logo

Trắc nghiệm Sinh học 12 học kì 1 có đáp án (Phần 2)

Câu 1: Một phân tử ADN có cấu trúc xoắn kép, giả sử phân tử ADN này có tỉ lệ A+T/G+X = 1/4 thì tỉ lệ nucleotit loại G của phân tử ADN này là:

A. 10%        B. 40%

C. 20%        D. 25%

Đáp án: B

A+T/G+X = ¼ => A/G = ¼ => A/G+A = 1/5

⇒ A= 10% N

⇒ G= 40% N

Câu 2: Có 8 phân tử ADN tự sao liên tiếp một số lần bằng nhau đã tổng hợp được 112 mạch nucleotit mới lấy nguyên liệu hoàn toàn từ môi trường nội bào. Số lần nhân đôi của mỗi phân tử ADN trên là:

A. 6        B. 3

C. 4        D. 5

Đáp án: B

Giải thích :

Số phân tử ADN con được tạo ra sau k lần nhân đôi liên tiếp là 8 x 2k tức là có 2 x 8 x 2k mạch. Trong đó có 8 x 2 mạch của ADN mẹ ban đầu không phải từ nguyên liệu của môi trường nội bào → Tổng số mạch đơn mới lấy nguyên liệu hoàn toàn từ môi trường nội bào là: 8 x 2 x 2k – 2 x 8 = 112 → k = 3.

Hãy áp dụng công thức 2 x a x (2k – 1) = số mạch đơn mới (a: số phân tử ADN thực hiện nhân đôi k lần).

Câu 3: Một gen ở sinh vật nhân thực có 3900 liên kết hidro và có 900 nucleotit loại guanine. Mạch 1 của gen có số nucleotit loại adenine chiếm 30% và số nucleotit loại guanine chiếm 10% tổng số nucleotit của mạch. Số nucleotit mỗi loại ở mạch 1 của gen này là:

A. A=450; T=150; G=150; X=750

B. A=750; T=150; G=150; X=150

C. A=450; T=150; G=750; X=150

D. A=150; T=450; G=750; X=150

Đáp án: A

Có: 2A + 3G = 3900

G = 900 Nu

A = 600 Nu ⇒ N=3000 Nu

A1 = 30% x N/2= 450 Nu

T1 = A2 = A – A1= 150 Nu

G1 = 10% x N/2 = 150 Nu

X1 = G2 = G – G1 = 750 Nu

Câu 4: Chiều của mạch khuôn trên ADN được dùng để tổng hợp mARN và chiều tổng hợp mARN lần lượt là:

A. 5’ → 3’ và 5’ → 3’

B. 3’ → 5’ và 3’ → 5’

C. 5’ → 3’ và 3’ → 5’

D. 3’ → 5’ và 5’ → 3’

Đáp án: D

Câu 5: Ở sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực có sự khác nhau về axit amin mở đầu cho việc tổng hợp chuỗi polipeptit. Sự sai khác đó là:

A. ở sinh vật nhân sơ, axit amin mở đầu là foocmin metonin còn ở sinh vật nhân thực là metionin.

B. ở sinh vật nhân thực là axit amin foocmin metionin còn ở sinh vật nhân sơ là metionin.

C. ở sinh vật nhân sơ là axit amin foocmin metionin còn ở sinh vật nhân thực là valin.

D. ở sinh vật nhân sơ là axit amin foocmin metionin còn ở sinh vật nhân thực là glutamic.

Đáp án: A

Câu 6: Cho biết các codon mã hóa các axit amin tương ứng như sau: GGG – Gly; XXX – Pro; GXU – Ala; XGA- Arg; UXG – Ser; AGX – Ser. Một đoạn mạch gốc của một gen ở vi khuẩn có trình tự các nucleotit là 5’ AGXXGAXXXGGG 3’. Nếu đoạn mạch gốc này mang thông tin mã hóa cho đoạn polipeptit có 4 axit amin thì trình tự của 4 axit amin đó là:

A. Pro – Gly – Ser – Ala.

B. Ser – Ala – Gly – Pro.

C. Gly – Pro – Ser – Arg.

D. Ser – Arg – Pro – Gly.

Đáp án: A

Giải thích :

Mạch gốc 5’AGXXGAXXXGGG3’. Mạch gốc có chiều 3’ → 5’ nên trình tự mARN là: 5’ XXX – GGG – UXG – GXU 3’.

→ Trình tự chuỗi polipeptit tương ứng là: Pro – Gly – Ser – Ala.

