logo

Trắc nghiệm Sinh học 10 học kì 1 có đáp án (Phần 2)

Câu 1: Tổ chức sống nào sau đây có cấp thấp nhất so với các tổ chức còn lại?

A. Quần thể

B. Quần xã

C. Cơ thể

D. Hệ sinh thái

Lời giải:

Thế giới sống được tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc chặt chẽ:

Phân tử → bào quan → tế bào → mô → cơ quan → hệ cơ quan → cơ thể → quần thể → quần xã → hệ sinh thái → sinh quyển.

Như vậy, cấp độ tổ chức thấp nhất so với các tổ chức còn lại là cơ thể.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 2: "Đàn voi sống trong rừng" thuộc cấp độ tổ chức sống nào dưới đây?

A. Cá thể

B. Quần xã

C. Quần thể

D. Hệ sinh thái

Lời giải:

Đàn voi sống trong rừng thuộc cấp độ quần thể.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 3: Tập hợp nhiều tế bào cùng loại và cùng thực hiện một chức năng nhất định tạo thành:

A. Hệ cơ quan

B. Mô 

C. Cơ thể

D. Cơ quan

Lời giải:

- Thế giới sống được tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc, các cấp tổ chức thấp hơn là nền tảng để xây dựng các cấp tổ chức sống cấp trên.

- Nhiều tế bào cùng loại, cùng thực hiện 1 chức năng sẽ tập hợp lại và tạo nên tổ chức sống cao hơn là mô.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 4: Tác giả của hệ thống 5 giới sinh vật được nhiều nhà khoa học ủng hộ và hiện nay vẫn được sử dụng là

A. Linnê

B. Lơvenhuc

C. Hacken

D. Uytakơ

Lời giải:

Tác giả của hệ thống 5 giới sinh vật được nhiều nhà khoa học ủng hộ và hiện nay vẫn được sử dụng là Uytakơ.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 5: Các tiêu chí cơ bản để phân chia các sinh vật thành hệ thống 5 giới bao gồm:

A. Khả năng di chuyển, cấu tạo cơ thể, kiểu dinh dưỡng

B. Loại tế bào, mức độ tổ chức cơ thể, kiểu dinh dưỡng

C. Cấu tạo tế bào, khả năng vận động, mức độ tổ chức cơ thể

D. Trình tự các nuclêotit, mức độ tổ chức cơ thể

Lời giải:

Các tiêu chí cơ bản để phân chia các sinh vật thành hệ thống 5 giới bao gồm: loại tế bào, mức độ tổ chức cơ thể, kiểu dinh dưỡng.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 6:  Đâu không phải tiêu chí cơ bản của hệ thống phân loại 5 giới:

A. Khả năng di chuyển

B. Loại tế bào, mức độ tổ chức cơ thể

C. Mức độ tổ chức cở thể

D. Kiểu dinh dưỡng

Lời giải:

Các tiêu chí cơ bản của hệ thống 5 giới bao gồm loại tế bào, mức độ tổ chức cơ thể, kiểu dinh dưỡng.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 7: Bốn nguyên tố chính cấu tạo nên chất sống là:

A. C, H, O, P

B. C, H, O, N

C. O, P, C, N

D. H, O, N, P

Lời giải:

Bốn nguyên tố C, H, O, N chiếm tới 96% trọng lượng chất khô của tế bào, là 4 nguyên tố chính cấu tạo nên chất sống.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 8: Trong số khoảng 25 nguyên tố cấu tạo nên sự sống, các nguyên tố chiếm phần lớn trong cơ thể sống (khoảng 96%) là:

A. Fe, C, H

B. C, N, P, Cl

C. C, N, H, O

D. K, S, Mg, Cu

Lời giải:

Trong số khoảng 25 nguyên tố cấu tạo nên sự sống, các nguyên tố C, H, O và N chiếm 96% trọng lượng chất khô của tế bào, các nguyên tố còn lại chiếm chiếm một tỉ lệ nhỏ.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 9: Các nguyên tố hóa học chủ yếu cấu tạo nên cơ thể sống là những nguyên tố nào?

A. Ca, P, Cu, O

B. O, H, Fe, K

C. C, H, O, N

D. O, H, Ni, Fe

Lời giải:

Các nguyên tố hóa học chủ yếu cấu tạo nên cơ thể sống là C, H, O, N.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 10: Các nguyên tố hoá học cấu tạo của Cacbonhiđrat là:

A. Cacbon và hiđrô

B. Hiđrô và ôxi

C. Ôxi và cacbon

D. Cacbon, hiđrô và ôxi

Lời giải:

Cacbohidrat là hợp chất hữu cơ được cấu tạo chủ yếu từ 3 nguyên tố C, H, O .

