logo

Trắc nghiệm Tin học 10 học kì 1 có đáp án (Phần 3)

Câu 1: Nền văn minh thông tin gắn liền với loại công cụ nào?

A. Động cơ hơi nước

B. Máy điện thoại

C. Máy tính điện tử

D. Máy phát điện

Đáp án : C

Giải thích :

Nhắc đến máy tính điện tử là người ta nghĩ ngay tới những khả năng tuyệt vời của nó mang lại cho con người như lưu trữ và xử lí thông tin một cách nhanh gọn, chính xác... Vì vậy nền văn minh thông tin luôn gắn liền với máy tính điện tử.

Câu 2: Trong những tình huống nào sau đây, máy tính thực thi công việc tốt hơn con người?

A. Khi phân tích tâm lí một con người

B. Khi chuẩn đoán bệnh

C. Khi thực hiện một phép toán phức tạp

D.Khi dịch một tài liệu.

Đáp án : C

Giải thích :

Các công việc con người có thể làm tốt hơn máy tính là khi phân tích tâm lí một con người, chuẩn đoán bệnh, dịch một tài liệu. Vì vậy máy tính thực thi công việc tốt hơn con người là khi thực hiện một phép toán phức tạp.

Câu 3: Phát biểu nào dưới đây về khả năng của máy tính là phù hợp nhất?

A. Giải trí

B. Công cụ xử lí thông tin

C. Lập trình và soạn thảo văn bản

D. A, B, C đều đúng

Đáp án : D

Giải thích :

Khả năng của máy tính là:

+ Giải trí như nghe nhạc, chơi game, xem phim…

+ Công cụ xử lí thông tin: nhập xuất, lưu trữ, tìm kiếm thông tin…

+ Lập trình và soạn thảo văn bản

Câu 4: Mã hoá thông tin là quá trình:

A. Đưa thông tin vào máy tính

B. Chuyển thông tin về bit nhị phân

C. Nhận dạng thông tin

D. Chuyển dãy hệ nhị phân về hệ đếm khác

Đáp án : A

Giải thích :

Mã hoá thông tin là quá trình đưa thông tin vào máy tính để lưu trữ, xử lí được thông tin, thông tin phải biến đổi thành dãy bit.

Câu 5: Chọn phát biểu đúng trong các câu sau:

A. Một byte có 8 bits

B. RAM là bộ nhớ ngoài

C. Dữ liệu là thông tin

D. Đĩa mềm là bộ nhớ trong

Đáp án : A

Giải thích :

- Bộ nhớ trong gồm RAM và ROM →è loại B

- Bộ nhớ ngoài gồm: đĩa cứng, đĩa mềm, đĩa CD, thiết bị nhớ flash…è →loại D

- Dữ liệu là thông tin được mã hóa trong máy tínhè → loại C

Câu 6: 1 byte có thể biểu diễn ở bao nhiêu trạng thái khác nhau:

A. 8

B. 255

C. 256

D. 65536

Đáp án : C

Giải thích :

1 byte= 8 bit. Vậy 1 byte có thể biểu diễn các trạng thái khác nhau là 28=256 trạng thái

Câu 7: ROM là bộ nhớ dùng để:

A. Chứa hệ điều hành MS DOS

B. Người dùng có thể xóa hoặc cài đặt chương trình vào

C. Chứa các dữ liệu quan trọng

D. Chứa các chương trình hệ thống được hãng sản xuất cài đặt sẵn và người dùng thường không thay đổi được

Đáp án : D

Giải thích :

ROM (Read Only Memory – Bộ nhớ chỉ đọc) là bộ nhớ dùng để chứa các chương trình hệ thống được hãng sản xuất cài đặt sẵn và người dùng thường không xóa được.

Câu 8: Bộ nhớ ngoài bao gồm những thiết bị:

A. Đĩa cứng, đĩa mềm

B. Các loại trống từ, băng từ

C. Đĩa CD, flash

D. Tất cả các thiết bị nhớ ở trên

Đáp án : D

Giải thích :

Bộ nhớ ngoài dùng để lưu trữ lâu dài dữ liệu và hỗ trợ cho bộ nhớ trong bao gồm những thiết bị đĩa cứng, đĩa mềm, các loại trống từ, băng từ, đĩa CD, flash.

