logo

Trắc nghiệm Sinh học 8 học kì 1 có đáp án (Phần 1)

Câu 1: Con người là một trong những đại diện của

A. lớp Chim

B. lớp Lưỡng cư.

C. lớp Bò sát.

D. lớp Thú.

Con người là một trong những đại diện của lớp Thú.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 2: Trong giới Động vật, loài sinh vật nào hiện đứng đầu về mặt tiến hóa ?

A. Con người

B. Gôrila

C. Đười ươi

D. Vượn

Trong giới Động vật, con người hiện đứng đầu về mặt tiến hóa

Đáp án cần chọn là: A

Câu 3: Ở cơ thể người, cơ quan nào dưới đây nằm trong khoang ngực?

A. Bóng đái

B. Phổi

C. Thận

D. Dạ dày

Ở cơ thể người, phổi nằm trong khoang ngực

Đáp án cần chọn là: B

Câu 4: Các cơ quan sau đây có trong khoang ngực là

A. Dạ dày

B. Tim

C. Gan

D. Cả A, B, C đều đúng

Ở cơ thể người, tim nằm trong khoang ngực

Đáp án cần chọn là: B

Câu 5: Tế bào gồm có bao nhiêu bộ phận chính ?

A. 5

B. 4

C. 3

D. 2

Tế bào gồm có:

- Nhân

- Tế bào chất

- Màng sinh chất

Đáp án cần chọn là: C

Câu 6: Cấu tạo tế bào gồm:

A. Màng sinh chất, ribôxôm, ti thể.

B. Màng sinh chất, chất tế bào, nhân.

C. Màng sinh chất, chất tế bào, gôngi.

D. Màng sinh chất, ti thể, nhân.

Tế bào gồm có: màng sinh chất, chất tế bào, nhân.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 7: Mô là gì?

A. Mô là tập hợp các tế bào chuyên hóa, có hình dạng giống nhau, cùng thực hiện chức năng nhất định.

B. Mô là tập hợp các tế bào chuyên hóa, có cấu trúc giống nhau, cùng thực hiện chức năng nhất định.

C. Mô là tập hợp các tế bào giống nhau,cùng thực hiện một chức năng.

D. Mô là tập hợp gồm các tế bào khác nhau ,thực hiện chức năng khác nhau.

Mô là tập hợp các tế bào chuyên hóa, có cấu tạo giống nhau, đảm nhận chức năng nhất định.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 8: Dựa trên cơ sở nào mà người ta phân chia các loại mô chính trong cơ thể?

A. Cấu trúc

B. Tính chất

C. Chức năng

D. Cả A và C

Dựa trên cấu trúc và chức năng của mô, người ta phân chia được các loại mô chính trong cơ thể.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 9: Nơron có hai chức năng cơ bản, đó là gì ?

A. Cảm ứng và phân tích các thông tin

B. Dẫn truyền xung thần kinh và xử lý thông tin

C. Cảm ứng và dẫn truyền xung thần kinh

D. Tiếp nhận và trả lời kích thích

Nơron có hai chức năng cơ bản là cảm ứng và dẫn truyền xung thần kinh

Đáp án cần chọn là: C

Câu 10: Nơron có 2 tính chất cơ bản là:

A. Cảm ứng và hưng phấn

B. Co rút và dẫn truyền

C. Hưng phấn và dẫn truyền

D. Cảm ứng và dẫn truyền.

Nơron có hai chức năng cơ bản là cảm ứng và dẫn truyền xung thần kinh

Đáp án cần chọn là: D

Câu 11: Hiện tượng uốn cong hình chữ S của xương cột sống ở người có ý nghĩa thích nghi như thế nào?

