logo

Trắc nghiệm Sinh học 10 học kì 1 có đáp án (Phần 1)

Câu 1: Các cấp tổ chức cơ bản của thế giới sống bao gồm: 

1. Quần xã 

2. Quần thể   

3. Cơ thể    

4. Hệ sinh thái 

5. Tế bào          

Các cấp tổ chức đó theo trình tự từ nhỏ đến lớn là…

A. 5-3-2-4-1

B. 5-3-2-1-4

C. 5-2-3-1-4

D. 5-2-3-4-1

Lời giải:

Thế giới sống được tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc chặt chẽ:

Nguyên tử → phân tử → bào quan → tế bào → mô → cơ quan → hệ cơ quan → cơ thể → quần thể → quần xã → hệ sinh thái → sinh quyển.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 2: Hãy chọn câu sau đây có thứ tự sắp xếp các cấp độ tổ chức sống từ thấp đến cao:

A. Cơ thể, quần thể, hệ sinh thái, quần xã

B. Quần xã, quần thể, hệ sinh thái, cơ thể

C. Quần thể, quần xã, cơ thể, hệ sinh thái

D. Cơ thể, quần thể, quần xã, hệ sinh thái

Lời giải:

Theo sự phân cấp trong thế giới sống, thứ tự các cấp độ tổ chức từ thấp đến cao là:Cơ thể, quần thể, quần xã, hệ sinh thái.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 3: Trong các cấp tổ chức sống dưới đây, cấp nào là lớn nhất ?

A. Tế bào

B. Quần xã

C. Quần thể

D. Bào quan

Lời giải:

Trong các cấp tổ chức sống trên thì quần xã là cấp lớn nhất.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 4: Giới là:

A. Một đơn vị phân loại lớn nhất bao gồm các ngành sinh vật có chung những đặc điểm nhất định

B. Các đơn vị phân loại lớn bao gồm các ngành sinh vật có chung những đặc điểm nhất định

C. Một đơn vị phân loại bao gồm các giống sinh vật có chung những đặc điểm nhất định

D. Một đơn vị phân loại lớn nhất bao gồm tất cả ngành sinh vật.

Lời giải:

Giới trong sinh học là một đơn vị phân loại lớn nhất bao gồm các ngành sinh vật có chung những đặc điểm nhất định.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 5: Một đơn vị phân loại lớn nhất bao gồm các ngành sinh vật có chung những đặc điểm nhất định là khái niệm của:

A. Loài

B. Chi

C. Quần thể

D. Giới

Lời giải:

Giới trong sinh học là một đơn vị phân loại lớn nhất bao gồm các ngành sinh vật có chung những đặc điểm nhất định.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 6: Tác giả của hệ thống 5 giới sinh vật được nhiều nhà khoa học ủng hộ và hiện nay vẫn được sử dụng là?

A. Linnê và Hacken

B. Lơvenhuc và Margulis

C. Hacken và Whittaker

D. Whittaker và Margulis

Lời giải:

Hai nhà khoa học Whittaker và Margulis đã đưa ra hệ thống 5 giới sinh vật được nhiều nhà khoa học ủng hộ và hiện nay vẫn được sử dụng.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 7: Nguyên tố quan trọng trong việc tạo nên sự đa dạng của vật chất hữu cơ là

A. Cacbon

B. Hydro

C. Oxy

D. Nitơ

Lời giải:

Nguyên tố C là nguyên tố quan trọng nhất để tạo nên sự đa dạng của vật chất hữu cơ.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 8: Nguyên tố hoá học nào dưới đây có vai trò tạo ra “bộ khung xương” cho các đại phân tử hữu cơ ?

A. C

B. O

C. N

D. P

Lời giải:

Nguyên tố C là nguyên tố quan trọng nhất để tạo nên sự đa dạng của vật chất hữu cơ, có vai trò tạo ra “bộ khung xương” cho các đại phân tử hữu cơ

Đáp án cần chọn là: A

Câu 9: Nguyên tố nào có khả năng kết hợp với các nguyên tố khác để tạo ra rất nhiều chất hữu cơ khác nhau?

