logo

Trắc nghiệm Sinh học 12 học kì 1 có đáp án (Phần 1)

Câu 1: Trong quá trình nhân đôi ADN, trên một mạch khuôn, mạch ADN mới được tổng hợp liên tục, còn trên mạch khuôn còn lại, mạch mới được tổng hợp ngắt quãng theo từng đoạn. Hiện tượng này xảy ra do

A. mạch mới luôn luôn được tổng hợp theo chiều tháo xoắn của ADN

B. mạch mới luôn luôn được tổng hợp theo chiều 3’ → 5’

C. mạch mới luôn luôn được tổng hợp theo chiều 5’ → 3’

D. mạch mới luôn luôn được tổng hợp theo hướng ngược chiều tháo xoắn của ADN

Đáp án: C

Câu 2: Tính thoái hóa của mã di truyền là hiện tượng nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hóa cho một loại axit amin. Những mã di truyền nào sau đây không có tính thoái hóa?

A. 5’AUG3’, 5’UGG3’

B. 5’XAG3’, 5’AUG3’

C. 5’UUU3’, 5’AUG3’

D. 5’UXG3’. 5’AGX3’

Đáp án: A

AUG- mã mở đầu và UGG- Triptophan là 2 bộ ba duy nhất không có tính thoái hóa. Tức là 1 bộ ba chỉ mã hóa cho 1 axitamin và axitamin đó được mã hóa bởi 1 bộ ba duy nhất.

Câu 3: Từ 3 loại nicleotit khác nhau sẽ tạo được nhiều nhất bao nhiêu loại bộ mã khác nhau?

A. 27

B. 48

C. 16

D. 9

Đáp án: A

Số bộ ba khác nhau tạo từ 3 nucleotit khác nhau là: 3.3.3 = 27

Câu 4: Enzim ADN polimeraza có vai trò gì trong quá trình tái bản ADN?

A. Sử dụng đồng thười cả 2 mạch khuôn để tổng hợp ADN mới.

B. Lắp ráp nucleotit tự do theo nguyên tắc bổ sung với mỗi mạch khuôn của ADN theo chiều 5’ → 3’

C. Sử dụng một mạch khuôn để tổng hợp mạch mới theo chiều 3’ → 5’

D. Chỉ xúc tác tháo xoắn ADN mà không tổng hợp mạch mới

Đáp án: B

Câu 5: Một gen ở sinh vậy nhân sơ có số lượng các loại nucleotit trên một mạch là A = 70; G = 100; X = 90; T = 80. Gen này nhân đôi một lần, số nucleotit loại X mà môi trường nội bào cần cung cấp cho quá trình này là:

A. 100        B. 190

C. 90        D. 180

Đáp án: B

- Số Nu loại X trong 1 gen là X = X1 + X2 = X1 + G1 = 190 Nu

- Số Nu loại X môi trường cung cấp cho 1 lần nhân đôi là

Xcc = X.(2 – 1)= 190 Nu

Câu 6: Loại enzim nào sau đây trực tiếp tham gia vào quá trình phiên mã các gen cấu trúc ở sinh vật nhân sơ?

A. ADN polimeraza

B. Ligaza

C. Restrictaza

D. ARN polimeraza

Đáp án: D

Câu 7: Sự hoạt động đồng thời của nhiều riboxom trên cùng một phân tử mARN có vai trò

A. làm tăng năng suất tổng hợp protein cùng loại

B. đảm bảo cho quá trình dịch mã diễn ra chính xác

C. đảm bảo cho quá trình dịch mã diễn ra liên tục

D. làm tăng năng suất tổng hợp protein khác loại

Đáp án: A

Câu 8: Cho đoạn mạch gốc của phân tử ADN có trình tự nucleotit như sau:

3’ TAX TAT TAT TAT TAT TAT TAT TAT ATT 5’

Phân tử ADN này thực hiện phiên mã và dịch mã thì số axit amin trong chuỗi polipeptit tương ứng sẽ là:

A. 7        B. 5

C. 3        D. 1

Đáp án: A

mARN tổng hợp từ đoạn ADN có trình tự Nu như sau:

5’ AUG AUA AUA AUA AUA AUA AUA AUA UAA 3’

Mã mở đầu AUG tổng hợp axit amin mở đầu nhưng sau khi kết thúc dịch mã, mã mở đầu bị cắt khỏi chuỗi polypeptide. Mã kết thúc UAA không quy định axit amin nên chuỗi polypeptide chỉ còn 7 axit amin.