Câu 7: Khi nói về số lần nhân đôi và số lần phiên mã của các gen ở một tế bào nhân thực, trong trường hợp không có đột biến, phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Các gen trên các NST khác nhau có số lần nhân đôi bằng nhau và số lần phiên mã thường khác nhau.

B. Các gen nằm trên cùng một NST có số lần nhân đôi khác nhau và số lần phiên mã thường khác nhau.

C. Các gen trên các NST khác nhau có số lần nhân đôi bằng nhau và số lần phiên mã thường bằng nhau.

D. Các gen nằm trong một tế bào có số lần nhân đôi bằng nhau và số lần phiên mã bằng nhau.

Đáp án: A

Câu 8: Xét một operon Lac ở E. coli, khi môi trường không có lactozo nhưng enzim chuyển hóa lactozo vẫn được tạo ra. Một học sinh đã đưa ra một số giải thích cho hiện tượng trên như sau:

(1) Do vùng khởi động (P) bị bất hoạt nên enzim ARN polimeraza có thể bám vào để khởi động quá trình phiên mã.

(2) Do gen điều hòa (R) bị đột biến nên không tạo được protein ức chế.

(3) Do vùng vận hành (O) bị đột biến nên không liên kết được với protein ức chế.

(4) Do gen cấu trúc (Z, Y, A) bị độ biến làm tăng khả năng biểu hiện của gen.

Những giải thích đúng là:

A. (2) và (4)

B. (1), (2) và (3)

C. (2) và (3)

D. (2), (3) và (4)

Đáp án: C

Câu 9: Vai trò của lactozo trong cơ chế điều hòa hoạt động của operon Lac ở E. coli là

A. liên kết đặc hiệu với protein điều hòa, khiến nó mất khả năng bám vào trình tự vận hành, tạo điều kiện cho ARN polimeraza hoạt động.

B. gắn vào trình tự vận hành operator để khởi đầu quá trình phiên mã ở gen điều hòa.

C. hoạt hóa trình tự khởi động promoter để thực hiện quá trình phiên mã ở gen điều hòa.

D. ức chế gen điều hòa và cản trở quá trình phiên mã của gen này để tạo ra protein điều hòa.

Đáp án: A

Câu 10: Một protein bình thường có 500 axit amin. Protein sau đột biến so với protein bình thường bị thiếu đi một axit amin, đồng thời xuất hiện hai axit amin mới ở vị trí của axit amin thứ 350, 351, 352 trước đây. Dạng đột biến gen nào sau đây có thể sinh ra protein biến đổi trên?

A. Thay thế các nucleotit ở giữa các bộ ba mã hóa axit amin thứ 350, 351, 352.

B. Mất 3 cặp nucleotit ở giữa các bộ ba mã hóa axit amin thứ 350, 351, 352.

C. Thêm 3 cặp nucleotit ở giữa các bộ ba mã hóa axit amin thứ 350, 351, 352.

D. Thay thế hoặc mất một cặp nucleotit ở bộ ba mã hóa axit amin thứ 350.

Đáp án: B

P bị mất đi 1 a.a tương ứng với mất 3 nu. Xuất hiện 2 a.a mới ở a.a thứ 350, 351, 352

⇒ Mất 3 nu ở giữa các bộ ba mã hóa này.

Ví dụ trình tự nu mã hóa cho 3 a.a số 350,351,352 là:

    5’ AUU AXA XAU 3’

Sau đột biến mất 1 nu ở mỗi bộ ba ta có bộ mã sau đột biến là:

   5’ AUA XXA 3’

Câu 11: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về đột biến gen?

A. Đột biến xảy ra ở tế bào xoma (đột biến xoma) được nhân lên ở một mô và luôn biểu hiện ở một phần cơ thể.

B. Đột biến gen xảy ra trong những lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử (đột biến tiền phôi) thường biểu hiện ra kiểu hình cơ thể

C. Đột biến xảy ra trong giảm phân hình thành giao tử thường không biểu hiện ra kiểu hình ở thế hệ đầu tiên vì ở trạng thái dị hợp.

D. Đột biến xoma chỉ có thể di truyền bằng sinh sản sinh dưỡng và nếu là gen lặn sẽ không biểu hiện ra kiểu hình.

Đáp án: D

Câu 12: Khi nói về đột biến gen, các phát biểu nào sau đây đúng?