Câu 9: Đang sử dụng máy tính, bị mất nguồn điện:

A. Thông tin trong bộ nhớ trong bị mất hết

B. Thông tin trên RAM bị mất, thông tin trên ROM không bị mất

C. Thông tin trên đĩa sẽ bị mất

D. Thông tin được lưu trữ lại trong màn hình

Đáp án : B

Giải thích :

Đang sử dụng máy tính, bị mất nguồn điện thì thông tin trên RAM bị mất, thông tin trên ROM không bị mất vì các chương trình trong ROM thực hiện việc kiểm tra các thiết bị và sự giao tiếp ban đầu của máy với các chương trình mà người dùng đưa vào để khởi động.

Câu 10: Thuật toán tốt là thuật toán:

A. Thời gian chạy nhanh

B. Tốn ít bộ nhớ

C. Cả A và B đều đúng

D. Tất cả các phương án đều sai

Đáp án : C

Giải thích :

Thuật toán tốt là thuật toán tốn ít bộ nhớ và thời gian giúp máy tính hiểu và giải quyết một bài toán nhanh, chính xác.

Câu 11: Input của bài toán: "Hoán đổi giá trị của hai biến số thực A và C dùng biến trung gian B" là:

A. Hai số thực A, C

B. Hai số thực A, B

C. Hai số thực B, C

D. Ba số thực A, B, C

Đáp án : A

Giải thích :

Input của bài toán là các thông tin đã cho vì vậy Input của bài toán: "Hoán đổi giá trị của hai biến số thực A và C dùng biến trung gian B" là hai số thực A, C.

Câu 12: Cho bài toán kiểm tra tính nguyên tố của một số nguyên dương N. Hãy xác đinh Output của bài toán này?

A. N là số nguyên tố

B. N không là số nguyên tố

C. N là số nguyên tố hoặc N không là số nguyên tố

D. Tất cả các ý trên đều sai

Đáp án : C

Giải thích :

Output là các thông tin cần tìm vì vậy bài toán kiểm tra tính nguyên tố của một số nguyên dương N, Output của bài toán này là N là số nguyên tố hoặc N không là số nguyên tố.

Câu 13: Câu nào là sai khi nói về đặc điểm của ngôn ngữ lập trình bậc cao:

A. Chương trình viết bằng ngôn ngữ bậc cao phải được dịch bằng chương trình dịch máy mới hiểu và thực hiện được

B. Ngôn ngữ bậc cao gần với ngôn ngữ tự nhiên

C. Có tính độc lập cao, ít phụ thuộc vào các loại máy cụ thể

D. Thực hiện được trên mọi loại máy

Đáp án : D

Giải thích :

Ngôn ngữ lập trình bậc cao là ngôn ngữ gần với ngôn ngữ tự nhiên, có tính độc lập cao và ít phụ thuộc vào loại máy cụ thể. Chương trình viết bằng ngôn ngữ bậc cao phải được dịch bằng chương trình dịch máy mới hiểu và thực hiện được.

Câu 14: Ngôn ngữ Pascal thuộc loại:

A. Ngôn ngữ bậc cao

B. Hợp ngữ

C. Ngôn ngữ máy

D. Cả A, B, C đều sai

Đáp án : A

Giải thích :

Ngôn ngữ lập trình bậc cao là ngôn ngữ gần với ngôn ngữ tự nhiên, có tính độc lập cao và ít phụ thuộc vào loại máy cụ thể. Chương trình viết bằng ngôn ngữ bậc cao phải được dịch bằng chương trình dịch máy mới hiểu và thực hiện được. Một số ngôn ngữ lập trình bậc cao: FORTRAN, COBOL, PASCAL, C…

Câu 15: Hợp ngữ là:

A. Ngôn ngữ trong các lệnh sử dụng một số từ tiếng Anh

B. Ngôn ngữ máy tính có thể trực tiếp hiểu được

C. Ngôn ngữ gần với ngôn ngữ tự nhiên, có tính độc lập cao, ít phụ thuộc vào các loại máy cụ thể

D. Ngôn ngữ trong các lệnh sử dụng một số từ tiếng Việt

Đáp án : A

Giải thích :

Hợp ngữ là ngôn ngữ kết hợp ngôn ngữ máy với ngôn ngữ tự nhiên của con người. Nó cho phép người lập trình sử dụng một số từ ( thường là từ viết tắt các từ tiếng Anh) để thể hiện lệnh cần thực hiện.

