logo

Trắc nghiệm Sinh học 8 học kì 1 có đáp án (Phần 2)

Câu 1: Con người khác với động vật có vú ở điểm nào sau đây ?

A. Có ngôn ngữ (tiếng nói và chữ viết)

B. Biết chế tạo công cụ lao động vào những mục đích nhất định

C. Biết tư duy

D. Tất cả các phương án còn lại

Đáp án

- Những đặc điểm chỉ có ở người mà không có ở động vật:

+ Sự phân hóa của bộ xương phù hợp với chức năng lao động và đi bằng hai chân.

+ Nhờ lao động có mục đích, nên bớt lệ thuộc vào thiên nhiên.

+ Có tiếng nói, chữ viết, có tư duy trừu tượng và hình thành ý thức.

+ Biết dùng lửa để nấu chín thức ăn.

+ Não phát triển, sọ lớn hơn mặt.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 2: Đặc điểm chỉ có ở người không có ở động vật là:

A. Xương sọ lớn hơn xương mặt.

B. Hệ tuần hoàn phát triến.

C. Cơ hoành phát triển.

D. Cả A, B và C đều đúng.

Đáp án

Đặc điểm chỉ có ở người mà không có ở động vật: Não phát triển, xương sọ lớn hơn xương mặt.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 3: Cơ thể người được phân chia thành mấy phần? Đó là những phần nào?

A. 3 phần : đầu, thân và chân

B. 2 phần : đầu và thân

C. 3 phần : đầu, thân và các chi

D. 3 phần : đầu, cổ và thân

Đáp án

Cơ thể người được phân chia thành 3 phần : đầu, thân và các chi

Đáp án cần chọn là: C

Câu 4: Cấu tạo cơ thể người được chia làm mấy phần:

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Đáp án

Cơ thể người được phân chia thành 3 phần : đầu, thân và các chi

Đáp án cần chọn là: B

Câu 5: Thành phần cấu trúc cơ bản của tế bào gồm:

A. Màng sinh chất, ti thể, nhân

B. Chất tế bào, ribôxôm, nhân con

C. Nhân, chất tế bào, trung thể

D. Màng sinh chất, chất tế bào, nhân.

Đáp án

Thành phần cấu trúc cơ bản của tế bào gồm: màng sinh chất, chất tế bào, nhân.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 6: Cấu tạo tế bào gồm mấy phần chính :

A. 3 phần

B. 2 phần

C. 4 phần

D. 5 phần

Đáp án

Cấu tạo tế bào gồm 3 phần chính: màng sinh chất, chất tế bào, nhân.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 7: Khi nói về mô, nhận định nào dưới đây là đúng ?

A. Các tế bào trong một mô không phân bố tập trung mà nằm rải rác khắp cơ thể

B. Chưa biệt hóa về cấu tạo và chức năng

C. Gồm những tế bào đảm nhiệm những chức năng khác nhau

D. Gồm những tế bào có cấu tạo giống nhau

Đáp án

Mô là tập hợp các tế bào chuyên hóa, có cấu tạo giống nhau, đảm nhận chức năng nhất định

Đáp án cần chọn là: D

Câu 8: Mô là

A. tập hợp các cấu trúc có cùng chức năng.

B. tập hợp các cấu trúc trong tế bào có cấu tạo gần giống nhau.

C. tập hợp các tế bào chuyên hoá, có cấu tạo giống nhau và đảm nhận những chức năng nhất định.

D. tập hợp các tế bào có chức năng bảo vệ.

Đáp án

Mô là tập hợp các tế bào chuyên hóa, có cấu tạo giống nhau, đảm nhận chức năng nhất định.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 9: Hai chức năng cơ bản của tế bào thần kinh là:

A. Cảm ứng và vận động

B. Vận động và bài tiết

C. Cảm ứng và dẫn truyền xung thần kinh

D. Bài tiết và dẫn truyền xung thần kinh

Đáp án

Nơron có hai chức năng cơ bản là cảm ứng và dẫn truyền xung thần kinh

Đáp án cần chọn là: C

Câu 10: Cảm ứng là gì ?