A. Giúp giảm thiểu nguy cơ rạn nứt các xương lân cận khi di chuyển

B. Giúp phân tán lực đi các hướng, giảm xóc và sang chấn vùng đầu

C. Giúp giảm áp lực của xương cột sống lên vùng ngực và cổ

D. Tất cả các phương án đưa ra

Xương sống (cột sống) gồm nhiều đốt sống khớp với nhau và cong ở 4 chỗ thành 2 chữ S giúp phân tán áp lực ở phía trên cơ thể đi các hướng, giảm xóc và sang chấn vùng đầu.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 12: Đặc điểm của bộ xương người thích nghi với tư thế đứng thẳng và đi bằng hai chân là:

A. Cột sống cong ở bốn chỗ, xương chậu nở, lồng ngực nở sang hai bên.

B. Xương tay có các khớp linh hoạt, ngón cái đối diện với 4 ngón còn lại.

C. Xương chậu lớn, bàn chân hình vòm, xương gót phát triển.

D. Cả A, B và C đều đúng.

Đặc điểm của bộ xương người thích nghi với tư thế đứng thẳng và đi bằng hai chân là:

- Cột sống cong ở bốn chỗ, xương chậu nở, lồng ngực nở sang hai bên.

- Xương tay có các khớp linh hoạt, ngón cái đối diện với 4 ngón còn lại.

- Xương chậu lớn, bàn chân hình vòm, xương gót phát triển.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 13: Xương dài có đặc điểm là

A. đầu xương có sụn bọc, thân xương có màng xương và khoang xương.

B. không có cấu tạo hình ống, bên ngoài là mô xương cứng

C. xương hình ống, mô xương xổp gồm các nan xương.

D. cả A và C.

Cấu tạo 1 xương dài gồm có:

- Hai đầu xương là mô xương xốp, có các nan xương xếp theo kiểu vòng cung tạo ra các ô trống có chứa tủy đỏ. Bọc 2 đầu xương là lớp sụn.

- Thân xương có hình ống, có màng xương mỏng → mô xương cứng → khoang xương. Khoang xương chứa tủy xương.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 14: Cấu tạo của thân xương lần lượt từ ngoài vào trong gồm:

A. Xương cứng, màng xương và khoang xương

B. Màng xương, khoang xương và xương cứng

C. Màng xương, xương cứng và khoang xương

D. Khoang xương, xương cứng và màng xương

Cấu tạo của thân xương lần lượt từ ngoài vào trong gồm: màng xương, xương cứng và khoang xương.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 15: Chọn từ thích hợp để điền vào dấu ba chấm trong câu sau : Mỗi … là một tế bào cơ.

A. bó cơ

B. tơ cơ

C. tiết cơ

D. sợi cơ

Mỗi sợi cơ là một tế bào cơ

Đáp án cần chọn là: D

Câu 16: Sợi cơ gồm

A. nhiều bó cơ.

B. nhiều tơ cơ.

C. nhiếu sợi cơ.

D. tơ cơ mảnh.

Mỗi sợi cơ gồm nhiều tơ cơ.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 17: Khi ném quả bóng vào một rổ treo trên cao, chúng ta đã tạo ra

A. phản lực

B. lực đẩy

C. lực kéo

D. lực hút

Khi ném quả bóng vào một rổ treo trên cao, chúng ta đã tạo ra lực đẩy.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 18: Công của cơ là.

A. Khi cơ co

B. Tạo ra một lực

C. Làm vật đứng yên.

D. Khi cơ duỗi.

Công của cơ là tạo ra một lực tác động vào vật, làm vật di chuyển.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 19: Sự tiến hoá của bộ xương người so với bộ xuơng thú thể hiện chủ yếu ở những điểm nào?

A. Sự phân hoá giữa chi trên và chi dưới.

B. Cột sống và lồng ngực,

C. Hộp sọ và cách đính hộp sọ vào cột sống.

D. Cả A, B và C đều đúng.

Sự tiến hoá của bộ xương người so với bộ xuơng thú thể hiện chủ yếu ở:

- Sự phân hoá giữa chi trên và chi dưới.