Câu 16: Mục đích của việc hiệu chỉnh là:

A. Xác định lại Input và Output của bài toán

B. Phát hiện và sửa sai sót

C. Mô tả chi tiết bài toán

D. Để tạo ra một chương trình mới

Đáp án : B

Giải thích : 

Sau khi viết chương trình xong vẫn có thể còn nhiều lỗi khác chưa phát hiện được vì vậy cần phải hiệu chỉnh, thử chương trình bằng cách thực hiện nó với một số bộ Input tiêu biểu phụ thuộc vào đặc thù bài toán để bằng cách nào đó ta biết trước Output nhằm phát hiện và sửa sai sót.

Câu 17: Thuật toán tối ưu là?

A. Sử dụng ít thời gian, ít bộ nhớ...

B. Sử dụng ít thời gian, nhiều bộ nhớ, ít phép toán...

C. Sử dụng nhiều thời gian, nhiều bộ nhớ, ít phép toán...

D. Sử dụng ít thời gian, ít bộ nhớ, ít phép toán...

Đáp án : D

Giải thích :

Thuật toán tối ưu là sử dụng ít thời gian, ít bộ nhớ, ít phép toán, ít phức tạp...

Câu 18: Các bước cần phải có khi giải bài toán trên máy tính là:

A. Xác định bài toán, lựa chọn hoặc thiết kế thuật toán, diễn tả thuật toán, hiệu chỉnh, viết tài liệu

B. Xác định bài toán, lựa chọn hoặc thiết kế thuật toán, viết chương trình, viết tài liệu

C. Xác định bài toán, lựa chọn hoặc thiết kế thuật toán, viết chương trình, hiệu chỉnh, viết tài liệu

D. Xác định bài toán, viết thuật chọn, viết chương trình, viết tài liệu

Đáp án : C

Giải thích :

Các bước cần phải có khi giải bài toán trên máy tính là: Xác định bài toán, lựa chọn hoặc thiết kế thuật toán, viết chương trình, hiệu chỉnh, viết tài liệu.

Câu 19: Phần mềm diệt virus là:

A. Phần mềm hệ thống

B. Phần mềm công cụ

C. Phần mềm ứng dụng

D. Phần mềm tiện ích

Đáp án : D

Giải thích :

Phần mềm diệt virus là phần mềm tiện ích vì nó là phần mềm giúp ta làm việc với máy tính thuận lợi hơn.

Câu 20: Chương trình có thể dùng để giải bài toán với nhiều bộ Input khác nhau là:

A. Phần mềm máy tính

B. Sơ đồ khối

C. Thuật toán

D. Ngôn ngữ lập trình

Đáp án : A

Giải thích :

Sản phẩm thu được sau khi thực hiện các bước giải bài toán là một chương trình có thể dùng để giải bài toán với nhiều bộ Input khác nhau là phần mềm máy tính.

Câu 21: Phần mềm công cụ:

A. Tạo môi trường làm việc cho các phần mềm khác

B. Hỗ trợ việc làm ra các sản phẩm phần mềm khác

C. Giúp làm việc với máy tính thuận lợi hơn

D. Giải quyết những công việc thường gặp

Đáp án : B

Giải thích :

Phần mềm công cụ hỗ trợ việc làm ra các sản phẩm phần mềm khác. Ví dụ, phần mềm tổ chức dữ liệu, phần mềm phát hiện và sửa lỗi…

Câu 22: E-commerce, E-learning, E-government,... là ứng dụng của Tin học trong:

A. Truyền thông

B. Tự động hóa

C. Văn phòng

D. Giải trí

Đáp án : A

Giải thích :

Các giải pháp tin học cùng với công nghệ truyền thông hiện đại tạo ra được mạng máy tính toàn cầu Internet, nhờ đó phát triển nhiều dịch vụ tiện lợi, đa dạng như thương mại điện tử (E-commerce), đào tạo điện tử (E-learning), chính phủ điện tử (E-government)…Nó là những ứng dụng tiêu biểu của tin học trong truyền thông.

Câu 23: Các việc nào dưới đây cần phê phán?