Câu 9: Trên tARN thì bộ ba đối mã (anticodon) có nhiệm vụ

A. xúc tác hình thành liên kết giữa axit amin với tARN

B. xúc tác vận chuyển axit amin đến nơi tổng hợp protein

C. xúc tác hình thành liên kết peptit

D. nhận biết codon đặc hiệu trên mARN trong quá trình tổng hợp protein.

Đáp án: D

Câu 10: Sự điều hòa hoạt động của gen tổng hợp enzim phân giải lactozo của vi khuẩn E. coli diễn ra ở cấp độ nào?

A. Diễn ra hoàn toàn ở cấp độ sau dịch mã.

B. Diễn ra hoàn toàn ở cấp độ dịch mã.

C. Diễn ra chủ yếu ở cấp độ phiên mã.

D. Diễn ra hoàn toàn ở cấp độ sau phiên mã.

Đáp án: C

Câu 11: Mối tương quan giữa protein ức chế với vùng vận hành O được thể hiện như thế nào?

A. Khi môi trường không có lactozo, protein ức chế gắn vào O, ngăn cản sự phiên mã của nhóm gen cấu trúc.

B. Khi môi trường không có lactozo, protein ức chế không gắn được vào O, không diễn ra sự phiên mã của nhóm gen cấu trúc.

C. Khi môi trường không có lactozo, protein ức chế không gắn được vào O, enzim phiên mã có thể liên kết được với vùng khởi động để tiến hành phiên mã nhóm gen cấu trúc.

D. Khi môi trường có lactozo, protein ức chế gắn vào O, ngăn cản sự phiên mã của nhóm gen cấu trúc.

Đáp án: A

Câu 12: Đột biến điểm là những biến đổi trong cấu trúc của gen xảy ra tại

A. một điểm nào đó trên phân tử axit nucleic, liên quan tới một hoặc môt vài cặp nucleotit.

B. một điểm nào đó trên phân tử axit nucleic, liên quan tới một hoặc môt vài nucleotit.

C. nhiều điểm trên phân tử axit nucleic, liên quan tới một số cặp nucleotit.

D. một điểm nào đó trên phân tử ADN, liên quan tới một cặp nucleotit.

Đáp án: D

Câu 13: Sự khác nhau giữa đột biến và thể đột biến là:

A. đột biến là những biến đổi trong vật chất di truyền, còn thể đột biến là cơ thể mang đột biến đã biểu hiện ra kiểu hình.

B. đột biến là do biễn đổi trong vật chất di truyền, còn thể đột biến là cơ thể mang đột biến gen lặn tiềm ẩn ở trạng thái dị hợp tử.

C. đột biến luôn xảy ra ở sinh vật, còn thể đột biến chỉ có trong quá trình phân bào tạo ra các giao tử không tham gia thụ tinh.

D. đột biến là do biến đổi trong vật chất di truyền, còn thể đột biến là cơ thể mang đột biến gen ở trạng thái dị hợp.

Đáp án: A

Câu 14: Gen có 1170 nucleotit và có G = 4A. Sau khi đột biến xảy ra, phân tử protein do gen đột biến tổng hợp bị giảm một axit amin. Khi gen đột biến nhân đôi liên tiếp lần, nhu cầu nucleotit loại A giảm xuống 14 nucleotit. Số liên kết hidro bị hủy qua quá trình trên sẽ là:

A. 11417        B. 13104

C. 11466        D. 11424

Đáp án: A

Giải thích :

Protein do gen đột biến tổng hợp bị giảm một axit amin → mất 3 cặp nucleotit.

Khi gen đột biến nhân đôi liên tiếp 3 lần, nhu cầu nucleotit loại A giảm xuống 14 nucleotit → số nucleotit loại A giảm trong mỗi phân tử ADN là: a.(23 – 1) = 14 → a = 2 → Đột biến mất 2 cặp A – T và 1 cặp G – X.

Gen ban đầu có 1170 nucleotit và có G = 4A → 2A + 2G = 1170, G = 4A → A = 117, G = 468 → Gen đột biến có A = T = 115 và G = X = 467 → Số liên kết hidro = 2A + 3G = 1631.

Số liên kết hidro bị phá hủy trong quá trình trên là: 1631 x (2k – 1) = 1631 x 7 = 11417.

