logo

Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 7 (có đáp án)

Bài 7: Tế bào nhân sơ

Câu 1: Vùng nhân của vi khuẩn chứa vật chất di truyền là phân tử

A. ARN dạng sợi, đơn

B. ADN dạng vòng, kép

C. ARN dạng vòng, kép

D. ADN dạng sợi, kép

Lời giải:

Vùng nhân của vi khuẩn có chứa ADN mạch kép, vòng.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 2: Plasmit không phải là vật chất di truyền tối cần thiết đối với tế bào nhân sơ vì

A. Chiếm tỷ lệ rất ít

B. Thiếu nó tế bào vẫn phát triển bình thường

C. Số lượng nuclêôtit rất ít

D. Nó có dạng kép vòng

Lời giải:

Trên các plasmid thường chứa các gene có chức năng bổ sung, tuy nhiên thiếu nó, tế bào vẫn phát triển bình thường.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 3: Plasmit:

A. Là tên gọi khác của ADN dạng vòng ở trong vùng nhân của tế bào vi khuẩn

B. Gồm nhiều phân tử ADN dạng vòng, có kích thước nhỏ nằm ngoài vùng nhân

C. Gồm nhiều phân tử ADN ở ngoài vùng nhân

D. Gồm 1 phân tử ADN dạng vòng ở trong vùng nhân và các phân tử ADN khác ở ngoài vùng nhân

Lời giải:

Ngoài vùng nhân, một số tế bào vi khuẩn còn chứa nhiều phân tử ADN dạng vòng nhỏ khác được gọi là plasmit. 

Đáp án cần chọn là: B

Câu 4: Ở vi khuẩn, plasmid là ...(1).. nhỏ, có khả năng ..(2).. với ADN ở vùng nhân. Nội dung thích hợp của (1) và (2) lần lượt là:

A. ARN / di truyền độc lập

B. ARN/ liên kết

C. ADN thẳng/ nhân đôi cùng

D. ADN vòng/ nhân đôi độc lập

Lời giải:

Ở vi khuẩn, plasmid là ADN vòng nhỏ, có khả năng nhân đôi độc lập.với ADN ở vùng nhân

Đáp án cần chọn là: D

Câu 5: Cho các đặc điểm sau: 

(1) Không có màng nhân 

(2) Không có nhiều loại bào quan 

(3) Không có hệ thống nội màng 

(4) Không có thành tế bào bằng peptidoglican 

Có mấy đặc điểm là chung cho tất cả các tế bào nhân sơ?

A. 1 

B. 3

C. 2

D. 4

Lời giải:

Đặc điểm chung cho tất cả các tế bào nhân sơ là: 1, 2, 3

Đáp án cần chọn là: B

Câu 6: Đặc điểm là chung cho tất cả các tế bào nhân sơ là:

A. Không có màng nhân

B. Không có nhiều loại bào quan

C. Không có hệ thống nội màng

D. Cả A, B và C

Lời giải:

Đặc điểm chung cho tất cả các tế bào nhân sơ là: Không có màng nhân; không có nhiều loại bào quan và thiếu hệ thống nội màng 

Đáp án cần chọn là: D

Câu 7: Đem loại bỏ thành tế bào của các loại vi khuẩn có hình dạng khác nhau, sau đó cho các tế bào trần này vào dung dịch có nồng độ các chất tan bằng nồng độ các chất tan có trong tế bào thì các tế bào trần này sẽ có hình gì?