Đáp án cần chọn là: D

Câu 11: Cacbohidrat gồm các loại

A. Đường đơn, đường đôi

B. Đường đôi, đường đa

C. Đường đơn, đường đa

D. Đường đôi, đường đơn, đường đa

Lời giải:

Cacbohidrat cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, bao gồm các loại: đường đơn, đường đôi và đường đa.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 12: Thuật ngữ nào dưới đây bao gồm các thuật ngữ còn lại?

A.Đường đơn

B. Đường đa

C. Đường đôi

D. Cacbohiđrat

Lời giải:

Cacbohidrat cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, bao gồm các loại: đường đơn, đường đôi và đường đa.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 13: Lipit là nhóm chất:

A. Được cấu tạo từ 3 nguyên tố C, H, O

B. Liên kết với nhau bằng các liên kết hóa trị không phân cực

C. Có tính kỵ nước

D. Cả ba ý trên

Lời giải:

Lipit được cấu tạo từ 3 nguyên tố C, H, O (nhưng tỉ lệ H và O khác tỉ lệ của cacbohidrat) được nối với nhau bằng các liên kết hoá trị không phân cực→ có tính kỵ nước.  

Đáp án cần chọn là: D

Câu 14: Lipit là nhóm chất:

A.Được cấu tạo từ 3 nguyên tố C, H, O được nối với nhau bằng liên kết cộng hóa trị không phân cực, có tính kỵ nước

B. Được cấu tạo từ 3 nguyên tố C, H, O được nối với nhau bằng liên kết cộng hóa trị phân cực, có tính kỵ nước

C. Được cấu tạo từ 3 nguyên tố C, H, O được nối với nhau bằng liên kết cộng hóa trị không phân cực, không có tính kỵ nước

D. Được cấu tạo từ 3 nguyên tố C, H, O được nối với nhau bằng liên kết cộng hóa trị phân cực, không có tính kỵ nước

Lời giải:

Lipit được cấu tạo từ 3 nguyên tố C, H, O (nhưng tỉ lệ H và O khác tỉ lệ của cacbohidrat) được nối với nhau bằng các liên kết hoá trị không phân cực → có tính kỵ nước.  

Đáp án cần chọn là: A

Câu 15: Một phân tử mỡ bao gồm

A. 1 phân tử glixerol và 1 phân tử acid béo

B. 1 phân tử glixerol và 2 phân tử acid béo

C. 1 phân tử glixerol và 3 phân tử acid béo

D. 3 phân tử glixerol và 3 phân tử acid béo

Lời giải:

Mỡ  được hình thành do một phân tử glixêrol (một loại rượu 3 cacbon) liên kết với 3 axit béo.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 16: Đơn phân cấu tạo của Prôtêin là:

A. Mônôsaccarit

B. Axit amin

C. Photpholipit

D. Stêrôit

Lời giải:

Phân tử prôtêin cấu trúc theo nguyên tắc đa phân mà đơn phân là các axit amin.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 17: Hợp chất hữu cơ được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân gồm nhiều đơn phân là các axit amin. Hợp chất hữu cơ này có tên gọi là gì?

A. Lipit

B. Axit nuclêôtit

C. Cacbohiđrat

D. Prôtêin

Lời giải:

Prôtêin được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân gồm nhiều đơn phân là các axit amin.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 18: Các loại axit amin trong phân tử protein phân biệt với nhau bởi?

A. Số nhóm NH2

B. Cấu tạo của gốc R

C. Số nhóm COOH

D. Vị trí gắn của gốc R

Lời giải:

Các loại axit amin trong phân tử protein giống nhau nhóm cacboxyl, nhóm amin, khác nhau bởi gốc R

Đáp án cần chọn là: B

Câu 19: Các nguyên tố nào sau đây cấu tạo nên axit nucleic?

A. C, H, O, N, P

B. C, H, O, P, K

C. C, H, O, S

D. C, H, O, P

Lời giải:

Các nguyên tố cấu tạo nên axit nucleic là C, H, O, N, P.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 20: Chất nào sau đây được cấu tạo từ các nguyên tố hoá học C,H,O,N,P?