A. Tham gia một lớp học trên mạng về ngoại ngữ

B. Đặt mật khẩu cho máy tính của mình

C. Tự ý thay đổi cấu hình máy tính không được sự cho phép của người phụ trách phòng máy.

D. Cả A, C và D đều cần phê phán

Đáp án : C

Giải thích :

Tự ý thay đổi cấu hình máy tính không được sự cho phép của người phụ trách phòng máy, lấy cắp mật khâu, tài khoản là việc làm cần phải phê phán.

Câu 24: Việc nào dưới đây được khuyến khích thực hiện:

A. Tham gia một lớp học trên mạng về ngoại ngữ

B. Tự ý đặt mật khẩu trên máy tính dùng chung

C. Quá ham mê các trò chơi điện tử

D. Cố ý làm nhiễm virus vào máy tính của trường

Đáp án : A

Giải thích :

Khuyến khích các việc học tập trên internet, đào tạo từ xa hoặc tham gia một lớp học trên mạng về ngoại ngữ, giao tiếp…đối với người học.

Câu 25: Lĩnh vực tin học nghiên cứu về vấn đề gì?

A. Nghiên cứu cấu trúc, tính chất chung của thông tin, phương pháp thu thập, xử lí và truyền thông tin

B. Nghiên cứu cấu trúc, tính chất của thông tin

C. Nghiên cứu tất cả những gì liên quan tới máy tính điện tử

D. Nghiên cứu các phương pháp thu nhập, xử lí truyền thông thông tin

Đáp án : A

Giải thích :

Tin học nghiên cứu cấu trúc, tính chất chung của thông tin, phương pháp thu thập, xử lí và truyền thông tin, phương pháp, thu thập, lưu trữ, tìm kiếm, biến đổi, truyền thông tin và ứng dụng vào các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội.

Câu 26: Những khó khăn gì khi Tin học phát triển:

A. Mất nhiều thời gian để học hỏi tìm hiểu

B. Kinh tế khác nhau nên việc áp dụng tin học còn hạn chế

C. Lợi dụng Internet để thực hiện những hành vi xấu

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án : D

Giải thích :

Những khó khăn gì khi Tin học phát triển là mất nhiều thời gian để học hỏi tìm hiểu, kinh tế khác nhau nên việc áp dụng tin học còn hạn chế, lợi dụng Internet để thực hiện những hành vi xấu.

Câu 27: Những hành vi nào thiếu văn hóa của học sinh khi thực hành tin học:

A. Chưa được phép của giáo viên khi thực hành

B. Chơi game trong giờ thực hành

C. Cả hai câu trên đều đúng

D. Câu A đúng, B sai

Đáp án : C

Giải thích :

Những hành vi nào thiếu văn hóa của học sinh khi thực hành tin học là chưa được phép của giáo viên khi thực hành, chơi game trong giờ thực hành, làm việc riêng…

Câu 28: Một số chức năng của hệ điều hành là:

A. Cung cấp các dịch vụ tiện ích hệ thống

B. Hỗ trợ bằng phần mềm cho các thiết bị ngoại vi để có thể khai thác chúng một cách thuận tiện và hiệu quả

C. Tổ chức lưu trữ thông tin trên bộ nhớ ngoài, cung cấp các phương tiện để tìm kiếm và truy cập thông tin được lưu trữ

D. Cả ba câu trên đều đúng

Đáp án : D

Giải thích :

Một số chức năng của hệ điều hành là:

+ Tổ chức giao tiếp giữa người dùng và hệ thống

+ Cung cấp các dịch vụ tiện ích hệ thống

+ Hỗ trợ bằng phần mềm cho các thiết bị ngoại vi để có thể khai thác chúng một cách thuận tiện và hiệu quả

+ Tổ chức lưu trữ thông tin trên bộ nhớ ngoài, cung cấp các phương tiện để tìm kiếm và truy cập thông tin được lưu trữ

+ Cung cấp các tài nguyên cho các chương trình và các tổ chức thực hiện chương trình đó.

Câu 29: Hệ điều hành đa nhiệm nhiều người dùng là hệ điều hành thực hiện...

A. Điều hành việc phân phối tài nguyên cho các chương trình thực hiện đồng thời

B. Ghi nhớ những thông tin của người dùng (chẳng hạn như mật khẩu, thư mục riêng, các chương trình đang chạy…)

C. Đảm bảo sao cho lỗi trong một chương trình không làm ảnh hưởng tới việc thực hiện các chương trình khác

D. Cả 3 câu A, B, C đều đúng

Đáp án : D

Giải thích :

Hệ điều hành đa nhiệm nhiều người dùng là hệ điều hành mà nhiều người cùng đăng nhập vào hệ thống và nhiều chương trình được thực hiện cùng một lúc.