Câu 15: Đột biến gen thường gây hại cho cơ thể mang đột biến vì

A. làm biến đổi cấu trúc gen dẫn tới cơ thể sinh vật không kiểm soát được quá trình tái bản của gen.

B. làm sai lệch thông tin di truyền dẫn tới làm rối loạn quá trình sinh tổng hợp protein.

C. làm ngừng trệ quá trình phiên mã, không tổng hợp được protein.

D. gen bị biến đổi dẫn tới không truyền đạt được vật chất di truyền qua các thế hệ.

Đáp án: B

Câu 16: Cấu trúc của một nucleoxom gồm

A. một đoạn phân tử ADN quấn 11/4 vòng quanh khối cầu gồm 8 phân tử histon.

B. phân tử ADN quấn 7/4 vòng quanh khối cầu gồm 8 phan tử histon.

C. phân tử histon được quấn quanh bởi 1 đoạn ADN dài 146 nucleotit.

D. 8 phân tử histon được quấn quanh bởi 7/4 vòng xoắn ADN dài 146 cặp nucleotit

Đáp án: D

Câu 17: Trong cấu trúc siêu hiển vi của NST nhân thực, sợi cơ bản có đường kính bằng

A. 2nm          B. 11nm

C. 20nm        D. 30nm

Đáp án: B

Câu 18: Dạng đột biến số lượng NST gây ra hội chững Đao là

A. thể một ở cặp NST 23, có 45 NST.

B. thể ba ở cặp NST 21, có 47 NST.

C. thể một ở cặp NST 21, có 45 NST.

D. thể ba ở cặp NST 23, có 47 NST.

Đáp án: B

Câu 19: Ở cà độc dược có 12 cặp NST tương đồng trong tế bào sinh dưỡng. Có nhiều nhất bao nhiêu trường hợp đột biến dạng thể một đơn?

A. 12        B. 24

C. 15        D. 13

Đáp án: A

Câu 20: Khi xử lí các dạng lưỡng bội có kiểu gen AA, Aa, aa bằng tác nhân consixin, có thể tạo ra được các dạng tứ bội nào sau đây?

(1) AAAA. (2) AAAa. (3) AAaa. (4) Aaaa. (5) aaaa.

Phương án đúng là:

A. (1), (2) và (3)

B. (1), (3) và (5)

C. (1), (2) và (4)

D. (1), (4) và (5)

Đáp án: B

Xử lý bằng consixin khiến cho thoi phân bào không được hình thành, sẽ tạo ra cơ thể có kiểu gen: AAAA, Aaaa, aaaa.

Câu 21: Ở mộ loài thực vật, cặp NST số 1 chứa cặp gen Aa, cặp NST số 3 chứa cặp gen bb. Nếu ở tất cả các tế bào, cặp NST số 1 không phân li trong giảm phân II, cặp NST số 3 phân li bình thường thì cơ thể có kiểu gen Aabb giảm phân sẽ tạo ra các loại giao tử có kiểu gen

A. AAb, aab, b

B. Aab, b, Ab, ab

C. AAbb

D. Abb, abb, Ab, ab

Đáp án: A

Giải thích :

Ở tất cả các tế bào, cặp NST số 1 không phân li trong giảm phân II cho giao tử chứa NST là AA, aa, O; cặp NST số 3 phân li bình thường cho giao tử chứa b → Các loại giao tử tạo ra là: (AA, aa, O)(b) = AAb, aab, b.

Câu 22: Phương pháp lai và phan tích cơ thể lai của Menđen gồm các bước:

(1) Đưa gải thuyết giải thích kết quả và chứng minh giả thuyết.

(2) Lai các dòng thuần khác nhau về một hoặc vào tính trạng rồi phân tích kết quả ở F1, F2, F3.

(3) Tạo các dòng thuần chủng.

(4) Sử dụng toán xác suất để phân tích kết quả lai.

Trình tự đúng của các bước mà Menđen đã thực hiện là

A. (2) → (3) → (4) → (1)

B. (1) → (2) → (4) → (3)

C. (3) → (2) → (4) → (1)

D. (1) → (2) → (3) → (4)

Đáp án: C

Câu 23: Khi đề xuất giả thuyết mỗi tính trạng do một một cặp nhân tố di truyền quy định, các nhân tố di truyền trong tế bào không hòa trộn với nhau và phân li đồng đều về các giao tử. Menđen kiểm tra giả thuyết của mình bằng cách nào?