- Cột sống và lồng ngực,

- Hộp sọ và cách đính hộp sọ vào cột sống.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 20: Máu bao gồm

A. Hồng cầu và tiểu cầu.

B. Huyết tương và các tế bào máu

C. Bạch cầu và hồng cầu.

D. Hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu.

Máu gồm 2 thành phần: huyết tương và các tế bào máu

Đáp án cần chọn là: B

Câu 21: Trong máu, huyết tương chiếm tỉ lệ bao nhiêu về thể tích ?

A. 75%

B. 60%

C. 45%

D. 55%

Trong máu, huyết tương chiếm 55% về thể tích.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 22: Khả năng người nào đã từng một lần bị bệnh nhiễm bệnh nào đó, sau đó không mắc lại bệnh đó nữa được gọi là

A. Miễn dịch bẩm sinh.

B. Miễn dịch chủ động

C. Miễn dịch tập nhiễm.

D. Miễn dịch bị động.

Khả năng người nào đã từng một lần bị bệnh nhiễm bệnh nào đó, sau đó không mắc lại bệnh đó nữa được gọi là miễn dịch tập nhiễm.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 23: Khi được tiêm phòng vacxin thuỷ đậu, chúng ta sẽ không bị mắc căn bệnh này trong tương lai. Đây là dạng miễn dịch nào ?

A. Miễn dịch tự nhiên

B. Miễn dịch nhân tạo

C. Miễn dịch tập nhiễm

D. Miễn dịch bẩm sinh

Đây là miễn dịch nhân tạo, có được sau khi tiêm phòng.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 24: Khi mạch máu bị nứt vỡ, loại ion khoáng nào dưới đây sẽ tham gia tích cực vào cơ chế hình thành khối máu đông ?

A. Cl-

B. Ca2+

C. Na+

D. Ba2+

Khi mạch máu bị nứt vỡ, Ca2+ sẽ tham gia tích cực vào cơ chế hình thành khối máu đông

Đáp án cần chọn là: B

Câu 25: Loại tế bào máu nào đóng vai trò chủ chốt trong quá trình đông máu ?

A. Hồng cầu

B. Bạch cầu

C. Tiểu cầu

D. Tất cả các phương án còn lại

Tiểu cầu đóng vai trò chủ chốt trong quá trình đông máu.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 26: Ở người bình thường, trung bình mỗi phút tim đập bao nhiêu lần ?

A. 85 lần

B. 75 lần

C. 60 lần

D. 90 lần

Một phút có 75 chu kỳ co giãn tim (nhịp tim)

Đáp án cần chọn là: B

Câu 27: Nếu tim đập càng nhanh thì:

A. Thời gian co tim càng rút ngắn

B. Thời gian nghỉ không thay đổi

C. Lượng máu vận chuyển trong mạch càng lớn

D. Cả A và B đúng

Nếu tìm đập càng nhanh thì thời gian co tim càng rút ngắn, số nhịp tim trong một phút càng cao.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 28: Ở người, loại mạch nào dưới đây vận chuyển máu đỏ thẫm ?

A. Động mạch cảnh

B. Động mạch đùi

C. Động mạch cửa gan

D. Động mạch phổi

Động mạch phổi vận chuyển máu đỏ thẫm.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 29: Loại mạch nào dưới đây vận chuyển máu giàu ôxi ?

A. Động mạch chủ

B. Động mạch vành tim

C. Tĩnh mạch phổi

D. Tất cả các phương án còn lại

Động mạch chủ, động mạch vành tim, tĩnh mạch phổi đềuvận chuyển máu giàu ôxi.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 30: Ở trạng thái nghỉ ngơi thì so với người bình thường, vận động viên có

A. nhịp tim chậm hơn và lượng máu được bơm vào mỗi ngăn tim lớn hơn

B. nhịp tim nhanh hơn và lượng máu được bơm vào mỗi ngăn tim lớn hơn.

C. nhịp tim nhanh hơn và lượng máu được bơm vào mỗi ngăn tim bé hơn.

D. nhịp tim chậm hơn và lượng máu được bơm vào mỗi ngăn tim bé hơn.

Ở trạng thái nghỉ ngơi thì so với người bình thường, vận động viên có nhịp tim chậm hơn và lượng máu được bơm vào mỗi ngăn tim lớn hơn.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 31: Để phòng ngừa các bệnh tim mạch, chúng ta cần lưu ý điều gì ?