A. Hình bầu dục

B. Hình cầu

C. Hình chữ nhật

D. Hình vuông

Lời giải:

Chúng sẽ có hình cầu vì chúng đá bị loại bỏ thành tế bào.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 8: Để tìm hiểu vai trò của thành tế bào ở vi khuẩn hình que, các nhà nghiên cứu hủy thành tế bào và cho vi khuẩn vào môi trường đẳng trương, kết quả là

A. Hình dạng vi khuẩn không đổi

B. Vi khuẩn có hình cầu

C. Tế bào chất hòa lẫn vào môi trường

D. Vi khuẩn chết ngay sau đó

Lời giải:

Khi cho tế bào vi khuẩn đã loại bỏ thành tế bào thì vi khuẩn có hình cầu, chứng minh rằng thành tế bào làm nhiệm vụ bảo vệ và định hình tế bào vi khuẩn.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 9: Đối với mỗi loại bệnh do vi khuẩn gây ra, bác sĩ thường sử dụng các loại thuốc kháng sinh khác nhau do thuốc kháng sinh

A. Diệt khuẩn không có tính chọn lọc

B. Diệt khuẩn có tính chọn lọc

C. Giảm sức căng bề mặt

D. Ôxi hóa các thành phần tế bào

Lời giải:

Thuốc kháng sinh diệt khuẩn có tính chọn lọc.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 10: Trong y học, dùng phương pháp xét nghiệm nhằm phân biệt được hai nhóm vi khuẩn Gram âm và Gram dương với mục đích gì?

A. Để biết cách kết hợp các phương pháp điều trị

B. Chọn được loại vi khuẩn đem ứng dụng trong kỹ thuật di truyền

C. Sử dụng phương pháp hóa trị liệu phù hợp

D. Sử dụng các loại thuốc kháng sinh đặc hiệu để tiêu diệt từng loại vi khuẩn gây bệnh

Lời giải:

Do cấu trúc của thành vi khuẩn G+ và G- khác nhau nên phải dùng các loại thuốc đặc hiệu cho từng nhóm vi khuẩn.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 11: Các thành phần bắt buộc cấu tạo nên tế bào nhân sơ

A. Thành tế bào, nhân, tế bào chất, vỏ nhầy

B. Màng sinh chất, tế bào chất, vùng nhân

C. Màng sinh chất, vùng nhân, vỏ nhầy, tế bảo chất

D. Thành tế bào, tế bào chất, vùng nhân và roi

Lời giải:

Cấu tạo chung của tế bào nhân sơ bao gồm 3 thành phần chính là màng tế bào, chất tế bào, vùng nhân

Đáp án cần chọn là: B

Câu 12: Cấu tạo chung của tế bào nhân sơ bao gồm 3 thành phần chính là

A. Thành tế bào, màng sinh chất, nhân

B. Thành tế bào, tế bào chất, nhân

C. Màng sinh chất, thành tế bào, vùng nhân

D. Màng tế bào, chất tế bào, vùng nhân

Lời giải:

Cấu tạo chung của tế bào nhân sơ bao gồm 3 thành phần chính là màng tế bào, chất tế bào, vùng nhân

Đáp án cần chọn là: D

Câu 13: Các thành phần không bắt buộc cấu tạo nên tế bào nhân sơ

A. Màng sinh chất, thành tế bào, vỏ nhày, vùng nhân

B. Vùng nhân, tế bào chất, roi, lông

C. Vỏ nhày, thành tế bào, roi, lông

D. Vùng nhân, tế bào chất, màng sinh chất, roi

Lời giải:

Các thành phần không bắt buộc cấu tạo nên tế bào nhân sơ vỏ nhày, thành tế bào, roi, lông.

Một tế bào cơ bản phải gồm: nhân hoặc vùng nhân, tế bào chất và màng sinh chất

Đáp án cần chọn là: C

Câu 14: Roi của sinh vật nhân sơ không có đặc điểm nào sau đây

A. Là cơ quan vận động của tế bào

B. Bắt đầu từ màng sinh chất thò dài ra ngoài

C. Bản chất là polisaccarit

D. Có thể chuyển động lượn sóng hoặc xoáy trôn ốc

Lời giải:

Roi có bản chất là các protein.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 15: Roi của sinh vật nhân sơ có đặc điểm nào sau đây

