Để các em học sinh làm quen với đề thi tốt nghiệp THPT theo form mới, bài trắc nghiệm sẽ được Toploigiai tổng hợp và biên soạn theo 2 phần: Phần 1 Trắc nghiệm 1 lựa chọn đúng, Phần 2 Trắc nghiệm đúng sai. Đây chính là điểm mới so với tài liệu của các trang web khác.
Đọc mind map để làm nhanh các câu trắc nghiệm
Câu 1: Nghị định 15/2020/NĐ-CP ban hành ngày 3/2/2020 quy định điều gì?
A. Chống thư rác.
B. Quản lí, cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet.
C. Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, CNTT và giao dịch điện tử.
D. Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội.
Câu 2: Công bố thông tin cá nhân hay tổ chức mà không được phép là loại hành vi vi phạm gì?
A. Vi phạm đạo đức.
B. Vi phạm pháp luật.
C. Cả A và B.
D. Không vi phạm.
Câu 3: Đâu là những hành vi vi phạm về đạo đức, pháp luật và văn hoá khi sử dụng mạng?
A. Vi phạm bản quyền.
B. Ứng xử thiếu văn hoá.
C. Công bố thông tin cá nhân không được phép.
D. Tất cả các hành vi trên.
Câu 4: Luật Sở hữu trí tuệ bao gồm quyền thân nhân và quyền
A. Sở hữu.
B. Trí tuệ.
C. Tài sản.
D. Giá trị.
Câu 5: Vấn đề tiêu cực có thể nảy sinh khi tham gia hoạt động nào trên mạng?
A. Tranh luận trên facebook.
B. Gửi thư điện tử.
C. Đăng bài viết, ảnh không đúng về cá nhân khác.
D. Cả 3 ý trên.
Câu 6: Đâu không phải là quyền thuộc quyền nhân thân?
A. Đặt tên cho tác phẩm.
B. Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kì hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
C. Truyền đạt tác phẩm đến công chúng.
D. Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm.
Câu 7: Đưa thông tin không phù hợp lên mạng có thể bị coi là vi phạm gì?
A. Vi phạm pháp luật.
B. Vi phạm đạo đức.
C. Tùy theo nội dung và hậu quả.
D. Không vi phạm.
Câu 8: Hoạt động nào dưới đây vi phạm bản quyền?
A. Mạo danh tác giả.
B. Sửa chữa, chuyển thể phần mềm mà không được phép của tác giả.
C. Sử dụng phần mềm lậu.
D. Cả 3 ý trên.
Câu 9: Hành vi nào sau đây vi phạm bản quyền đối với các sản phẩm tin học?
A. Mạo danh tác giả.
B. Công bố mà không được phép.
C. Sửa chữa, chuyển thể phần mềm, dữ liệu mà không được phép của tác giả.
D. Tất cả các hành động trên đều vi phạm bản quyền đối với các sản phẩm tin học.
Câu 10: Những bộ Luật nào được nhà nước ta đưa ra để đánh giá các hành vi pháp lí trên mạng?
A. Luật An ninh mạng (2018).
B. Luật Hình sự (2017).
C. Cả đáp án A và B đều đúng.
D. Cả hai bộ luật A và B đều không chính xác.
Câu 11: Luật An ninh mạng được Quốc hội Việt Nam ban hành vào năm nào?
A.1998.
B. 2008.
C. 2018.
D. 2017.
Câu 12: Hành vi nào xấu khi giao tiếp trên mạng?
A. Đưa thông tin sai lệch lên mạng.
B. Gửi thư rác, tin rác.
C. Vi phạm bản quyền khi sử dụng dữ liệu.
D. Cả 3 ý trên.
Câu 13: Nghị định nào sau đây quy định về quản lí, cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet?
A. Nghị định 90/2008/NĐ-CP ban hành ngày 13/8/2008.
B. Nghị định 72/2013/NĐ-CP ban hành ngày 15/7/2013.
C. Nghị định 15/2020/NĐ-CP ban hành ngày 3/2/2020.
D. Quyết định số 874/QĐ-BTTTT ban hành ngày 17/6/2021.
Câu 14: Trong tin học, mua phần mềm … mua quyền sử dụng. Chọn từ còn thiếu trong câu trên?
A. Giống.
B. Khác.
C. Phân biệt.
D. Là cách.
Câu 15: Hành vi nào sau đây không là hành vi vi phạm pháp luật về chia sẻ thông tin?