A. Hiđrô

B. Nitơ

C. Cacbon

D. Ôxi

Lời giải:

Nguyên tố cacbon có khả năng kết hợp với các nguyên tố khác để tạo ra rất nhiềuchất hữu cơ khác nhau: cacbohidrat, lipit, protein…

Đáp án cần chọn là: C

Câu 10: Thuật ngữ dùng để chỉ tất cả các loại đường là

A. Tinh bột

B. Xenlulôzơ

C. Đường lối

D. Cacbohyđrat

Lời giải:

Thuật ngữ dùng để chỉ tất cả các loại đường là cacbohyđrat

Đáp án cần chọn là: D

Câu 11: Cacbonhiđrat là tên gọi dùng để chỉ nhóm chất nào sau đây?

A. Đường

B. Mỡ

C. Đạm

D. Chất hữu cơ

Lời giải:

Thuật ngữ dùng để chỉ tất cả các loại đường là cacbohyđrat

Đáp án cần chọn là: A

Câu 12: Cacbonhiđrat là hợp chất hữu cơ được cấu tạo bởi các nguyên tố

A. C, H, O, N

B. C, H, N, P

C. C, H, O

D. C, H, O, P

Lời giải:

Cacbohidrat là hợp chất hữu cơ được cấu tạo chủ yếu từ 3 nguyên tố C, H, O .

Đáp án cần chọn là: C

Câu 13: Một phân tử mỡ bao gồm 1 phân tử glixêrôl liên kết với

A. 1 axít béo

B. 2 axít béo

C. 3 axít béo

D. 4 axít béo

Lời giải:

Mỡ được hình thành do một phân tử glixêrol (một loại rượu 3 cacbon) liên kết với 3 axit béo.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 14: Chức năng chính của mỡ là

A. Dự trữ năng lượng cho tế bào và cơ thể

B. Thành phần chính cấu tạo nên màng sinh chất

C. Thành phần cấu tạo nên một số loại hoocmôn

D. Thành phần cấu tạo nên các bào quan

Lời giải:

Chức năng chính của mỡ là dự trữ năng lượng cho tế bào

Đáp án cần chọn là: A

Câu 15: Mỡ có chức năng chính của là

A. Cấu tạo nên một số loại hoocmôn

B. Cấu tạo nên màng sinh chất

C. Dự trữ năng lượng cho tế bào và cơ thể

D. Cấu tạo nên chất diệp lục

Lời giải:

Chức năng chính của mỡ là dự trữ năng lượng cho tế bào và cơ thể.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 16: Các nguyên tố hoá học tham gia cấu tạo prôtêin là:

A. C, H, O, N, P

B. C, H, O, N

C. K, H, P, O, S, N

D. C, O, N, P

Lời giải:

Các nguyên tố hoá học tham gia cấu tạo prôtêin là C, H, O, N

Đáp án cần chọn là: B

Câu 17: Các nguyên tố hoá học là thành phần bắt buộc của phân tử prôtêin là:

A. Cacbon, oxi, nitơ

B. Hidrô, cacbon, phôtpho

C. Nitơ, phôtpho, hidrô, ôxi

D. Cacbon, hidrô, oxi, nitơ

Lời giải:

Các nguyên tố hoá học tham gia cấu tạo prôtêin là C, H, O, N

Đáp án cần chọn là: D

Câu 18:   Đơn phân của prôtêin là

A. Glucôzơ

B. Axit amin

C. Nuclêôtit

D. Axit béo

Lời giải:

Phân tử prôtêin cấu trúc theo nguyên tắc đa phân mà đơn phân là các axit amin.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 19: Axit nuclêic bao gồm những chất nào sau đây?