A. Là khả năng phân tích thông tin và trả lời các kích thích bằng cách phát sinh xung thần kinh.

B. Là khả năng làm phát sinh xung thần kinh và dẫn truyền chúng tới trung khu phân tích.

C. Là khả năng tiếp nhận và xử lý thông tin bằng cách phát sinh xung thần kinh.

D. Là khả năng tiếp nhận và phản ứng lại các kích thích bằng cách phát sinh xung thần kinh.

Đáp án

Cảm ứng: khả năng tiếp nhận các kích thích và phản ứng lại các kích thích bằng hình thức phát sinh xung thần kinh.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 11: Con người có bao nhiêu đôi xương sườn cụt không gắn với xương ức qua phần sụn?

A. 4 đôi

B. 3 đôi

C. 1 đôi

D. 2 đôi

Đáp án

Con người có 2 đôi xương sườn cụt không gắn với xương ức qua phần sụn

Đáp án cần chọn là: D

Câu 12: Chức năng của cột sống là:

A. Bảo vệ tim, phổi và các cơ quan ờ phía trên khoang bụng.

B. Giúp cơ thê đứng thẳng, gắn xương sườn với xương ức thành lồng ngực,

C. Giúp cơ thế đứng thẳng và lao động.

D. Bảo đảm cho cơ thể được vận động dễ dàng.

Đáp án

Xương sống (cột sống) giúp cơ thể đứng thẳng.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 13: Trong xương dài, vai trò phân tán lực tác động thuộc về thành phần nào dưới đây ?

A. Mô xương cứng

B. Mô xương xốp

C. Sụn bọc đầu xương

D. Màng xương

Đáp án

Mô xương xốp có vai trò phân tán lực tác động.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 14: Chức năng của mô xương xốp là

A. sinh hồng cầu, chứa mỡ ở người già, chứa tủy đỏ ở trẻ em, chứa tủy vàng ở người lớn.

B. nuôi dưỡng xương.

C. phân tán lực tác động, tạo các ô chứa tủy đỏ.

D. chịu lực, đảm bảo vững chắc.

Đáp án

Mô xương xốp giúp phân tán lực tác động, tạo các ô chứa tủy đỏ.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 15: Cơ thể người có khoảng bao nhiêu cơ ?

A. 400 cơ

B. 600 cơ

C. 800 cơ

D. 500 cơ

Đáp án

Cơ thể người có khoảng 600 cơ

Đáp án cần chọn là: B

Câu 16: Số lượng cơ trên mỗi cơ thể người vào khoảng;

A. 600 cơ

B. 400 cơ

C. 500 cơ

D. 300 cơ

Đáp án

Cơ thể người có khoảng 600 cơ

Đáp án cần chọn là: A

Câu 17: Cơ co sinh ra?

A. Điện

B. Nhiệt

C. Công

D. Cả A, B, C đều đúng

Đáp án

Cơ co sinh ra công cơ.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 18: Gọi F là lực tác động để một vật di chuyển, s là quãng đường mà vật di chuyển sau khi bị tác động lực thì A – công sản sinh ra sẽ được tính bằng biểu thức :

A. A = F+s

B. A = F.s

C. A = F/s.

D. A = s/F.

Đáp án

Công sản sinh ra sẽ được tính bằng biểu thức: A = F.s

Đáp án cần chọn là: B

Câu 19: Bộ xương người và bộ xương thú khác nhau ở đặc điểm nào sau đây ?

A. Số lượng xương ức

B. Hướng phát triển của lồng ngực

C. Sự phân chia các khoang thân

D. Sự sắp xếp các bộ phận trên cơ thể

Đáp án

Bộ xương người và bộ xương thú khác nhau ở hướng phát triển của lồng ngực

Đáp án cần chọn là: B

Câu 20: Đặc điểm nào dưới đây chỉ có ở bộ xương người mà không tồn tại ở các loài động vật khác?

A. Xương cột sống hình cung

B. Lồng ngực phát triển rộng ra hai bên

C. Bàn chân phẳng

D. Xương đùi bé

Đáp án

Lồng ngực ở người phát triển rộng ra hai bên

Đáp án cần chọn là: B

Câu 21: Môi trường trong cơ thể có vai trò chính là ?

A. Giúp tế bào thường xuyên trao đổi chất với môi trường ngoài.

B. Giúp tế bào có hình dạng ổn định

C. Giúp tế bào không bị xâm nhập bởi các tác nhân gây hại

D. Sinh tổng hợp các chất cần thiết cho tế bào

Đáp án

Môi trường trong cơ thể giúp tế bào trao đổi chất với môi trường ngoài.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 22: Chúng ta sẽ bị mất nhiều nước trong trường hợp nào sau đây ?