A. Chia sẻ tin tức của trang báo Lao Động lên trang cá nhân Facebook.
B. Chia sẻ văn hoá phẩm đồi truỵ trên mạng.
C. Đăng tin sai sự thật về người khác lên Zalo.
D. Phát tán video độc hại lên mạng.
Câu 16: Ngày 25 tháng 6 năm 2019, Quốc hội Việt Nam ban hành Luật gì quy định quyền tác giả đối với tác phẩm?
A. Luật tác giả.
B. Luật sở hữu.
C. Luật sở hữu trí tuệ.
D. Luật trí tuệ.
Câu 17: Nghị định 90/2008/NĐ-CP ban hành ngày 13/8/2008 về điều gì?
A. Chống thư rác.
B. Quản lí, cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet.
C. Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông,...
D. Tất cả đều đúng.
Câu 18: Khi đưa tin lên mạng xã hội, đáp ứng các yêu cầu về an ninh mạng. Yêu cầu nào trái với quy định an ninh mạng
A. Chính xác.
B. Tính riêng tư.
C. Thích thì đăng thông tin của người khác.
D. Phù hợp với văn hoá.
Câu 19: Quyền tài sản bao gồm các quyền nào sau đây?
A. Làm tác phẩm phái sinh.
B. Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm.
C. Đặt tên cho tác phẩm.
D. Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm.
Câu 20: Nghị định nào quy định những hành vi vi phạm bản quyền?
A. Nghị định 90/2008/NĐ-CP.
B. Nghị định số 131/2013/NĐ-CP.
C. Nghị định 72/2013/NĐ-CP.
D. Nghị định 15/2020/NĐ-CP.
Câu 21: Quyền tác giả là gì?
A. Quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.
B. Quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm mình không sáng tạo ra hoặc không sở hữu.
C. Quyền của tất cả mọi người đối với tác phẩm mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.
D. Không có quyền tác giả.
Câu 22: Nêu các nguyên tắc để nâng cao tính an toàn khi chia sẻ thông tin trên môi trường số?
A. Trước khi đăng tin, hãy kiểm tra tin bài có vi phạm pháp luật hay không.
B. Không chia sẻ tin bài vi phạm pháp luật. Ngoài ra cần phải biết tin tức có chính xác không. Ngày nay trên mạng rất nhiều tin giả, việc chia sẻ một tin giả chính là tiếp tay cho hành vi tung tin giả.
C. Ngay cả trong trường hợp việc đưa tin không vi phạm pháp luật thì cũng phải cân nhắc hậu quả, nhất là khía cạnh đạo đức.
D. Tất cả các nguyên tắc trên.
Câu 1: Công bố thông tin cá nhân của người khác lên mạng xã hội mà không được phép có thể dẫn đến những vi phạm nào?
A. Vi phạm pháp luật.
B. Vi phạm quyền riêng tư.
C. Vi phạm quy tắc an ninh mạng.
D. Không vi phạm nếu không có hậu quả nghiêm trọng.
Đáp án đúng: A, B, C
Giải thích:
A: Vi phạm pháp luật vì công bố thông tin cá nhân khi chưa được phép là trái với quy định pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân.
B: Đây là vi phạm quyền riêng tư, một quyền được pháp luật bảo vệ.
C: Hành vi này cũng vi phạm quy định trong Luật An ninh mạng về bảo vệ dữ liệu cá nhân.
Câu 2: Những hành vi nào sau đây bị coi là vi phạm bản quyền trong môi trường mạng?
A. Đăng tải phần mềm lậu.
B. Sử dụng hình ảnh có bản quyền mà không xin phép.
C. Tạo tài khoản giả danh người nổi tiếng.
D. Chia sẻ tài liệu học tập miễn phí có bản quyền trên diễn đàn.
Đáp án đúng: A, B, D
Giải thích:
A: Đăng tải phần mềm lậu vi phạm quyền sở hữu trí tuệ và bản quyền.
B: Sử dụng hình ảnh có bản quyền mà không xin phép cũng vi phạm quyền tác giả.
D: Chia sẻ tài liệu học tập có bản quyền mà không có sự cho phép của tác giả hoặc nhà xuất bản là hành vi vi phạm.
C: Tạo tài khoản giả danh là hành vi vi phạm danh dự hoặc uy tín, không liên quan trực tiếp đến bản quyền.