(1) Đột biến thay thế một cặp nucleotit luôn dẫn đến kết thúc sớm quá trình dịch mã.

(2) Đột biến gen tạo ra các alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể.

(3) Đột biến điểm là dạng đột biến gen liên quan đến một số cặp nucleotit.

(4) Đột biến gen có thể có lợi, có hại hoặc trung tính đối với thể đột biến.

(5) Mức độ gây hại của alen đột biến phụ thuộc vào tổ hợp gen và điều kiện môi trường.

A. (1), (3) và (5)

B. (1), (2) và (3)

C. (3), (4) và (5)

D. (2), (4) và (5)

Đáp án: D

Câu 13: Một đoạn ADN mạch kép có 4050 liên kết hidro, biết rằng trong đó hàm lượng nucleotit loại T chiếm 15%. Khi gen bị đột biến, tỉ lệ A/G của gen là 43,27%. Nếu chiều dài của gen đột biến không đổi so với gen bình thường thì đột biến gen thuộc dạng

A. thay thế 1 cặp G – X bằng 1 cặp A - T

B. thay thế 2 cặp G – X bằng 2 cặp A - T

C. thay thế 3 cặp G – X bằng 3 cặp A - T

D. thay thế 4 cặp G – X bằng 4 cặp A - T

Đáp án: C

Số nu ban đầu của gen là:

A =T = 450 Nu

G = X = 1050 Nu

Tỉ lệ A/G = 42,85%

⇒ Đột biến làm tăng số nu loại A, giảm số nu loại G.

Dựa vào tỉ lệ A/G suy ra loại đột biến là thay thế 3 cặp G-X bằng 3 cặp A-T

Câu 14: Cho các cấu trúc sau:

(1) Cromatit. (2) Sợi cơ bản. (3) ADN xoắn kép. (4) Sợi nhiễm sắc.

(5) Vùng xếp cuộn. (6) NST ở kì giữa. (7) Nucleoxom.

Trong cấu trúc siêu hiển vi của NST nhân thực thì trình tự nào sau đây là đúng?

A. (2) – (7) – (3) – (4) – (5) – (1) – (6)

B. (3) – (7) – (2) – (4) – (5) – (1) – (6)

C. (6) – (7) – (2) – (4) – (5) – (1) – (3)

D. (3) – (1) – (2) – (4) – (5) – (7) – (6)

Đáp án: B

Câu 15: Quan sát nhiều tế bào sinh dưỡng của một châu chấu có kiểu hình bình thường dưới kính hiển vi vào kì giữa, người ta thấy các tế bào chỉ có 23NST. Kết luận nào sau đây đúng nhất về cá thể châu chấu nói trên?

A. Đó là châu chấu đực do ở châu chấu đực, cặp NST giới tính chỉ có một chiếc.

B. Đó là châu chấu đực do NST giới tính chỉ có một chiếc.

C. Đó là châu chấu đực do bị đột biến làm mấy đi một NST.

D. Có thể là châu chấu đực hoặc cái do đột biến làm mất đi 1 NST.

Đáp án: A

Do ở chấu chấu đực, NST giới tính của nó chỉ có 1 NST là OX.

Châu chấu có cơ chế xác định giới tính dựa vào số lượng nst X. Có 1 NST X là con đực, có 2 NST X là con cái.

Câu 16: Đặc điểm khác nhau cơ bản giữa thể tự đa bội và thể dị đa bội có bộ NST với số lượng bằng nhau trong tế bào là

A. số lượng NST

B. nguồn gốc NST

C. hình dạng NST

D. kích thước NST

Đáp án: B

Câu 17: Đặc điểm nào dưới đây không đúng đối với thể đột biến đa bội?

A. Sinh tổng hợp các chất mạnh

B. Cơ quan sinh dưỡng lớn, chống chịu tốt

C. Thường gặp ở thực vật

D. Không có khả năng sinh giao tử bình thường

Đáp án: D

Câu 18: Ở một loài thực vật, alen A quy định quả đỏ, a quy định quả vàng. Ở thể tam nhiễm, hạt phấn (n+1) không cạnh tranh được với hạt phấn n, còn các loại tế bào noãn đều có khả năng thụ tinh. Phép lai nào dưới đây cho tỉ lệ ở đời con là 2 cây quả đỏ : 1 cây quả vàng?