Câu 30: Một số thành phần của hệ điều hành là:

A. Các chương trình nạp hệ thống

B. Các chương trình quản lí tài nguyên

C. Các chương trình điều khiển và các chương trình tiện ích hệ thống

D. Cả ba câu trên đều đúng

Đáp án : D

Giải thích :

Một số thành phần của hệ điều hành là:

+ Các chương trình nạp hệ thống (chương trình giao tiếp giữa người dùng và hệ thống).

+ Các chương trình quản lí tài nguyên (phân phối và thu hồi tài nguyên).

+ Các chương trình điều khiển và các chương tiện ích hệ thống.

Câu 31: Khi máy tính đang ở trạng thái hoạt động (hoặc bị "treo"), để nạp lại hệ thống (khởi động lại) ta thực hiện:

A. Ấn nút công tắc nguồn (Power)

B. Ấn tổ hợp phím CTRL+ALT+DELETE (hoặc nút RESET trên máy tính)

C. Rút dây nguồn điện nối vào máy tính

D. Ấn phím F10

Đáp án : B

Giải thích :

Khi máy tính đang ở trạng thái hoạt động (hoặc bị "treo"), để nạp lại hệ thống (khởi động lại) ta thực hiện ấn tổ hợp phím CTRL+ALT+DELETE khi bàn phím chưa bị phong tỏa (hoặc nút RESET trên máy tính).

Câu 32: Để tránh mất mát tài nguyên và chuẩn bị cho lần làm việc tiếp theo được thuận tiện, khi ra khỏi hệ thống (kết thúc công việc). Người sử dụng thực hiện:

A. Ấn công tắc nguồn (nút Power) để tắt máy tính

B. Chọn tùy chọn STAND BY

C. Chọn tùy chọn SHUT DOWN

D. Chọn tùy chọn RESTART

Đáp án : C

Giải thích :

Để tránh mất mát tài nguyên và chuẩn bị cho lần làm việc tiếp theo được thuận tiện, khi ra khỏi hệ thống (kết thúc công việc). Người sử dụng thực hiện chọn SHUT DOWN vì mọi thay đổi trong thiết đặt hệ thống được lưu vào đĩa cứng trước khi nguồn được tắt.

Câu 33: Để khởi động lại máy tính ta thực hiện:

A. Ấn nút Reset trên máy tính

B. Gõ tổ hợp phím CTRL – ALT – DEL

C. Cả hai câu A, B đều đúng

D. Cả hai câu A, B đều sai

Đáp án : D

Giải thích :

Để khởi động lại máy tính ta thực hiện chọn Start → chọn Restart.

Câu 34: Tính chất của hệ điều hành MS-DOS là

A. Là hệ điều hành đa nhiệm nhiều người dùng

B. Giao tiếp với hệ điều hành thông qua bảng chọn

C. Là hệ điều hành đơn nhiệm một người dùng

D. Là hệ điều hành mã nguồn mở

Đáp án : C

Giải thích :

Hệ điều hành MS-DOS là hệ điều hành đơn nhiệm một người dùng và sử dụng dòng lệnh để giao tiếp với máy tính.

Câu 35: Chọn câu đúng trong các câu sau khi nói về hệ điều hành Windows:

A. Hệ điều hành Windows có giao diện đồ họa

B. Windows là hệ điều hành đơn nhiệm

C. Hệ điều hành Windows ra mắt tháng 10 năm 2008

D. Windows XP là hệ điều hành đơn nhiệm một người dùng

Đáp án : A

Giải thích :

Hệ điều hành Windows có giao diện đồ họa và văn bản giải thích.

Câu 36: Nhược điểm của hệ điều hành UNIX là:

A. Là hệ điều hành đơn nhiệm một người dùng

B. Không có khả năng làm việc trong môi trường mạng

C. Các phiên bản không có tính kế thừa và đồng bộ

D. Có tính mở rất cao

Đáp án : C

Giải thích :

Nhược điểm của hệ điều hành UNIX là các phiên bản không có tính kế thừa và đồng bộ.

icon-date
Xuất bản : 17/11/2021 - Cập nhật : 17/11/2021