A. Cho F1 lai phân tích

B. Cho F2 tự thụ phấn

C. Cho F1 giao phấn với nhau

D. Cho F1 tự thụ phấn

Đáp án: A

Khi đề xuất giả thuyết mỗi tính trạng do một cặp nhân tố di truyền qui định, các nhân tố di truyền trong tế bào không hòa trộn vào nhau và phân li đồng đều về các giao tử, Menden đã kiểm tra giả thuyết của mình bằng cách cho F1 lai phân tích có kết quả phân li kiểu hình 1 : 1.

Câu 24: Ở người, bệnh pheninketo niệu do đột biến gen gen lặn nằm trên NST thường quy định. Bố và mẹ bình thường sinh đứa con gái đầu lòng bị bệnh pheninketo niệu. Xác suất để họ sinh đứa con tiếp theo là con trai và không bị bệnh trên là

A. 1/2        B. 1/4

C. 3/4        D. 3/8

Đáp án: D

Bố mẹ bình thường sinh con bị bệnh ⇒ Bố mẹ đều có kiểu gen dị hợp

Xác suất sinh con trai không bị bệnh là:

    3/4 . 1/2 = 3/8

Câu 25: Ở cừu, gen quy định màu lông nằm trên NST thường. Alen A quy định màu lông trắng là trội hoàn toàn so với alen a quy định lông đen. Một cừu đực được lai với một cừu cái, cả 2 đều dị hợp. Cừu non sinh ra là một cừu đực trắng. Nếu tiến hành lai trở lại với mẹ thì xác suất để có một con cừu cái lông đen là bao nhiêu?

A. 1/4        B. 1/6

C. 1/8        D. 1/12

Đáp án: D

Cừu non trắng sinh ra có kiểu gen: 2/3 Aa : 1/3 AA

Xác suất để có một con cừu cái lông đen là:

   1/2 . 2/3 . 1/4 = 1/12

Câu 26: Trong quy luật phân li độc lập, nếu P thuần chủng khác nhau bởi n cặp tính trạng tương phản thì số loại kiểu hình ở F2 là

A. 9:3:3:1        B. 2n

C. (3:1)n        D. 4

Đáp án: B

Câu 27: Trong trường hợp các gen phân li độc lập, tác động riêng rẽ và các alen trội là trội hoàn toàn, phép lai: AaBbCcDd x AaBbCcDd cho tỉ lệ kiểu hình A-bbC-D- ở đời con là

A. 3/256         B. 1/16

C. 81/256        D. 27/256

Đáp án: D

Tách riêng từng cặp tính trạng

Tỉ lệ kiểu hình A-bbC-D- là:

    3/4 . 1/4 . 3 /4 . 3 /4 = 27/256

Câu 28: Cho cây có kiểu gen AaBbDd tự thụ phấn qua nhiều thế hệ. Nếu các cặp gen này nằm trên các cặp NST khác nhau thì số dòng thuần tối đa về cả 3 cặp gen có thể được tạo ra là

A. 3        B. 8

C. 1        D. 6

Đáp án: B

Số dòng thuần tối đa về cả 3 cặp gen là: 2 . 2 . 2 = 8

Câu 29: Mối quan hệ nào sau đây là chính xác nhất?

A. Một gen quy định một tính trạng

B. Một gen quy định một enzim/protein

C. Một gen quy định một chuỗi polipeptit

D. Một gen quy định một kiểu hình

Đáp án: C

Câu 30: Ở một loài thực vật, tính trạng chiều cao cây do 3 cặp gen không alen là A, a; B, b và D, d cùng quy định theo kiểu tương tác cộng gộp. Trong kiểu gen nếu cứ có một alen trội thì chiều cao cây tăng 5cm. Khi trưởng thành, cây thấp nhất có chiều cao 150cm. Theo lí thuyết, phép lai AaBbDd x AaBbDd cho đời con có số cây cao 170cm chiếm tỉ lệ

A. 5/16        B. 1/64

C. 3/32        D. 15/64

Đáp án: D

Giải thích :

Cây cao 170 cm có (170 – 150) : 4 = 4 alen trội → Số cây cao 170 cm ở đời con chiếm tỉ lệ: C64 x (1/2)6 = 15/64.