A. Mẹ Aaa x Bố AA

B. Mẹ Aa x Bố Aaa

C. Mẹ AAa x Bố AA

D. Mẹ Aa x Bố AAA

Đáp án: B

Giải thích :

Đời con có cây quả vàng nên cây bố và mẹ đều phải cho giao tử chỉ chứa a → cây quả vàng ở F1 = 1/3 = 1/2 x 2/3 → Đáp án B.

Câu 19: Cơ thể tứ bội được tạo thành không phải do

A. sự thụ tinh của 2 giao tử 2n thuộc 2 cá thể khác nhau

B. sự tạo thành giao tử 2n từ thể lưỡng bội và sự thụ tinh của hai giao tử này

C. NST ở hợp tử nhân đôi nhưng không phân li

D. NST ở tế bào sinh dưỡng nhân đôi nhưng không phân li

Đáp án: D

Câu 20: Theo Menđen, cơ chế chi phối sự di truyền và biểu hiện của một cặp tính trạng tương phản qua các thế hệ là do

A. sự phân li và tổ hợp của cặp nhân tố di truyền trong giảm phân và thụ tinh

B. sự tổ hợp của cặp NST tương đồng trong thụ tinh

C. sự phân li và tổ hợp của cặp NST tương đồng trong giảm phân và thụ tinh

D. sự phân li và tổ hợp của cặp nhân tố di truyền trong giảm phân

Đáp án: A

Câu 21: Điều nào sau đây không đúng với quy luật phân li của Menđen?

A. Mỗi tính trạng của cơ thể do một cặp nhân tố di truyền quy định

B. Mỗi tính trạng của cơ thể do nhiều cặp gen quy định

C. Do sự phân li đồng đều của cặp nhân tố di truyền nên mỗi giao tử chỉ chứa một nhân tố của cặp

D. F1 tuy là cơ thể lai nhưng khi tạo giao tử thì giao tử là thuần khiết

Đáp án: B

Câu 22: Một cặp vợ chồng đều có nhóm máu AB. Xác suất để đứa con đầu lòng của họ là con gái mang nhóm máu là A hoặc B sẽ là

A. 6,25%        B. 12,5%

C. 50%           D. 25%

Đáp án: D

Câu 23: Ở đậu Hà Lan, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp. Cho cây thân cao (P) tự thụ phấn, thu được F1 gồm 75% cây thân cao và 25% cây thân thấp. Cho tất cả các cây thân cao F1 giao phấn với các cây thân thấp. Theo lí thuyết, thu được đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ:

A. 3 cây thân thấp : 1 cây thân cao

B. 2 cây thân cao : 1 cây thân thấp

C. 1 cây thân cao : 1 cây thân thấp

D. 3 cây thân cao : 1 cây thân thấp

Đáp án: B

F1: 1/4 AA : 1/2 Aa : 1/4 aa

⇒ Cây cao có kiểu gen: 1/3 AA : 2/3 Aa

Cho cây thân cao F1 giao phấn với cây thân thấp:

1/3 AA x aa ⇒ F2: 1/ 3 Aa

2/3 Aa x aa ⇒ F2: 1/3 Aa: 1/3 aa

F2: 2/3 Aa : 1/3 aa ⇒ 2 cao: 1 thấp

Câu 24: Cơ thể có kiểu gen AaBbddEe qua giảm phân sẽ cho số loại giao tử là

A. 8          B. 12

C. 16        D. 4

Đáp án: A

Câu 25: Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Theo lí thuyết, phép lai AaBbDdEE x aaBBDdee cho đời con có

A. 12 loại kiểu gen và 4 loại kiểu hình

B. 4 loại kiểu gen và 6 loại kiểu hình

C. 12 loại kiểu gen và 8 loại kiểu hình

D. 8 loại kiểu gen và 4 loại kiểu hình

Đáp án: A

Tách riêng từng cặp tính trạng để tính kiểu gen, kiểu hình

Số loại kiểu gen là: 2 . 2 . 3 . 1 = 12

Số loại kiểu hình là: 2 . 1 . 2 . 1 = 4

Câu 26: Ở đậu Hà Lan, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng, các gen này nằm trên các NST thường khác nhau. Biết rằng không xảy ra đột biến, theo lí thuyết, trong các phép lai sau, có bao nhiêu phép lai cho đời con có số cây thân thấp, hoa trắng chiếm tỉ lệ 25%?