A. Thường xuyên vận động và nâng cao dần sức chịu đựng

B. Nói không với rượu, bia, thuốc lá, mỡ, nội tạng động vật và thực phẩm chế biến sẵn

C. Ăn nhiều rau quả tươi, thực phẩm giàu Omega – 3

D. Tất cả các phương án còn lại

Để phòng ngừa các bệnh tim mạch, chúng ta cần thường xuyên vận động và nâng cao dần sức chịu đựng, không sử dụng rượu, bia, thuốc lá, mỡ, nội tạng động vật và thực phẩm chế biến sẵn, ăn nhiều rau quả tươi, thực phẩm giàu Omega – 3.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 32: Trong quá trình hô hấp, con người sử dụng khí gì và loại thải ra khí gì ?

A. Sử dụng khí nitơ và loại thải khí cacbônic

B. Sử dụng khí cacbônic và loại thải khí ôxi

C. Sử dụng khí ôxi và loại thải khí cacbônic

D. Sử dụng khí ôxi và loại thải khí nitơ

Trong quá trình hô hấp, con người sử dụng khí ôxi và loại thải khí cacbônic.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 33: Quá trình hô hấp gồm những giai đoạn nào?

A. Trao đổi khí ở phổi

B. Trao đổi khí ở tế bào

C. Sự thở: trao đổi khí ở phổi với môi trường

D. Cả A, B và C

Hô hấp gồm 3 giai đoạn chủ yếu:

+ Sự thở: trao đổi khí ở phổi với môi trường.

+ Trao đổi khí ở phổi: CO2 từ máu vào tế bào phổi, O2 từ tế bào phổi vào máu.

+ Trao đồi khí ở tế bào: O2 từ máu vào tế bào, CO2 từ tế bào vào máu.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 34: Trong quá trình trao đổi khí ở tế bào, loại khí nào sẽ khuếch tán từ tế bào vào máu ?

A. Khí nitơ

B. Khí cacbônic

C. Khí ôxi

D. Khí hiđrô

Trong quá trình trao đổi khí ở tế bào, khí cacbônic sẽ khuếch tán từ tế bào vào máu.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 35: Ý nghĩa của sự trao đổi khí ở tế bào là gì ?

A. Cung cấp ôxi cho tế bào và loại CO2 khỏi tế bào

B. Làm tăng nồng đô ôxi trong máu

C. Làm giảm nồng độ CO2 của máu

D. Cả A, B và C.

Sự trao đổi khí ở tế bào cung cấp ôxi cho tế bào hô hấp và loại CO2 khỏi tế bào.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 36: Chất độc nào dưới đây có nhiều trong khói thuốc lá ?

A. Hêrôin

B. Côcain

C. Moocphin

D. Nicôtin

Nicôtin là chất độc có nhiều trong khói thuốc lá.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 37: Loại khí nào dưới đây thường gây viêm, sưng lớp niêm mạc, cản trở trao đổi khí và có thể gây chết người khi dùng với liều cao ?

A. Nitơ

B. Cacbon đioxit

C. Hiđrô

D. Nitơ ôxit

Nitơ ôxit gây viêm, sưng lớp niêm mạc, cản trở trao đổi khí và có thể gây chết người khi dùng với liều cao.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 38: Quá trình biến đổi lí học và hoá học của thức ăn diễn ra đồng thời ở bộ phận nào dưới đây?

A. Khoang miệng

B. Dạ dày

C. Ruột non

D. Tất cả các phương án còn lại

Quá trình biến đổi lí học và hoá học của thức ăn diễn ra đồng thời ở cả khoang miệng, dạ dày, ruột non.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 39: Tuyến tiêu hoá nào dưới đây không nằm bên trong ống tiêu hoá ?