Câu 31: Lai 2 giống bí ngô quả tròn có nguồn gốc từ 2 địa phương khác nhau, người ta thu được F1 toàn cây quả dẹt và F2 gồm 58 cây quả dẹt : 34 cây quả tròn : 6 cây quả dài. Lai phân tích F1 sẽ thu được tỉ lệ:

A. 1 tròn : 2 dẹt : 1 dài

B. 1 dẹt : 2 tròn : 1 dài

C. 3 dẹt : 1 dài

D. 3 tròn : 3 dẹt : 1 dài : 1 bầu

Đáp án: B

F2 cho tỉ lệ 9 quả dẹt: 6 quả tròn : 1 quả dài ⇒ F2 cho 16 tổ hợp ⇒ F1 có 2 cặp gen dị hợp ⇒ Phép lai tuân theo quy luật tương tác gen

A-B-: quả dẹt     A-bb = aaB-: quả tròn     aabb: quả dài

⇒ F1 lai phân tích cho tỉ lệ 1 dẹt : 2 tròn : 1 dài

Câu 32: Ở một loài thực vật, cho F1 tự thụ phấn thì F2 thu được tỉ lệ 9 cây thân cao : 7 cây thân thấp. Để đời lai thu được tỉ lệ 3 cây thân cao : 1 cây thân thấp thì F1 phải lai với cây có kiểu gen

A. AABb        B. AaBb

C. aaBb        D. Aabb

Đáp án: A

Câu 33: Ở các loài sinh vật lưỡng bội, số nhóm gen liên kết ở mỗi loài bằng số

A. tính trạng của loài

B. NST trong bộ lưỡng bội của loài

C. NST trong bộ đơn bội của loài

D. giao tử của loài

Đáp án: C

Câu 34: Ở cà chua, alen A : thân cao, a : thân thấp, B : quả tròn, b : bầu dục. Các gen cùng nằm trên 1 cặp NST tương đồng và liên kết chặt chẽ trong quá trình di truyền. Cho lai giữa hai giống và chua thuần chủng : thân cao, quả tròn với thân thấp, quả bầu dục được F1. Khi cho F1 tự thụ phấn thì các cây F2 sẽ phân tính theo tỉ lệ:

A. 3 cao, tròn : 1 thấp, bầu dục

B. 1 cao, bầu dục : 2 cao, tròn : 1 thấp, tròn

C. 3 cao, tròn : 3 cao, bầu dục : 1 thấp, tròn : 1 thấp, bầu dục

D. 9 cao, tròn : 3 cao, bầu dục : 3 thấp, tròn : 1 thấp, bầu dục

Đáp án: A

Câu 35: Phát biểu nào dưới đây về quy luật hoán vị gen là không đúng?

A. Làm xuất hiện các tổ hợp gen mới từ sự đổi chỗ giữa các alen nằm trên các NST khác nhau của cặp tương đồng.

B. Trên cùng một NST, các gen nằm càng xa nhau thì tần số hoán vị gen càng bé và ngược lại

C. Do xu hướng chủ yếu của các gen là liên kết nên trong giảm phân tần số hoán vị gen không vượt quá 50%.

D. Cơ sở tế bào học của quy luật hoán vị gen là hiện tượng trao đổi chéo giữa các cromatit của cặp NST tương đồng xảy ra trong quá trình giảm phân I.

Đáp án: B

Câu 36: Một cá thể có kiểu gen AB//ab DE//de. Nếu hoán vị gen xảy ra ở cả 2 cặp NST tương đồng thì qua tự thụ phấn có thể tạo ra tối đa bao nhiêu loại kiểu gen ở thế hệ sau?

A. 9        B. 4

C. 8        D. 16

Đáp án: C

AB//ab tự thụ cho 10 kiểu gen vì có xảy ra hoán vị gen nên tạo ra đủ 4 loại giao tử

Tương tự: DE//de tự thụ cho 10 kiểu gen

⇒ Số kiểu gen tối đa tạo ra ở thế hệ sau là 10 x 10 = 100 kiểu gen

Câu 37: Ở những loài giao phối, tỉ lệ đực : cái luôn xấp xỉ 1 : 1 vì

A. số giao tử đực bằng với số giao tử cái.

B. số con cái và số con đực trong loài bằng nhau.

C. sức sống của các giao tử đực và cái ngang nhau.

D. cơ thể XY tạo giao tử X và Y với tỉ lệ ngang nhau.

Đáp án: D

Câu 38: Ở người, bệnh mù màu (đỏ và lục) do đột biến gen lặn nằm trên NST giới tính X gây nên (Xm). Nếu mẹ bình thường, bố bị mù màu thì con trai bị mù màu của họ đã nhận Xm từ