A. Prôtêin

B. Axit nuclêic

C. Photpholipit

D. Axit béo  

Lời giải:

Các nguyên tố cấu tạo nên axit nucleic là C, H, O, N, P.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 21: Tên gọi đầy đủ của phân tử ARN là:

A. Axit đêôxiribônuclêic

B. Axit photphoric

C. Axit ribônuclêic

D. Nuclêôtit

Lời giải:

Tên gọi đầy đủ của phân tử ARN là Axit Ribônuclêic.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 22: Đơn phân của ADN khác đơn phân của ARN ở thành phần

A. Đường

B. Nhóm phốtphát

C. Bazơ nitơ

D. Cả A và C

Lời giải:

Mỗi đơn phân của ARN (ribonucleotit) gồm 3 thành phần: 

1 gốc bazơ nitơ (A, U, G, X), khác ở phân tử ADN là không có T mà thay bằng U.   

1 gốc đường ribolozo (C5H12O5), ở ADN có gốc đườngđêoxiribôz(C5H10O4)

1 gốc axit photphoric (H3PO4).

Đáp án cần chọn là: D

Câu 23: Những đặc điểm nào sau đây có ở tất cả các loại vi khuẩn: 

1. Có kích thước bé. 

2. Sống kí sinh và gây bệnh. 

3. Cơ thể chỉ có 1 tế bào. 

4. Chưa có nhân chính thức. 

5. Sinh sản rất nhanh. 

Câu trả lời đúng là:

A. 1, 2, 3, 4

B. 1, 3, 4, 5

C. 1, 2, 3, 5

D. 1, 2, 4, 5

Lời giải:

Đặc điểm chung ở tất cả các loại vi khuẩn (sinh vật nhân sơ)

- Chưa có nhân chính thức

- Cơ thể chỉ có một tế bào.

- Kích thước nhỏ (1/10 kích thước tế bào nhân thực). Tế bào sinh trưởng nhanh, khả năng phân chia mạnh, số lượng tế bào tăng nhanh.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 24: Cho các đặc điểm sau: 

(1) Chưa có nhân hoàn chỉnh 

(2) Không có nhiều loại bào quan 

(3) Tế bào chất không có hệ thống nội màng 

(4) Thành tế bào được cấu tạo bởi glicogen 

(5) Kích thước lớn, dao động từ 1 - 5μm. 

Có bao nhiêu đặc điểm nói lên cấu trúc của tế bào nhân sơ?

A. 1

B. 3

C. 2

D. 4

Lời giải:

Các đặc điểm của tế bào nhân sơ là:

- Chưa có nhân hoàn chỉnh (nhân chưa có màng bao bọc nên được gọi là vùng nhân)

- Tế bào không có hệ thống nội màng và không có các bào quan có mang bao bọc

- Kích thước rất nhỏ từ khoảng 1 - 5μm

- Thành tế bào được cấu tạo từ peptidoglican

Như vậy có (1), (2), (3) đúng. 

Đáp án cần chọn là: B

Câu 25: Thành tế bào vi khuẩn cấu tạo chủ yếu từ

A. Colesteron

B. Xenlulozơ

C. Peptiđôglican

D. Photpholipit và protein

Lời giải:

Thành phần hoá học cấu tạo nên thành tế bào là peptiđôglican (cấu tạo từ các chuỗi cacbohiđrat liên kết với nhau bằng các đoạn pôlipeptit ngắn).

Đáp án cần chọn là: C

Câu 26: Thành tế bào vi khuẩn cấu tạo từ:

A. Peptidoglican

B. Glugican

C. Kitin

D. Pôlisaccarit

Lời giải:

Thành tế bào vi khuẩn được cấu tạo từ peptidoglican, bao bọc bên ngoài tế bào và giữ cho vi khuẩn có hình dạng ổn định.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 27: Tế bào nhân chuẩn không có ở :

A. Người

B. Động vật

C. Thực vật

D. Vi khuẩn

Lời giải:

Tế bào nhân chuẩn không có ở vi khuẩn, vi khuẩn là sinh vật nhân sơ

Đáp án cần chọn là: D

Câu 28: Tế bào chất ở sinh vật nhân thực chứa

A. Các bào quan không có màng bao bọc

B. Chỉ chứa ribôxôm và nhân tế bào

C. Chứa bào tương và nhân tế bào

D. Hệ thống nội màng, các bào quan có màng bao bọc và khung xương tế bào

Lời giải:

Tế bào chất ở sinh vật nhân thực chứa hệ thống nội màng, các bào quan có màng bao bọc và khung xương tế bào