A. Là cơ quan vận động của tế bào. Bản chất là protein

B. Có thể chuyển động lượn sóng hoặc xoáy trôn ốc

C. Bắt đầu từ màng sinh chất thò dài ra ngoài

D. Cả A, B và C

Lời giải:

Roi là cơ quan vận động của tế bào; có bản chất là các protein. Điểm xuất phát của roi từ màng sinh chất vượt qua màng nguyên sinh và thò ra ngoài, chúng có thể chuyển động lượn sóng hoặc xoáy trôn ốc.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 16: Lông của sinh vật nhân sơ có đặc điểm nào giống với roi

A. Có bản chất là protein

B. Có vai trò trong giao phối ở sinh vật nhân sơ

C. Có số lượng nhiều

D. Cả A và C

Lời giải:

Roi và lông đều có bản chất là các protein.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 17: Đặc điểm nào chỉ có ở lông của sinh vật nhân sơ mà không có ở roi

A. Có bản chất là protein

B. Có vai trò trong giao phối ở sinh vật nhân sơ

C. Có số lượng nhiều

D. Cả B và C

Lời giải:

Roi và lông đều có bản chất là các protein. Nhưng roi có số lượng ít và chỉ có chức năng vận động, lông có số lượng lớn và còn có vai trò trong giao phối ở sinh vật nhân sơ.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 18: Màng nhầy có thành phần:

A. Các protein giàu liên kết disunfua

B. Các canxi

C. Các axit dipicolinic

D. Tất cả các thành phần trên

Lời giải:

Màng nhầy có thành phần hoá sinh học là các protein giàu liên kết disunfua như xystin, các canxi và các axit dipicolinic, nằm ngoài tế bào

Đáp án cần chọn là: D

Câu 19: Màng nhầy có bản chất là:

A. Các lipit

B. Các prôtêin

C. Các axit nuclêic

D. Cacbohiđrat

Lời giải:

Màng nhầy có thành phần hoá sinh học là các protein giàu liên kết disunfua như xystin, các canxi và các axit dipicolinic, nằm ngoài tế bào

Đáp án cần chọn là: B

Câu 20: Một số loại vi khuẩn gây bệnh ở người, bên ngoài thành tế bào còn có lớp vỏ nhầy giúp nó

A. Dễ di chuyển

B. Dễ thực hiên trao đổi chất

C. Ít bị các tế bào bạch cầu tiêu diệt

D. Không bị tiêu diệt bởi thuốc kháng sinh

Lời giải:

Vỏ nhầy xuất hiện trong điều kiện không thuận lợi cho đời sống của chúng như nhiệt độ cao,pH thay đổi → Bảo vệ tế bào, có vai trò như kháng nguyên.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 21: Khi nhuộm bằng thuốc nhuộm Gram, vi khuẩn Gram dương có màu

A. Đỏ 

B. Xanh

C. Tím

D. Vàng

Lời giải:

VK Gram dương: có màu xanh tím (nhuộm Gram)

Đáp án cần chọn là: C

Câu 22: Khi nhuôm màu bằng phương pháp nhuộm Gram, vi khuẩn gram âm có màu gì?

A. Màu vàng

B. Màu đỏ

C. Màu xanh

D. Màu tím

Lời giải:

Dựa vào cấu trúc và thành phần hóa học của thành tế bào mà người ta chia vi khuẩn thành gram âm và gram dương. Khi nhuộm màu thành tế bào, gram âm có màu đỏ, gram dương có màu tím. 

Đáp án cần chọn là: B

Câu 23: Khi nhuộm bằng thuốc nhuộm Gram, vi khuẩn Gram âm có màu

A. Nâu

B. Đỏ

C. Xanh

D. Vàng

Lời giải:

Khi nhuộm bằng thuốc nhuộm Gram, vi khuẩn Gram âm có màu đỏ.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 24: Thành tế bào vi khuẩn có vai trò

A. Trao đổi chất giữa tế bào với môi trường

B. Ngăn cách giữa bên trong và bên ngoài tế bào

C. Liên lạc với các tế bào lân cận

D. Cố định hình dạng của tế bào

Lời giải: 

Thành của vi khuẩn như một cái khung bên ngoài có tác dụng giữ hình dáng nhất định của tế bào vi khuẩn, bảo vệ cơ thể vi khuẩn chống lại áp suất thẩm thấu nội bào lớn.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 25: Chức năng của thành tế bào vi khuẩn là?