A. Tiêu chảy

B. Lao động nặng

C. Sốt cao

D. Tất cả các phương án còn lại

Đáp án

Chúng ta sẽ bị mất nhiều nước trong trường hợp tiêu chảy, lao động nặng, sốt cao.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 23: Bạch cầu đươc phân chia thành mấy loại chính ?

A. 3 loại

B. 4 loại

C. 5 loại

D. 6 loại

Đáp án

Bạch cầu được phân chia thành 5 loại

Đáp án cần chọn là: C

Câu 24: Kháng nguyên là

A. một loại prôtêin do tế bào hồng cầu tiết ra

B. một loại prôtêin do tế bào bạch cầu tiết ra.

C. một loại prôtêin do tế bào tiểu cầu tiết ra.

D. những phân tử ngoại lai có khả năng kích thích cơ thể tiết ra các kháng thể.

Đáp án

Kháng nguyên là những phân tử ngoại lai có khả năng kích thích cơ thể tiết ra các kháng thể.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 25: Trong hệ nhóm máu ABO, khi lần lượt để các nhóm máu truyền chéo nhau thì sẽ có tất cả bao nhiêu trường hợp gây kết dính hồng cầu ?

A. 7 trường hợp

B. 3 trường hợp

C. 2 trường hợp

D. 6 trường hợp

Đáp án

Có tất cả 7 trường hợp gây kết dính hồng cầu

Đáp án cần chọn là: A

Câu 26: Vì sao máu nhiễm tác nhân gây bệnh (HIV, virut viêm gan B, virut viêm gan C,…) thì dù có tương thích cũng không nên đem truyền cho người khác ?

A. Vì nếu truyền máu thì người nhận sẽ bị kết dính hồng cầu do các tác nhân gây bệnh kích thích sự ngưng kết trong lòng mạch.

B. Vì nếu truyền máu thì người nhận sẽ bị nhiễm các tác nhân trên và phát sinh những bệnh tương ứng.

C. Vì nếu truyền máu thì người nhận sẽ bị sốc phản vệ cho các tác nhân gây bệnh kể trên xâm nhập vào cơ thể.

D. Tất cả các phương án còn lại.

Đáp án

Máu nhiễm tác nhân gây bệnh (HIV, virut viêm gan B, virut viêm gan C,…) thì dù có tương thích cũng không nên đem truyền cho người khác vì nếu truyền máu thì người nhận sẽ bị nhiễm các tác nhân trên và phát sinh những bệnh tương ứng.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 27: Khi nói về tim, phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Thành tâm thất dày hơn thành tâm nhĩ

B. Thành tâm thất trái dày hơn thành tâm thất phải..

C. Thành tim dày sẽ tạo áp lực để đẩy máu vào động mạch.

D. Nhờ có van tim nên máu di chuyển một chiều từ động mạch đến tâm thất xuống tâm nhĩ.

Đáp án

D sai vì máu không đi từ động mạch vào tâm thất mà luôn từ tâm thất đi vào động mạch

Đáp án cần chọn là: D

Câu 28: Loại mạch máu nào dưới đây có chức năng nuôi dưỡng tim ?

A. Động mạch dưới đòn

B. Động mạch dưới cằm

C. Động mạch vành

D. Động mạch cảnh trong

Đáp án

Động mạch vành: làm nhiệm vụ dẫn máu nuôi tim

Đáp án cần chọn là: C

Câu 29: Sự luân chuyển bạch huyết trong hệ bạch huyết (BH) diễn ra theo trình tự như thế nào ?

A. Mao mạch BH – ống BH – mạch BH – hạch BH – mạch BH – tĩnh mạch

B. Mao mạch BH – mạch BH – ống BH – mạch BH – hạch BH – tĩnh mạch

C. Mao mạch BH – mạch BH – hạch BH – ống BH – mạch BH – tĩnh mạch

D. Mao mạch BH – mạch BH – hạch BH – mạch BH - ống BH – tĩnh mạch

Đáp án

Đường đi của bạch huyết.

Mao mạch bạch huyết → mạch bạch huyết → hạch bạch huyết → mạch bạch huyết → ống bạch huyết → tĩnh mạch (hệ tuần hoàn).

Đáp án cần chọn là: D

Câu 30: Sau khi luân chuyển trong hệ bạch huyết, dịch bạch huyết sẽ được đổ trực tiếp vào bộ phận nào của hệ tuần hoàn ?