A. ADN và ARN

B. ARN và Prôtêin

C. Prôtêin và AND

D. AND và lipit

Lời giải:

Axit nuclêic bao gồm ADN và ARN.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 20: ADN là thuật ngữ viết tắt của

A. Axit nucleic

B. Axit nucleotit

C. Axit đêoxiribonucleic

D. Axit ribonucleic

Lời giải:

ADN là thuật ngữ viết tắt của axit đêôxiribônulêic

Đáp án cần chọn là: C

Câu 21: Loại bazơ nitơ nào sau đây chỉ có trong ARN mà không có trong ADN?

A. Ađênin

B. Uraxin

C. Guanin

D. Xitôzin

Lời giải:

Mỗi đơn phân của ARN (ribonucleotit) có 1 gốc bazơ nitơ (A, U, G, X), khác ở phân tử ADN là không có T mà thay bằng U.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 22: Đơn phân của ARN bao gồm:

A. A, T, U, X

B. A, U, G, X

C. A, T, X, G

D. A, T, U, G

Lời giải:

Mỗi đơn phân của ARN (ribonucleotit) có 1 gốc bazơ nitơ (A, U, G, X), khác ở phân tử ADN là không có T mà thay bằng U.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 23: Sinh vật nhân sơ bao gồm các nhóm:

A. Vi khuẩn và virut

B. Vi khuẩn và động vật nguyên sinh

C. Vi khuẩn và vi khuẩn cổ

D. Vi khuẩn và nấm đơn bào

Lời giải:

Các sinh vật thuộc nhóm sinh vật nhân sơ gồm có vi khuẩn và vi khuẩn cổ

Đáp án cần chọn là: C

Câu 24: Sinh vật dưới có cấu tạo tế bào nhân sơ là :

A. Vi khuẩn lam

B. Nấm 

C. Tảo

D. Động vật nguyên sinh

Lời giải:

Vi khuẩn lam là sinh vật nhân sơ. Nấm, tảo và động vật nguyên sinh là sinh vật nhân thực.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 25: Yếu tố để phân chia vi khuẩn thành 2 loại Gram dương và Gram âm là cấu trúc và thành phần hoá học của

A. Thành tế bào

B. Màng tế bào

C. Chất tế bào

D. Vùng nhân

Lời giải:

Dựa vào thành phần cấu tạo của thành tế bào vi khuẩn được chia làm 2 nhóm 

+ VK Gram dương: có màu tím (nhuộm Gram), thành dày.

+ VK Gram âm: có màu đỏ (nhuộm Gram), thành mỏng.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 26: Người ta chia vi khuẩn ra hai loại là vi khuẩn Gram dương và vi khuẩn Gram âm dựa vào?

A. Cấu trúc và thành phần hóa học của thành tế bào

B. Cấu trúc của nhân tế bào

C. Số lượng plasmit trong tế bào chất của vi khuẩn

D. Khả năng chịu nhiệt của vi khuẩn

Lời giải:

Dựa vào cấu trúc và thành phần hóa học của thành tế bào mà người ta chia vi khuẩn thành gram âm và gram dương. Khi nhuộm màu thành tế bào, gram âm có màu đỏ, gram dương có màu tím.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 27: Tế bào ở các sinh vật nào là tế bào nhân thực:

A. Động vật, thực vật, vi khuẩn

B. Động vật, thực vật, nấm

C. Động vật, thực vật, virut

D. Động vật, nấm, vi khuẩn

Lời giải:

Tế bào động vật, thực vật, nấm… là tế bào nhân thực

Đáp án cần chọn là: B

Câu 28: Tế bào ở sinh vật nào là tế bào nhân thực:

A. Động vật

B. Thực vật

C. Nấm

D. Cả A, B và C

Lời giải:

Tế bào động vật, thực vật, nấm… là tế bào nhân thực

Đáp án cần chọn là: D

Câu 29: Màng sinh chất của tế bào ở sinh vật nhân thực được cấu tạo bởi

A. Các phân tử prôtêin và axitnucleic

B. Các phân tử phôtpholipit và axitnuclêic

C. Các phân tử prôtêin và phôtpholipit

D. Các phân tử prôtêin 

Lời giải:

Màng được cấu tạo chủ yếu từ lớp photpholipit kép, trên đó có điểm thêm các phân tử prôtêin và các phân tử khác

Đáp án cần chọn là: C

Câu 30: Chức năng quan trọng nhất của nhân tế bào là

A. Chứa đựng thông tin di truyền

B. Tổng hợp nên ribôxôm

C. Trung tâm điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào

D. Cả A và C

Lời giải:

Nhân tế bào là nơi lưu giữ thông tin di truyền, là trung tâm điều hành, định hướng và giám sát mọi hoạt động trao đổi chất trong quá trình sinh trưởng, phát triển của tế bào.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 31: Nếu xem tế bào là một thành phố hoạt động, thì nhân là:

A. Trung tâm điều khiển

B. Hàng rào kiểm soát

C. Nhà máy tạo nguyên liệu

D. Nhà máy tạo năng lượng

Lời giải:

Nhân tế bào là nơi lưu giữ thông tin di truyền, là trung tâm điều hành, định hướng và giám sát mọi hoạt động trao đổi chất trong quá trình sinh trưởng, phát triển của tế bào.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 32: Lipit được tổng hợp ở

A. Lưới nội chất

B. Lưới nội chất hạt

C. Ribôxôm

D. Bộ máy gôngi

Lời giải:

Lipit được tổng hợp ở lưới nội chất trơn.

+ Lưới nội chất hạt: Tổng hợp protein

+ Ribôxôm: Tổng hợp protein

+ Bộ máy gôngi: Đóng gói và phân phối sản phẩm.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 33: Lưới nội chất hạt trong tế bào nhân thực có chức năng nào sau đây?

A. Bao gói các sản phẩm được tổng hợp trong tế bào

B. Tổng hợp protein tiết ra ngoài và protein cấu tạo nên màng tế bào

C. Sản xuất enzim tham gia vào quá trình tổng hợp lipit

D. Chuyển hóa đường và phân hủy chất độc hại đối với cơ thể

Lời giải:

Lưới nội chất hạt (trên màng có nhiều ribôxôm gắn vào), có chức năng tổng hợp prôtêin để đưa ra ngoài tế bào và các prôtêin cấu tạo nên màng tế bào.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 34: Trong tế bào, bào quan không có màng bao bọc là

A. Lizôxôm.

B. Perôxixôm.

C. Gliôxixôm.

D. Ribôxôm.

Lời giải:

Ribôxôm là bào quan nhỏ không có màng bao bọc

Đáp án cần chọn là: D

Câu 35: Ribôxôm định khu

A. Trên bộ máy Gôngi.

B. Trong lục lạp.

C. Trên mạng lưới nội chất hạt.

D. Trên mạng lưới nội chất trơn.

Lời giải:

Lưới nội chất hạt (trên màng có nhiều ribôxôm gắn vào), có chức năng tổng hợp prôtêin để đưa ra ngoài tế bào và các prôtêin cấu tạo nên màng tế bào.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 36: Vật chất được vận chuyển qua màng tế bào thường ở dạng nào sau đây ?

A. Hoà tan trong dung môi

B. Dạng tinh thể rắn

C. Dạng khí

D. Dạng tinh thể rắn và khí

Lời giải:

Các chất được vận chuyển qua màng tế bào thường ở dạng hòa tan trong dung môi.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 37: Điều kiện của vận chuyển chủ động là

A. Không tiêu tốn năng lượng

B. Tiêu tốn năng lượng.

C. Cần “máy bơm”.

D. Cả B, C

Lời giải:

Vận chuyển chủ động cần tiêu tốn năng lượng và cần các bơm đặc hiệu.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 38: Dạng năng lượng nào là dạng năng lượng tiềm ẩn chủ yếu trong tế bào?