Đáp án cần chọn là: D

Câu 29: Cho các phát biểu sau: 

(1) Không có thành tế bào bao bọc bên ngoài 

(2) Có màng nhân bao bọc vật chất di truyền 

(3) Trong tế bào chất có hệ thống các bào quan 

(4) Có hệ thống nội màng chia tế bào chất thành các xoang nhỏ 

(5) Nhân chứa các nhiễm sắc thể (NST), NST lại gồm ADN và protein 

Các phát biểu nói về đặc điểm chung của tế bào nhân thực là:

A. (2), (3), (4)

B. (1), (2), (3), (5)

C. (2), (3), (4), (5)

D. (1), (3), (4), (5)

Lời giải:

Các đặc điểm chung của tế bào nhân thực:

- Kích thước lớn, cấu tạo phức tạp hơn tế bào nhân sơ

- Vật chất di truyền được bao bọc bởi lớp màng nên được gọi là nhân. Trong nhân chứa các NST, trong các NST lại bao gồm các ADN và protein histon

- Tế bào chất có chứa các bào quan khác nhau, mỗi bào quan có cấu trúc phù hợp với chức năng. Ngoài ra, tế bào chất còn được chia thành nhiều ô nhỏ (xoang nhỏ) nhờ hệ thống nội màng.

Các phát biểu nói về đặc điểm chung của tế bào nhân thực là (2), (3), (4), (5). 

Đáp án cần chọn là: C

Câu 30: Trung tâm điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào nhân thực chính là:

A. Vùng nhân

B. Ribôxôm

C. Màng sinh chất

D. Nhân tế bào

Lời giải:

Trung tâm điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào nhân thực chính nhân tế bào.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 31: Nhân là trung tâm điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào vì

A. Nhân chưa đựng tất cả các bào quan của tế bào

B. Nhân chưa nhiễm sắc thể, là vật chất di truyền ở cấp độ tế bào

C. Nhân là nơi thực hiện trao đổi chất với môi trường quanh tế bào

D. Nhân có thể liên hệ với màng và tế bào chất nhờ hệ thống lưới nội chất

Lời giải:

Nhân chứa nhiễm sắc thể, là vật chất di truyền ở cấp độ tế bào do vậy nhân là trung tâm điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 32: Lưới nội chất trơn có nhiệm vụ

A. Tổng hợp prôtêin và lipit

B. Tổng hợp lipit, chuyển hóa đường và phân hủy chất độc hại đối với cơ thể

C. Cung cấp năng lượng ATP

D. Cả A, B và C

Lời giải:

Lưới nội chất trơn có rất nhiều loại enzim, thực hiện chức năng tổng hợp lipit, chuyển hoá đường, phân huỷ chất độc hại đối với tế bào.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 33: Lưới nội chất trơn không có chức năng

A. Tổng hợp bào quan peroxixom

B. Tổng hợp lipit, phân giải chất độc

C. Tổng hợp protein

D. Chuyển hóa đường

Lời giải:

Lưới nội chất trơn có rất nhiều loại enzim, thực hiện chức năng tổng hợp bào quan peroxixom, tổng hợp lipit, chuyển hoá đường, phân huỷ chất độc hại đối với tế bào. Không có chức năng tổng hợp protein.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 34: Ribôxôm ở trạng thái tự do thường ở trong bộ phận nào của tế bào?

A. Mạng lưới nội chất.

B. Cơ chất .

C. Ti thể.

D. Lục lạp.

Lời giải:

Ribôxôm ở trạng thái tự do thường ở trong ti thể

Đáp án cần chọn là: C

Câu 35: Các ribôxôm được quan sát thấy trong các tế bào chuyên hoá trong việc tổng hợp

A. Lipit.

B. Pôlisaccarit.

C. Prôtêin.

D. Glucôzơ.

Lời giải:

Các ribôxôm trong các tế bào chuyên hoá trong việc tổng hợp prôtêin.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 36: Các chất được vận chuyển qua màng tế bào thường ở dạng?

A. Hòa tan trong dung môi

B. Thể rắn

C. Thể nguyên tử

D. Thể khí

Lời giải:

Các chất được vận chuyển qua màng tế bào thường ở dạng hòa tan trong dung môi.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 37: Phát biểu  nào sau đây không đúng với hình thức vận chuyển chủ động?