(1) AaBb x Aabb. (2) AaBB x aaBb. (3) Aabb x aaBb. (4) aaBb x aaBb

A. 1        B. 2

C. 4        D. 3

Đáp án: B

Đó là hai phép lai (3) và (4)

Câu 27: Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, các gen phân li độc lập, alen trội là trội hoàn toàn và không có đột biến xảy ra. Tính theo lí thuyết, phép lai AaBbDdEe x AaBbDdEe cho đời con có kiểu hình mang 2 tính trạng trội và 2 tính trạng lặn chiếm tỉ lệ

A. 27/128        B. 9/256

C. 9/64        D. 9/128

Đáp án: A

Xét riêng từng cặp tính trạng

Phép lai cho đời con có kiểu hình mang 2 tính trạng trội và 2 tính trạng lặn là:

3/4 x 3/4 x 1/4 x 1/4 x C24 = 27/ 128

Câu 28: Loại tác động của gen thường được chú trọng trong sản xuất nông nghiệp là

A. tương tác cộng gộp

B. tác động bổ sung giữa 2 alen trội

C. tác động bổ sung giữa 2 gen không alen

D. tác động đa hiệu

Đáp án: A

Câu 29: Ở một loài thực vật, chiều cao cây do 4 cặp gen không alen tác động cộng gộp quy định. Sự có mặt của mỗi alen trội làm chiều cao tăng 5cm. Cây cao nhất có chiều cao 190cm. Các cây cao 170cm có kiểu gen

A. AaBbddee ; AabbDdEe

B. AAbbddee ; AabbddEe

C. aaBbddEe ; AaBbddEe

D. AaBbDdEe ; AABbddEe

Đáp án: D

Cây cao 170 cm có (190 – 170) : 5 = 4 gen trội

Câu 30: Cho một cây tự thụ phấn thu được F1 có tỉ lệ kiểu hình 43,75% cây thân cao : 56,25% cây thân thấp. Trong số những cây thân cao ở F1, tỉ lệ cây thuần chủng là

A. 3/16        B. 3/7

C. 1/9        D. 1/4

Đáp án: B

Câu 31: Khi lai 2 giống bí ngô thuần chủng quả dẹt và quả dài với nhau được F1 đều có quả dẹt. Cho F1 lai với quả bí tròn được F2: 152 bí quả tròn : 114 bí quả dẹt : 38 bí quả dài. Tính theo lí thuyết, trong số bí quả tròn thu được ở F2 thì số bí quả tròn dị hợp chiếm tỉ lệ

A. 1/4        B. 3/4

C. 1/3        D. 2/3

Đáp án: B

Câu 32: Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao, alen a : thân thấp; alen B : quả đỏ, alen b : quả trắng. Biết các gen liên kết hoàn toàn với nhau, cho cây có kiểu gen Ab//aB giao phấn với cây có kiểu gen ab//ab thì tỉ lệ kiểu hình thụ được ở F1 là:

A. 1 cây thân cao, quả đỏ : 1 cây thân thấp, quả trắng

B. 3 cây thân cao, quả trắng : 1 cây thân thấp, quả đỏ

C. 1 cây thân cao, quả trắng : 1 cây thân thấp, quả đỏ

D. 9 cây thân cao, quả trắng : 7 cây thân thấp, quả đỏ

Đáp án: C

Câu 33: Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao, alen a : thân thấp; alen B : quả đỏ, alen b : quả trắng. Cho 2 cây có kiểu gen Ab//aB giao phấn với nhau. Biết rằng cấu trúc NST của 2 cây không thay đổi trong giảm phân, tỉ lệ kiểu hình ở F1 là:

A. 1 cây thân cao, quả đỏ : 1 cây thân thấp, quả trắng

B. 3 cây thân cao, quả trắng : 1 cây thân thấp, quả đỏ

C. 1 cây thân cao, quả đỏ : 1 cây thân cao, quả trắng : 1 cây thân thấp, quả đỏ : 1 cây thân thấp, quả trắng

D. 1 cây thân cao, quả trắng : 2 cây thân cao, quả đỏ : 1 cây thân thấp, quả đỏ

Đáp án: D

Câu 34: Một cá thể có kiểu gen AB//ab DE//de. Nếu xảy ra trao đổi chéo trong giảm phân ở cả 2 cặp NST tương đồng thì qua thụ phấn có thể tạo ra tối đa bao nhiêu loại kiểu gen ở thế hệ sau?

A. 81          B. 10

C. 100        D. 16

Đáp án: C

Giải thích :

AB//ab DE//de x AB//ab DE//de = (AB//ab x AB//ab) (DE//de x DE//de) = 10 x 10 = 100 loại kiểu gen (vì khi có hoán vị gen, mỗi phép lai thành phần trên đều cho 10 loại kiểu gen ở đời con).