Câu 3: Theo quy định pháp luật, khi tham gia mạng xã hội, người dùng cần lưu ý điều gì để không vi phạm quy định an ninh mạng?
A. Đăng tải thông tin chính xác.
B. Công khai ý kiến cá nhân về mọi vấn đề xã hội.
C. Không xâm phạm quyền riêng tư của người khác.
D. Tham gia các nhóm kín để chia sẻ thông tin nhạy cảm.
Đáp án đúng: A, C
Giải thích:
A: Đăng tải thông tin chính xác là yêu cầu quan trọng để không vi phạm quy định an ninh mạng.
C: Không xâm phạm quyền riêng tư của người khác là điều kiện tiên quyết để đảm bảo an toàn pháp lý.
B, D: Công khai ý kiến cá nhân và chia sẻ thông tin nhạy cảm không phải lúc nào cũng phù hợp, có thể vi phạm quy tắc an ninh mạng hoặc pháp luật.
Câu 4: Quyền nào thuộc về quyền nhân thân của tác giả?
A. Đặt tên cho tác phẩm.
B. Sử dụng tác phẩm để thu lợi nhuận.
C. Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm.
D. Quyết định công bố hoặc không công bố tác phẩm.
Đáp án đúng: A, C, D
Giải thích:
A: Đặt tên cho tác phẩm là quyền nhân thân không thể chuyển giao.
C: Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm là quyền của tác giả nhằm tránh tác phẩm bị xuyên tạc.
D: Quyết định công bố hay không công bố tác phẩm cũng là một phần trong quyền nhân thân.
B: Sử dụng tác phẩm để thu lợi nhuận là quyền tài sản, không phải quyền nhân thân.
Câu 5: Những hành vi nào dưới đây vi phạm quy tắc đạo đức khi giao tiếp trên mạng?
A. Lan truyền tin đồn thất thiệt về cá nhân hoặc tổ chức.
B. Sử dụng từ ngữ xúc phạm, thiếu văn hoá khi bình luận.
C. Tìm kiếm và chia sẻ những thông tin sai lệch.
D. Đăng tải hình ảnh cá nhân mà không cần xin phép người khác.
Đáp án đúng: A, B, C
Giải thích:
A: Lan truyền tin đồn thất thiệt không chỉ vi phạm đạo đức mà còn vi phạm pháp luật.
B: Dùng từ ngữ thiếu văn hóa làm tổn thương người khác vi phạm chuẩn mực đạo đức giao tiếp.
C: Chia sẻ thông tin sai lệch gây hoang mang trong xã hội là hành vi không có đạo đức.
D: Mặc dù không phải lúc nào cũng vi phạm đạo đức, nhưng cần cân nhắc việc xin phép để đảm bảo quyền riêng tư.
Câu 6: Những vấn đề nào sau đây liên quan đến vi phạm bản quyền phần mềm tin học?
A. Sửa đổi mã nguồn của phần mềm không được phép.
B. Sử dụng phần mềm bản quyền mà không trả phí.
C. Chia sẻ phần mềm crack hoặc bẻ khoá trên mạng.
D. Cả 3 đáp án trên.
Đáp án đúng: D
Giải thích:
A, B, C: Các hành vi này đều vi phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với phần mềm, bao gồm sửa đổi mã nguồn, sử dụng mà không trả phí và chia sẻ bản crack trái phép.
Câu 7: Để đảm bảo an toàn và tuân thủ pháp luật khi chia sẻ thông tin trên mạng, bạn cần chú ý điều gì?
A. Kiểm tra tính chính xác của thông tin trước khi chia sẻ.
B. Đảm bảo nội dung phù hợp với văn hóa và pháp luật.
C. Tránh đăng tải thông tin có thể gây tranh cãi.
D. Hạn chế chia sẻ thông tin từ nguồn không đáng tin cậy.
Đáp án đúng: A, B, D
Giải thích:
A: Kiểm tra thông tin là yêu cầu cơ bản để tránh lan truyền tin giả.
B: Nội dung cần phù hợp với quy định pháp luật và chuẩn mực văn hóa.
D: Chia sẻ từ nguồn không đáng tin cậy có thể khiến bạn vi phạm pháp luật nếu nội dung sai lệch.
C: Việc gây tranh cãi không phải lúc nào cũng vi phạm pháp luật, phụ thuộc vào nội dung và mục đích.