Ví dụ: acquy nóng lên khi nạp điện.

D. Dòng điện có tác dụng sinh lý. Ví dụ: hiện tượng điện giật.

Câu 3: Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Nguồn điện là thiết bị để tạo ra và duy trì hiệu điện thế nhằm duy trì dòng điện trong mạch. Trong nguồn điện dưới tác dụng của lực lạ các điện tích dương dịch chuyển từ cực dương sang cực âm.

B. Suất điện động của nguồn điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng sinh công của nguồn điện và được đo bằng thương số giữa công của lực lạ thực hiện khi làm dịch chuyển một điện tích dương q bên trong nguồn điện từ cực âm đến cực dương và độ lớn của điện tích q đó.

C. Suất điện động của nguồn điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng sinh công của nguồn điện và được đo bằng thương số giữa công của lực lạ thực hiện khi làm dịch chuyển một điện tích âm q bên trong nguồn điện từ cực âm đến cực dương và độ lớn của điện tích q đó.

D. Suất điện động của nguồn điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng sinh công của nguồn điện và được đo bằng thương số giữa công của lực lạ thực hiện khi làm dịch chuyển một điện tích dương q bên trong nguồn điện từ cực dương đến cực âm và độ lớn của điện tích q đó.

Câu 4: Điện tích của êlectron là -1,6.10-19 (C), điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn trong 30 (s) là 15 (C). Số êlectron chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn trong thời gian một giây là:

A. 3,125.1018.           B. 9,375.1019.              C. 7,895.1019.              D. 2,632.1018.

Câu 5: Suất điện động của nguồn điện đặc trưng cho

A. khả năng tích điện cho hai cực của nó.

B. khả năng dự trữ điện tích của nguồn điện.

C. khả năng thực hiện công của lực lạ bên trong nguồn điện.

D. khả năng tác dụng lực điện của nguồn điện.

Câu 6: Đoạn mạch gồm điện trở R1 = 100 (Ω) mắc nối tiếp với điện trở R2 = 300 (Ω), điện trở toàn mạch là:

A. RTM = 200 (Ω).      B. RTM = 300 (Ω).      C. RTM = 400 (Ω).      D. RTM = 500 (Ω).

Câu 7: Cho đoạn mạch gồm điện trở R1 = 100 (Ω), mắc nối tiếp với điện trở R2 = 200 (Ω), hiệu điên thế giữa hai đầu đoạn mạch là 12 (V). Hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở R1

A. U1 = 1 (V).                B. U1 = 4 (V).

C. U1 = 6 (V).                D. U1 = 8 (V).

Câu 8: Đoạn mạch gồm điện trở R1 = 100 (Ω) mắc song song với điện trở R2 = 300 (Ω), điện trở toàn mạch là:

A. RTM = 75 (Ω).      B. RTM = 100 (Ω).       C. RTM = 150 (Ω).       D. RTM = 400 (Ω).

Câu 9: Cho đoạn mạch gồm điện trở R1 = 100 (Ω), mắc nối tiếp với điện trở R2 = 200 (Ω). đặt vào hai đầu đoạn mạch một hiệu điện thế U khi đó hiệu điên thế giữa hai đầu điện trở R1 là 6 (V). Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch là:

A. U = 12 (V).           B. U = 6 (V).

C. U = 18 (V).           D. U = 24 (V).

Câu 10: Cường độ dòng điện được đo bằng:

A. Vôn kế         B. Lực kế        C. công tơ điện          D.ampe kế

Câu 11: Công thức xác định cường độ dòng điện không đổi là:

A. I=qt           B. I = q/t         C. I = t/q             D. I = q/e

Câu 12: Điều kiện để có dòng điện là:

A.chỉ cần có hiệu điện thế

B. chỉ cần có các vật dẫn nối liền thành một mạch lớn.

C.chỉ cần duy trì một hiệu điện thế giữa hai đầu vật dẫn

D. chỉ cần có nguồn điện

Câu 13: Ngoài đơn vị ampe (A), đơn vị cường độ dòng điện có thể là

A.culông (C)                             B.vôn (V)

C. culong trên giây(C/s)            D. jun (J)

Câu 14: Suất điện động của nguồn điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng

A. Thực hiện công của các lực lạ bên trong nguồn điện

B. Sinh công trong mạch điện

c. Tạo ra điện tích dương trong một giây

D. Dự trữ điện tích của nguồn điện

Câu 15: Hai cực của pin điện hoá được ngâm trong chất điện phân là dung dịch

A.muối                  B.axit

C.bazơ                   D.một trong các dung dịch trên

Câu 16: Trong nguồn điện hoá học (pin, acquy) có sự chuyển hoá từ

A. Cơ năng thành điện năng                B.nội năng thành điện năng

C. Hoá năng thành điện năng              D. quan năng thành điện năng

Câu 17: Công thức lực lạ làm dịch chuyển điện lượng 4C từ cực âm đến cực dương bên trong nguồn điện là 24J. Suất điện động của nguồn là:

A.6V        B.96V         C.12V          D.9,6V

Câu 18: Một điện lượng 5.10-3C dịch chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn trong khoảng thời gian 2s. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn này là:

A. 10 mA             B. 2,5mA          C.0,2mA             D. 0,5mA


Hướng dẫn giải và đáp án

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

Đáp án

D

C

B

A

C

C

B

A

C

Câu

10

11

12

13

14

15

16

17

18

Đáp án

D

B

C

C

A

D

C

A

B

Xem tiếp: Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 8. Điện năng. Công suất điện

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021