A. Giúp vi khuẩn di chuyển

B. Tham gia vào quá trình nhân bào

C. Duy trì hình dạng của tế bào

D. Trao đổi chất với môi trường

Lời giải:

Thành tế bào của tế bào nhân sơ giúp bao bọc bên ngoài tế bào và duy trì hình dạng của tế bào.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 26: Tế bào vi khuẩn có chứa bào quan?

A. Lizoxom

B. Riboxom

C. Trung thể

D. Lưới nội chất

Lời giải:

Trong tế bào vi khuẩn có chứa các hạt riboxom (ribosome) được cấu tạo từ ARN và protein. 

Đáp án cần chọn là: B

Câu 27: Vai trò cơ bản nhất của tế bào chất là

A. Nơi chưa đựng tất cả thông tin di truyền của tế bào

B. Bảo vệ nhân

C. Nơi thực hiện trao đổi chất trực tiếp của tế bào với môi trường

D. Nơi diễn ra mọi hoạt động sống của tế bào

Lời giải:

Tế bào chất là nơi diễn ra các phản ứng hoá sinh của tế bào

Đáp án cần chọn là: D

Câu 28: Nơi diễn ra các phản ứng hoá sinh của tế bào là

A. Tế bào chất

B. Nhân 

C. Màng tế bào

D. Ribôxôm

Lời giải:

Tế bào chất là nơi diễn ra các phản ứng hoá sinh của tế bào

Đáp án cần chọn là: A

Câu 29: Vùng nhân của tế bào nhân sơ chứa 1 phân tử

A. ADN dạng vòng

B. mARN dạng vòng

C. tARN dạng vòng

D. rARN dạng vòng

Lời giải:

Vùng nhân thường chỉ chứa một phân tử ADN mạch vòng duy nhất.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 30: Vùng nhân của tế bào vi khuẩn có đặc điểm?

A. Chứa một phân tử ADN dạng vòng

B. Chứa một phân tử AND mạch thẳng, xoắn kép

C. Được bao bọc bởi lớp màng và chứa một phân tử AND dạng vòng

D. Chứa một phân tử AND liên kết với protein

Lời giải:

Vùng nhân của tế bào vi khuẩn (hay tế bào nhân sơ) đều không có màng bao bọc và chỉ chứa 1 phân tử ADN dạng vòng. 

Đáp án cần chọn là: A

Câu 31: Ở vi khuẩn màng nhầy có tác dụng:

A. Giảm ma sát khi chuyển động

B. Giữ ẩm cho tế bào

C. Tăng khả năng thay đổi hình dạng tế bào

D. Bảo vệ tế bào

Lời giải:

Vỏ nhầy xuất hiện trong điều kiện không thuận lợi cho đời sống của chúng như nhiệt độ cao, pH thay đổi → Bảo vệ tế bào, có vai trò như kháng nguyên. 

Đáp án cần chọn là: D

Câu 32: Nhiều vi khuẩn gây bệnh ở người thường có thêm cấu trúc giúp chúng có thể ít bị bạch cầu tiêu diệt hơn. Cấu trúc đó là

A. Lông

B. Roi

C. Vỏ nhầy

D. Màng sinh chất

Lời giải:

Lông giúp vi khuẩn bám vào tế bào vật chủ

Roi giúp vi khuẩn di chuyển

Vỏ nhầy giúp vi khuẩn có thể ít bị bạch cầu tiêu diệt hơn.