A. Tĩnh mạch dưới đòn

B. Tĩnh mạch cảnh trong

C. Tĩnh mạch thận

D. Tĩnh mạch đùi

Đáp án

Sau khi luân chuyển trong hệ bạch huyết, dịch bạch huyết sẽ được đổ trực tiếp vào tĩnh mạch dưới đòn.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 31: Loại mạch nào dưới đây có van?

A. Động mạch cảnh

B. Mao mạch phổi

C. Tĩnh mạch cảnh trong

D. Tĩnh mạch đùi

Đáp án

Tĩnh mạch đùi có van.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 32: Máu lưu thông trong động mạch là nhờ vào yếu tố nào dưới đây ?

A. Sự co dãn của thành mạch

B. Sức đẩy của tim

C. Sự liên kết của dịch tuần hoàn

D. Tất cả các phương án còn lại

Đáp án

Máu lưu thông trong động mạch là nhờ sự co dãn của thành mạch, sức đẩy của tim, sự liên kết của dịch tuần hoàn.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 33: Mỗi lá phổi được bao bọc bên ngoài bởi mấy lớp màng ?

A. 4 lớp

B. 3 lớp

C. 2 lớp

D. 1 lớp

Đáp án

Mỗi lá phổi được bao bọc bên ngoài bởi 2 lớp màng

Đáp án cần chọn là: C

Câu 34: Lớp màng ngoài của phổi còn có tên gọi khác là

A. lá thành.

B. lá tạng.

C. phế nang.

D. phế quản

Đáp án

Lớp màng ngoài của phổi còn có tên gọi khác là lá thành.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 35: Ở người, một cử động hô hấp được tính bằng

A. hai lần hít vào và một lần thở ra

B. một lần hít vào và một lần thở ra.

C. một lần hít vào hoặc một lần thở ra.

D. một lần hít vào và hai lần thở ra.

Đáp án

Ở người, một cử động hô hấp được tính bằng một lần hít vào và một lần thở ra.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 36: Hoạt động hô hấp của người có sự tham gia tích cực của những loại cơ nào ?

A. Cơ lưng xô và cơ liên sườn

B. Cơ ức đòn chũm và cơ hoành

C. Cơ liên sườn và cơ nhị đầu

D. Cơ liên sườn và cơ hoành

Đáp án

Hoạt động hô hấp của người có sự tham gia tích cực của cơ liên sườn và cơ hoành.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 37: Hoạt động nào dưới đây góp phần bảo vệ đường hô hấp của bạn ?

A. Đeo khẩu trang trong môi trường có nhiều khói bụi

B. Trồng nhiều cây xanh

C. Xả rác đúng nơi quy định

D. Tất cả các phương án đưa ra

Đáp án

Các hoạt động A, B, C đều góp phần bảo vệ đường hô hấp.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 38: Vì sao khi chúng ta hít thở sâu thì sẽ làm tăng hiệu quả hô hấp ?

A. Vì hít thở sâu giúp loại thải hoàn toàn lượng khí cặn và khí dự trữ còn tồn đọng trong phổi, tạo ra khoảng trống để lượng khí hữu ích dung nạp vào vị trí này.

B. Vì khi hít thở sâu thì ôxi sẽ tiếp cận được với từng tế bào trong cơ thể, do đó, hiệu quả trao đổi khí ở tế bào sẽ cao hơn.

C. Vì khi hít vào gắng sức sẽ làm tăng lượng khí bổ sung cho hoạt động trao đổi khí ở phế nang và khi thở ra gắng sức sẽ giúp loại thải khí dự trữ còn tồn đọng trong phổi.

D. Tất cả các phương án còn lại.

Đáp án

Khi hít vào gắng sức sẽ làm tăng lượng khí bổ sung cho hoạt động trao đổi khí ở phế nang và khi thở ra gắng sức sẽ giúp loại thải khí dự trữ còn tồn đọng trong phổi → sẽ làm tăng hiệu quả hô hấp.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 39: Thế nào là tiêu hoá thức ăn ?

A. Biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng

B. Cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng qua thành ruột

C. Thải bỏ các chất thừa không hấp thụ được

D. Cả A, B và c.

Đáp án

Tiêu hoá thức ăn là?

- Biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng

- Cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng qua thành ruột

- Thải bỏ các chất thừa không hấp thụ được

Đáp án cần chọn là: D

Câu 40: Qua tiêu hoá, lipit sẽ được biến đổi thành

A. glixêrol và vitamin.

B. glixêrol và axit amin.

C. nuclêôtit và axit amin.

D. glixêrol và axit béo.

Đáp án

Lipit sẽ được biến đổi thành glixêrol và axit béo.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 41: Loại cơ nào dưới đây không có trong cấu tạo của thực quản ?

A. Cơ chéo

B. Cơ dọc

C. Cơ vòng

D. Tất cả các phương án còn lại

Đáp án

Thực quản không có cơ chéo.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 42: Thành phần nào dưới đây của thức ăn hầu như không bị tiêu hoá trong khoang miệng ?

A. Nước

B. Lipit

C. Vitamin

D. Tất cả các phương án còn lại

Đáp án

Nước, lipit, vitamin hầu như không bị tiêu hoá trong khoang miệng.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 43: Dạ dày được cấu tạo bởi mấy lớp cơ?

A. 3 lớp

B. 4 lớp

C. 2 lớp

D. 5 lớp

Đáp án

Dạ dày được cấu tạo bởi 3 lớp cơ.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 44: Từ ngoài vào trong, các cơ của dạ dày sắp xếp theo trật tự như thế nào ?

A. Cơ dọc – cơ chéo – cơ vòng

B. Cơ chéo – cơ vòng – cơ dọc

C. Cơ dọc – cơ vòng – cơ chéo

D. Cơ vòng – cơ dọc – cơ chéo

Đáp án

Từ ngoài vào trong, các cơ của dạ dày sắp xếp theo trật tự Cơ dọc – cơ vòng – cơ chéo.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 45: Khi không có kích thích của thức ăn, cơ quan nào dưới đây không tiết ra dịch tiêu hoá ?

A. Tuỵ

B. Gan

C. Ruột non

D. Tất cả các phương án còn lại

Đáp án

Khi không có kích thích của thức ăn, ruột non không tiết ra dịch tiêu hoá

Đáp án cần chọn là: C

Câu 46: Sản phẩm cuối cùng được tạo ra ở ruột non sau khi kết thúc biến đổi hoá học là?

A. Đường đơn, axit amin, glixêrin, axit béo

B. Axit amin, glixêrin, axit béo, đường đôi

C. Đường đơn, lipỉt, axit amin.

D. Đường đơn, glixêrin, prôtêin, axit béo

Đáp án

Sản phẩm cuối cùng được tạo ra ở ruột non sau khi kết thúc biến đổi hoá học là đường đơn, axit amin, glixêrin, axit béo.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 47: Phát biểu nào sau đây sai?

A. Ruột non nối tiếp với môn vị dạ dày

B. Đoạn đầu của ruột non là đại tràng

C. Ruột non có hai đoạn là hồi tràng và hổng tràng

D. Ruột non tiết ra dịch ruột

Đáp án

Đoạn đầu của ruột non là tá tràng.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 48: Thành ruột non được cấu tạo từ mấy lớp cơ ?

A. 1 loại

B. 4 loại

C. 3 loại

D. 2 loại

Đáp án

Thành ruột non được cấu tạo từ 2 lớp cơ.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 49: Biện pháp nào dưới đây giúp làm tăng hiệu quả tiêu hoá và hấp thụ thức ăn ?

A. Tạo bầu không khí thoải mái, vui vẻ khi ăn

B. Ăn đúng giờ, đúng bữa và hợp khẩu vị

C. Ăn chậm, nhai kĩ

D. Tất cả các phương án còn lại

Đáp án

Cả A, B, C đều giúp làm tăng hiệu quả tiêu hoá và hấp thụ thức ăn

Đáp án cần chọn là: D

Câu 50: Biện pháp nào dưới đây giúp cải thiện tình trạng táo bón ?

1. Ăn nhiều rau xanh

2. Hạn chế thức ăn chứa nhiều tinh bột và prôtêin

3. Uống nhiều nước

4. Uống chè đặc

Loại đồ ăn/thức uống nào dưới đây tốt cho hệ tiêu hoá ?

A. Nước giải khát có ga

B. Xúc xích

C. Lạp xưởng

D. Khoai lang

Đáp án

Khoai lang tốt cho hệ tiêu hoá.

Đáp án cần chọn là: D

icon-date
Xuất bản : 28/11/2021 - Cập nhật : 28/11/2021