A. Điện năng.

B. Quang năng.

C. Hóa năng.

D. Cơ năng.

Lời giải:

Trong tế bào năng lượng tồn tại dưới các dạng: hóa năng, nhiệt năng, điện năng,.. Trong đó, năng lượng chủ yếu của tế bào là hóa năng (năng lượng trong các liên kết hóa học).

Đáp án cần chọn là: C

Câu 39: Dạng năng lượng chủ yếu tồn tại trong tế bào là

A. Nhiệt năng và thế năng

B. Hóa năng và động năng

C. Nhiệt năng và hóa năng

D. Điện năng và động năng.

Lời giải:

Dạng năng lượng chủ yếu tồn tại trong tế bào là nhiệt năng và hóa năng.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 40: “Đồng tiền năng lượng của tế bào” là tên gọi ưu ái dành cho hợp chất cao năng nào ?

A. NADPH

B. ATP

C. ADP

D. FADH2

Lời giải:

“Đồng tiền năng lượng của tế bào” là tên gọi dành cho ATP

Đáp án cần chọn là: B

Câu 41: Đặc điểm nào sau đây không phải của enzim?

A. Là hợp chất cao năng

B. Là chất xúc tác sinh học

C. Được tổng hợp trong các tế bào sống

D. Chỉ làm tăng tốc độ phản ứng mà không bị biến đổi sau phản ứng

Lời giải:

Enzim là chất xúc tác sinh học được tổng hợp trong tế bào sống. Enzim làm tăng tốc độ của phản ứng mà không bị biến đổi sau phản ứng.

Enzim không phải là hợp chất cao năng.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 42: Phát biểu  sau đây có nội dung  đúng là :

A. Enzyme là một chất  xúc tác sinh học

B. Enzyme được cấu  tạo từ các đisaccrit

C. Enzyme sẽ lại biến  đổi khi tham gia vào  phản ứng

D. Ở động vật , enzyme do các tuyến nội tiết  tiết ra

Lời giải:

Phát biểu đúng là A.

Ý B sai vì enzyme được cấu tạo từ protein ( 1 số enzyme có thêm phần coenzyme)

Ý C sai vì enzyme không bị biến đổi khi tham gia phản ứng

Ý D sai vì ở động vật enzyme được tiết ra từ tuyến ngoại tiết

Đáp án cần chọn là: A

Câu 43: Hoạt động nào sau đây là của enzim?

A. Xúc tác các phản ứng trao đổi chất

B. Tham gia vào thành phần của các chất tổng hợp được

C. Điều hoà các hoạt động sống của cơ thế

D. Cả 3 hoạt động trên

Lời giải:

Enzim là chất xúc tác sinh học được tổng hợp trong tế bào sống, chúng có vai trò xúc tác các phản ứng trao đổi chất.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 44: Hô hấp hiếu khí diễn ra ở bào quan nào

A. Lục lạp.

B. Thể Gongi.

C. Ti thể.

D. Lưới nội chất.

Lời giải:

Quá trình hô hấp tế bào xảy ra trong ty thể.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 45: Ở tế bào nhân thực, hoạt động hô hấp xảy ra ở

A. Ti thể

B. Ribôxôm

C. Bộ máy Gôngi

D. Không bào

Lời giải:

Ở tế bào nhân thực, hoạt động hô hấp xảy ra ở ti thể.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 46: Ở tảo sự hô hấp hiếu khí diễn ra tại:

A. Tế bào chất

B. Ti thể

C. Trong các bào quan

D. Màng sinh chất

Lời giải:

Sự hô hấp hiếu khí xảy ra ở ti thể.

Đáp án cần chọn là: B

icon-date
Xuất bản : 24/11/2021 - Cập nhật : 24/11/2021