Màng sinh chất là thành phần không thể thiếu của tế bào

Đáp án cần chọn là: C

Câu 33: Cấu tạo tế bào vi khuẩn KHÔNG có thành phần nào sau đây?

A. Màng sinh chất

B. Ti thể

C. Lông, roi

D. Vỏ nhày

Lời giải:

Cấu tạo tế bào vi khuẩn KHÔNG có ti thể, quá trình hô hấp diễn ra trên màng tế bào.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 34: Gọi là tế bào nhân sơ vì

A. Chưa có màng bao bọc khối vật chất di truyền

B. Không có vật chất di truyền trong khối tế bào chất

C. Chưa có màng bao bọc khối tế bào chất

D. Không có hệ thống nội màng và các bào quan có màng

Lời giải:

Gọi là tế bào nhân sơ vì chưa có màng bao bọc khối vật chất di truyền.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 35: Tế bào vi khuẩn được gọi là tế bào nhân sơ vì?

A. Vi khuẩn chưa trong nhân một phân tử ADN dạng vòng

B. Vi khuẩn chưa có màng nhân

C. Vi khuẩn xuất hiện rất sớm

D. Vi khuẩn có cấu trúc đơn bào

Lời giải:

Tế bào vi khuẩn được gọi là tế bào nhân sơ vì chưa có màng nhân ngăn cách với tế bào chất

Đáp án cần chọn là: B

Câu 36: Thành tế bào vi khuẩn cấu tạo chủ yếu từ

A. Colesteron

B. Xenlulozơ

C. Peptiđôglican

D. Photpholipit và protein

Lời giải:

Thành phần hoá học cấu tạo nên thành tế bào là peptiđôglican (cấu tạo từ các chuỗi cacbohiđrat liên kết với nhau bằng các đoạn pôlipeptit ngắn).

Đáp án cần chọn là: C

Câu 37: Thành tế bào vi khuẩn cấu tạo từ:

A. Peptidoglican

B. Glugican

C. Kitin

D. Pôlisaccarit

Lời giải:

Thành tế bào vi khuẩn được cấu tạo từ peptidoglican, bao bọc bên ngoài tế bào và giữ cho vi khuẩn có hình dạng ổn định.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 38: Yếu tố để phân chia vi khuẩn thành 2 loại Gram dương và Gram âm là cấu trúc và thành phần hoá học của

A. Thành tế bào

B. Màng tế bào

C. Chất tế bào

D. Vùng nhân

Lời giải:

Dựa vào thành phần cấu tạo của thành tế bào vi khuẩn được chia làm 2 nhóm 

+ VK Gram dương: có màu tím (nhuộm Gram), thành dày.

+ VK Gram âm: có màu đỏ (nhuộm Gram), thành mỏng.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 39: Người ta chia vi khuẩn ra hai loại là vi khuẩn Gram dương và vi khuẩn Gram âm dựa vào?

A. Cấu trúc và thành phần hóa học của thành tế bào

B. Cấu trúc của nhân tế bào

C. Số lượng plasmit trong tế bào chất của vi khuẩn

D. Khả năng chịu nhiệt của vi khuẩn

Lời giải:

Dựa vào cấu trúc và thành phần hóa học của thành tế bào mà người ta chia vi khuẩn thành gram âm và gram dương. Khi nhuộm màu thành tế bào, gram âm có màu đỏ, gram dương có màu tím.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 40: Sự khác nhau của hai nhóm vi khuẩn G- và G+ là ở đặc điểm:

A. Thành peptidoglican

B. Màng sinh chất

C. Tế bào chất

D. Vật chất di truyền

Lời giải:

Sự khác nhau của hai nhóm vi khuẩn G- và G+ là ở cấu trúc thành tế bào: khác nhau về độ dày, cấu trúc thành peptidoglican

Đáp án cần chọn là: A

icon-date
Xuất bản : 15/12/2021 - Cập nhật : 15/12/2021