A. bố                B. bà nội

C. ông nội        D. mẹ

Đáp án: D

Câu 39: Khi lai cá vảy đỏ thuần chủng với cá vảy trắng (phép lai thuần) được F1 gồm 100% vảy đỏ. Cho các cá thể F1 giao phối với nhau được F2 gồm 2 loại kiểu hình với tỉ lệ: 3 cá vảy đỏ : 1 cá vảy trắng, trong đó cá vảy trắng gồm toàn cá cái. Cho rằng không có đột biến phát sinh. Nếu thực hiện phép lai nghịch với phép lai trên thì sự phân li về kiểu gen và kiểu hình ở F2 tương ứng là:

A. 1XAXA : 1XAXa : 1XAY : 1XaY ; 3 vảy đỏ : 1 vảy trắng (toàn con cái)

B. 1XAXA : XaY ; 1 đực vảy đỏ: 1 cái vảy trắng

C. 1XAXa : 1XaXa : 1XAY : 1XaY ; 1 đực vảy đỏ : 1 đực vảy trắng : 1 cái vảy đỏ : 1 cái vảy trắng

D. 1XAXa : 1XaY ; 1 đực vảy đỏ: 1 cái vảy trắng

Đáp án: C

Câu 40: Bệnh mù màu đỏ và lục ở người do gen đột biến lặn nằm trên NST X quy định, không có alen tương ứng trên Y. Bệnh bạch tạng lại do một gen lặn khác nằm trên NST thường quy định. Một cặp vợ chồng đều không mắc cả 2 bệnh trên, người chồng có bố và mẹ đều bình thường nhưng có cô em gái bị bạch tạng. Người vợ có bố bị mù màu và mẹ bình thường nhưng em trai thì bị bệnh bạch tạng.

Xác suất để cặp vợ chồng này sinh con trai mắc đồng thời cả 2 bệnh trên là

A. 1/12        B. 1/24

C. 1/36        D. 1/8

Đáp án: C

Giải thích :

Chồng nhìn màu bình thường có kiểu gen XAY ; vợ bình thường nhưng có bố bị mù màu → vợ có kiểu gen XAXa → P: XAY : XAXa → Tỉ lệ con trai mắc bệnh mù màu (XaY) = 1/4.

Cả vợ và chồng đều có da bình thường nhưng lại có em bị bạch tạng (bb) → cả vợ và chồng đều có kiểu gen với xác suất 1/3 BB : 2/3 Bb, đều cho giao tử tỉ lệ với: 2/3B : 1/3b → Xác suất sinh con mắc bệnh bạch tạng (bb) = 1/3 x 1/3 = 1/9.

Vậy xác suất sinh con trai mắc cả 2 bệnh = 1/4 x 1/9 = 1/36.

Câu 41: Nguyên nhân của thường biến là do

A. tác động trực tiếp của các tác nhân lí, hóa học

B. rối loạn phân li và tổ hợp của NST

C. rối loạn trong quá trình trao đổi chất nội bào

D. tác động trực tiếp của điều kiện môi trường

Đáp án: D

Câu 42: Nhận định nào dưới đây không đúng?

A. Mức phản ứng của kiểu gen có thể rộng hay hẹp tùy thuộc vào từng loại tính trạng.

B. Sự biến đổi của kiểu gen do ảnh hưởng của môi trường là môi trường biến.

C. Mức phản ứng càng rộng thì sinh vật càng thích nghi với môi trường.

D. Sự mềm dẻo kiểu hình giúp sinh vật thích nghi với sự thay đổi của môi trường.

Đáp án: B

Câu 43: Có 3 tế bào sinh tinh của một cá thể có kiểu gen AaBbddEe tiến hành giảm phân bình thường thành tinh trùng. Số loại tinh trùng tối đa có thể tạo ra là

A. 2        B. 8

C. 6        D. 4

Đáp án: C

1 tế bào sinh tinh cho 2 loại tinh trùng

⇒ 3 tế bào sinh tinh cho tối đa 6 loại.

icon-date
Xuất bản : 23/11/2021 - Cập nhật : 23/11/2021