Câu 35: Trong quá trình giảm phân của 2 tế bào sinh tinh ở cơ thể có kiểu gen AB//ab đều xảy ra hoán vị giữa alen B và b. Cho biết không có đột biến xảy ra, tính theo lí thuyết, số loại giao tử và tỉ lệ từng loại giao tử được tạo ra từ quá trình giảm phân của 2 tế bào trên là

A. 4 loại với tỉ lệ phụ thuộc vào tần số hoán vị gen

B. 2 loại với tỉ lệ 1 : 1

C. 2 loại với tỉ lệ phụ thuộc vào tần số hoán vị gen

D. 4 loại với tỉ lệ 1 : 1 : 1 : 1

Đáp án: D

Câu 36: Ở tằm dâu, gen quy định màu sắc vỏ trứng nằm trêm NST giới tính X, không có alen trên Y. Alen A quy định trứng có màu sẫm, a quy định trứng có màu sáng. Cặp lai nào dưới đây đẻ trứng màu sẫm luôn nở ra tằm đực, còn trứng màu sáng luôn nở ra tằm cái?

A. XAXa x XaY

B. XAXa x XAY

C. XAXA x XaY

D. XaXa x XAY

Đáp án: D

Giải thích :

Ở tằm (bướm), con đực: XX ; con cái: XY → Đáp án D.

Câu 37: Đặc điểm nào dưới đây là của hiện tượng di truyền qua tế bào chất?

A. Số lượng gen ngoài NST ở các tế bào con là giống nhau.

B. Không tuân theo các quy luật của thuyết di truyền NST.

C. Có đặc điểm di truyền giống như gen trên NST.

D. Có sự phân chia đồng đều gen ngoài NST cho các tế bào con.

Đáp án: B

Câu 38: Ở mèo, gen B quy định màu lông đen nằm trên NST giới tính X, gen b quy định màu lông hung, mèo cái dị hợp về gen này có màu lông tam thể do B trội không hoàn toàn. Lai mèo cái tam thể với mèo đực lông đen, màu lông của mèo con sẽ là:

A. Mèo cái toàn đen ; mèo đực 50% đen : 50% hung

B. Mèo cái 50% đen : 50% tam thể ; mèo đực 100% đen

C. Mèo cái 50% đen : 50% tam thể ; mèo đực 100% hung

D. Mèo cái 50% đen : 50% tam thể ; mèo đực 50% đen : 50% hung

Đáp án: D

Câu 39: Một đột biến điểm ở gen nằm trong ti thể gây nên chứng động kinh ở người. Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về đặc điểm di truyền của bệnh trên?

A. Bệnh này chỉ gặp ở nữ giới mà không gặp ở nam giới.

B. Nếu mẹ bình thường, bố bị bệnh thì tất cả các con của họ đều bình thường.

C. Nếu mẹ bị bệnh, bố không bị bệnh thì các con của họ đều bị bệnh

D. Nếu mẹ bình thường, bố bị bệnh thì bà nội bị bệnh.

Đáp án: A

Câu 40: Giống thỏ Himalaya có bộ lông trắng muốt trên toàn thân, ngoại trừ các đầu mút của cơ thể như tai, bàn chân, đuôi và mõm có lông màu đen. Giải thích nào sau đây không đúng?

A. Do các tế bào ở đầu mút cơ thể có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ các tế bào ở phần thân.

B. Nhiệt độ cao làm biến tính enzim điều hòa tổng hợp melanin, nên các tế bào ở phân thân không có khả năng tổng hợp melanin làm cho lông có màu trắng.

C. Nhiệt độ thấp làm enzim điều hòa tổng hợp melanin hoạt động nên các tế bào vùng đầu mút tổng hợp được melanin làm lông đen.

D. Do các tế bào ở đầu mút cơ thể có nhiệt độ cao hơn nhiệt độ các tế bào ở phần thân.

Đáp án: D

Câu 41: Các cây hoa cẩm tú cầu mặc dù có cùng một kiểu gen nhưng màu hoa có thể biểu hiện ở các dạng trung gian khác nhau giữa tím và đỏ tùy thuộc vào

A. nhiệt độ môi trường

B. cường độ ánh sáng

C. hàm lượng phân bón

D. độ pH của đất

Đáp án: D

icon-date
Xuất bản : 23/11/2021 - Cập nhật : 23/11/2021