A. Cần ATP        

B. Cần kênh prôtêin đặc hiệu   

C. Dùng để vận chuyển nước

D. Chất tan đi từ nơi có nồng độ thấp về nơi có nồng độ cao hơn

Lời giải:

Vận chuyển chủ động là phương thức vận chuyển các chất từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao (ngược chiều građien nồng độ) cần các kênh prôtêin đặc hiệu và tiêu tốn năng lượng (ATP).

Nước được vận chuyển thụ động qua màng tế bào.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 38: Dựa vào trạng thái có sẵn sàng sinh công hay không, người ta phân chia năng lượng thành mấy loại ?

A. 3 loại

B. 5 loại

C. 4 loại

D. 2 loại

Lời giải:

Dựa vào trạng thái có sẵn sàng sinh công hay không, người ta phân chia năng lượng thành 2 loại: Động năng và thế năng.

  • Động năng: là dạng năng lượng sẵn sàng sinh ra công.
  • Thế năng: là loại năng lượng dự trữ, có tiềm năng sinh công.

Câu 39: Các trạng thái tồn tại của năng lượng là

A. Thế năng

B. Động năng

C. Quang năng

D. Cả A và B

Lời giải:

Dựa vào trạng thái tồn tại của năng lượng ta chia ra là thế năng ( dạng dự trữ) và động năng ( sẵn sang sinh công)

Đáp án cần chọn là: D

Câu 40: Năng lượng trong tế bào thường tồn tại tiềm ẩn và chủ yếu ở dạng

A. Quang năng.

B. Hoá năng.

C. Nhiệt năng.

D. Cơ năng.

Lời giải:

Trong tế bào năng lượng tồn tại dưới các dạng: hóa năng, nhiệt năng, điện năng,... Trong đó, năng lượng chủ yếu của tế bào là hóa năng (năng lượng trong các liên kết hóa học).

Đáp án cần chọn là: B

Câu 41: Enzim được tổng hợp trong tế bào sống để?

A. Cấu tạo các đại phân tử hữu cơ

B. Làm nguyên liệu tổng hợp các chất

C. Xúc tác các phản ứng sinh hóa

D. Làm chất trung gian chuyển hóa giữa các quá trình

Lời giải:

Enzim là chất xúc tác sinh học được tổng hợp trong tế bào sống, chúng có vai trò xúc tác các phản ứng trao đổi chất.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 42: Thành phần cơ bản của enzim là

A. Lipit.

B. Axit nucleic.

C. Cacbon hiđrat.

D. Protein.

Lời giải:

Enzim có bản chất là protein hoặc protein kết hợp với chất khác không phải là protein.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 43: Thành phần nào dưới đây không thể thiếu trong cấu tạo của một enzim ?

A. Axit nuclêic

B. Prôtêin

C. Cacbohiđrat

D. Lipit

Lời giải:

Enzim có bản chất là protein hoặc protein kết hợp với chất khác không phải là protein.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 44: Hô hấp tế bào là

A. Quá trình chuyển hóa năng lượng của các nguyên liệu hữu cơ thành năng lượng trong tế bào.

B. Quá trình chuyển hóa năng lượng của các nguyên liệu vô cơ thành năng lượng trong tế bào.

C. Quá trình tổng hợp vật chất hữu cơ trong tế bào.

D. Quá trình chuyển hóa vật chất hữu cơ ngoài tế bào thành năng lượng trong tế bào.

Lời giải:

Hô hấp tế bào là quá trình chuyển hóa năng lượng của các nguyên liệu hữu cơ thành năng lượng trong tế bào.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 45: Thế nào là hô hấp

A. Là quá trình tổng hợp các chất phức tạp từ chất đơn giản

B. Là một mặt của quá trình trao đổi chất

C. Là quá trình chuyển hóa năng lượng trong tế bào

D. Cả A,B,C đều đúng

Lời giải:

Hô hấp tế bào là quá trình chuyển hóa năng lượng rất quan trọng trong tế bào.

Ý A sai vì hô hấp là quá trình phân giải cacbohidrat

Ý B sai vì 2 mặt của quá trình trao đổi chất là đồng hóa và dị hóa , hô hấp chỉ là 1 quá trình trong mặt dị hóa.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 46: Hô hấp hiếu khí được diễn ra trong

A. Lizôxôm.

B. Ti thể.

C. Lạp thể.

D. Lưới nội chất.

Lời giải:

Quá trình hô hấp tế bào xảy ra trong ty thể.

Đáp án cần chọn là: B

icon-date
Xuất bản : 24/11/2021 - Cập nhật : 24/11/2021