A. Tuyến tuỵ

B. Tuyến vị

C. Tuyến ruột

D. Tuyến nước bọt

Tuyến tuỵ không nằm bên trong ống tiêu hoá.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 40: Loại răng nào có vai trò chính là nghiền nát thức ăn ?

A. Răng cửa

B. Răng hàm

C. Răng nanh

D. Tất cả các phương án còn lại

Răng hàm có vai trò chính là nghiền nát thức ăn.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 41: Tuyến nước bọt lớn nhất của con người nằm ở đâu ?

A. Hai bên mang tai

B. Dưới lưỡi

C. Dưới hàm

D. Vòm họng

Tuyến nước bọt lớn nhất của con người nằm ở hai bên mang tai.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 42: Thức ăn được đẩy từ dạ dày xuống ruột nhờ hoạt động nào sau đây ?

1. Sự co bóp của cơ vùng tâm vị

2. Sự co bóp của cơ vòng môn vị

3. Sự co bóp của các cơ dạ dày

A. 1, 2, 3

B. 1, 3

C. 2, 3

D. 1, 2

Thức ăn được đẩy từ dạ dày xuống ruột nhờ sự co bóp của cơ vòng môn vị và các cơ dạ dày.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 43: Với khẩu phần đầy đủ chất dinh dưỡng thì sau khi tiêu hoá ở dạ dày, thành phần nào dưới đây vẫn cần được tiêu hoá tiếp tại ruột non ?

A. Prôtêin

B. Lipit

C. Gluxit

D. Tất cả các phương án còn lại

Prôtêin, lipit và gluxit vẫn cần được tiêu hoá tiếp tại ruột non.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 44: Phát biểu nào sau đây sai?

A. Ruột non nối tiếp với môn vị dạ dày

B. Đoạn đầu của ruột non là đại tràng

C. Ruột non có hai đoạn là hồi tràng và hổng tràng

D. Ruột non tiết ra dịch ruột

Đoạn đầu của ruột non là tá tràng.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 45: Thành ruột non được cấu tạo từ mấy lớp cơ ?

A. 1 loại

B. 4 loại

C. 3 loại

D. 2 loại

Thành ruột non được cấu tạo từ 2 lớp cơ.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 46: Khi không có kích thích của thức ăn, cơ quan nào dưới đây không tiết ra dịch tiêu hoá ?

A. Tuỵ

B. Gan

C. Ruột non

D. Tất cả các phương án còn lại

Khi không có kích thích của thức ăn, ruột non không tiết ra dịch tiêu hoá

Đáp án cần chọn là: C

Câu 47: Sản phẩm cuối cùng được tạo ra ở ruột non sau khi kết thúc biến đổi hoá học là?

A. Đường đơn, axit amin, glixêrin, axit béo

B. Axit amin, glixêrin, axit béo, đường đôi

C. Đường đơn, lipỉt, axit amin.

D. Đường đơn, glixêrin, prôtêin, axit béo

Sản phẩm cuối cùng được tạo ra ở ruột non sau khi kết thúc biến đổi hoá học là đường đơn, axit amin, glixêrin, axit béo.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 48: Sau khi ăn thức ăn còn bám ở răng sẽ

A. làm cho nước bọt tiết nhiều hơn nên dễ tiêu hoá thức ăn.

B. làm cho nước bọt tiết ít hơn nên khó tiêu hoá thức ăn.

C. tạo môi trường axit phá huỷ men răng.

D. tạo môi trường kiềm phá huỷ men răng.

Thức ăn thừa còn bám ở răng sẽ tạo môi trường axit phá huỷ men răng.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 49: Việc làm nào dưới đây có thể gây hại cho men răng của bạn ?

A. Uống nước lọc

B. Ăn kem

C. Uống sinh tố bằng ống hút

D. Ăn rau xanh

Ăn kem có thể gây hại cho men răng.

Đáp án cần chọn là: B

icon-date
Xuất bản : 28/11/2021 - Cập nhật : 28/11/2021