logo

Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 1 (có đáp án) - P2

Câu 1. Nguyên thủ những nước nào sau đây tham dự Hội nghị Ianta (2/1945)?

A. Anh, Pháp, Mĩ.

B. Anh, Mĩ, Liên Xô.

C. Anh, Pháp, Đức.

D. Mĩ, Liên Xô, Trung Quốc.

Lời giải:

Đáp án: B

Giải thích: Tháng 2/1945, Hội nghị Ianta được triệu tập với sự tham gia của nguyên thủ ba cường quốc Anh, Mĩ, Liên Xô

Câu 2. Một trong những nội dung quan trọng của Hội nghị Ianta là:

A. đàm phán, kí kết các hiệp ước với các nước phát xít bại trận.

B. thỏa thuận việc giải giáp phát xít Nhật ở Đông Dương.

C. thỏa thuận phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á.

D. các nước phát xít Đức, Italia kí văn kiện đầu hàng phe Đồng minh.

Lời giải:

Đáp án: C

Giải thích: Một trong những nội dung quan trọng của Hội nghị Ianta là thỏa thuận về việc đóng quân tại các nước nhằm phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á.

Câu 3. Nội dung nào sau đây không phải là quyết định của Hội nghị Ianta (2/1945)?
A. Thành lập tòa án quốc tế Nuyrambe để xét xử tội phạm chiến tranh.

B. Thống nhất mục tiêu tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít.

C. Thống nhất về việc thành lập tổ chức Liên Hợp quốc.

D. Phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á.

Lời giải:

Đáp án: A

Giải thích: Những quyết định của Hội nghị Ianta (2/1945) bao gồm: Thống nhất mục tiêu tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và quân phiệt Nhật; thống nhất về việc thành lập tổ chức Liên Hợp quốc; thỏa thuận về việc đóng quân tại các nước nhằm giải giáp phát xít và phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á.

Câu 4. Tổ chức nào sau đây không thuộc Liên hợp quốc?

A. UNICEF.

B. WTO.

C. NATO.

D. UNESCO.

Lời giải:

Đáp án: C

Giải thích: NATO là liên minh quân sự của Mĩ và các nước tư bản Tây Âu, không phải là tổ chức thuộc Liên hợp quốc.

Câu 5. Hiến chương Liên hợp quốc chính thức có hiệu lực từ khi nào?

A. 24 – 11 – 1945

B. 24 -10 – 1945

C. 25 – 4 – 1945

D. 26 – 6 – 1945

Lời giải:

Đáp án: B

Giải thích: Hiến chương Liên hợp quốc chính thức có hiệu lực từ ngày 24 – 10 – 1945. Về sau ngày này được quy định là “Ngày Liên hợp quốc”.

Câu 6. Việt Nam lần đầu tiên được bầu làm Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an vào nhiệm kỳ nào?

A. 2008-2009.

B. 2007 – 2008

C. 2009 – 2010

D. 2006 – 2007

Lời giải:

Đáp án: A

Giải thích: Việt Nam lần đầu tiên được bầu làm Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an vào nhiệm kỳ 2008 – 2009.

Câu 7. Nguyên tắc nhất trí giữa năm nước lớn trong tổ chức Liên hợp quốc được đề ra vào thời điểm nào ?

A. Tại Hội nghị Tê-hê-ran (1943).

B. Tại Hội nghị Xan Phran-xi-xcô (Tháng 4 - 6/1945).

C. Tại Hội nghị I-an-ta (tháng 2/1945).

D. Tại Hội nghị Pốt-xđam (tháng 7/1945)

Lời giải:

Đáp án: B

Giải thích: Nguyên tắc nhất trí giữa năm nước lớn trong tổ chức Liên hợp quốc được đề ra tại Hội nghị Xan Phran-xi-xcô (Tháng 4 - 6/1945)

Câu 8. Nội dung gây nhiều tranh cãi nhất giữa ba cường quốc Liên Xô, Mỹ, Anh tại Hội nghị Ianta (2/1945) là:

A. tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và quân phiệt Nhật.

B. thành lập tổ chức Liên hợp quốc để duy trì hòa bình thế giới.

C. phân chia phạm vi ảnh hưởng của các cường quốc thắng trận.

D. giải quyết các hậu quả chiến tranh, phân chia chiến lợi phẩm.

Lời giải:

Đáp án: C

Giải thích: Nội dung gây nhiều tranh cãi nhất giữa ba cường quốc Liên Xô, Mỹ, Anh tại Hội nghị Ianta (2/1945) là phân chia phạm vi ảnh hưởng của các cường quốc thắng trận. Mỗi cường quốc đều cho mình có vai trò to lớn trong cuộc chiến tiêu diệt phát xít nên vấn đề phân chia phạm vi ảnh hưởng sau chiến tranh được đưa ra tranh luận nhiều nhất.

Câu 9. Theo quyết định của Hội nghị Ianta (2/1945), vùng Đông Đức, Đông Âu, miền Bắc Triều Tiên thuộc phạm vi ảnh hưởng của

A. Mĩ     B. Liên Xô     C. Pháp     D. Anh

Lời giải:

Đáp án: B

Giải thích: Theo quyết định của Hội nghị Ianta vùng Đông Đức, Đông Âu, miền Bắc Triều Tiên thuộc phạm vi ảnh hưởng của Liên Xô.

Câu 10. Theo nguyên tắc nhất trí của 5 nước Ủy viên thường trực, một quyết định của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc chắc chắn được thông qua khi

A. chỉ có ít nước bỏ phiếu chống phản đối.

B. không có nước nào bỏ phiếu chống phản đối.

C. không có nước nào bỏ phiếu phản đối.

D. phần lớn các nước bỏ phiếu thuận phản đối.

Lời giải:

Đáp án: B

Giải thích: Một quyết định của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc được thông qua khi không có nước nào bỏ phiếu phản đối, cũng đồng nghĩa với việc nếu có một nước bỏ phiếu trống thì quyết định sẽ không được thông qua.

Câu 11. Một trong những điều kiện để Liên Xô tham chiến chống Nhật theo quyết định của Hội nghị Ianta (2/1945) là

A. Mĩ và các nước Đồng minh phải ký cam kết không tấn công Liên Xô

B. khôi phục quyền lợi của nước Nga bị mất do cuộc chiến tranh Nga – Nhật 1904 – 1905

C. phân chia vùng Đông Âu thuộc phạm vi ảnh hưởng của Liên Xô

D. Liên Xô được toàn quyền chiếm đóng nước Đức

Lời giải:

Đáp án: B

Giải thích: Một trong những điều kiện để Liên Xô tham chiến chống Nhật theo quyết định của Hội nghị Ianta (2/1945) là khôi phục quyền lợi của nước Nga bị mất do cuộc chiến tranh Nga – Nhật 1904 – 1905.

Câu 12. Nội dung nào không phản ánh đúng vấn đề cấp bách đặt ra đối với các cường quốc Đồng minh khi Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc?

A. Nhanh chóng đánh bại hoàn toàn các nước phát xít.

B. Giải quyết hậu quả chiến tranh thế giới để lại.

C. Phân chia thành quả giữa các nước thắng trận.

D. Tổ chức lại thế giới sau chiến tranh.

Lời giải:

Đáp án: B

Giải thích: Khi Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc, các vấn đề cấp bách đặt ra đối với các cường quốc Đồng minh là nhanh chóng đánh bại hoàn toàn các nước phát xít, tổ chức lại thế giới sau chiến tranh, phân chia thành quả giữa các nước thắng trận.

Câu 13. Việt Nam đã vận dụng nguyên tắc nào sau đây của Liên Hợp Quốc để giải quyết vấn đề Biển Đông?

A. Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.

B. Chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa năm nước lớn.

C. Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước.

D. Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia dân tộc.

Lời giải:

Đáp án: A

Giải thích: Việt Nam đã vận dụng nguyên tắc giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình của Liên Hợp Quốc để giải quyết vấn đề Biển Đông hiện nay.

Câu 14. Nhiệm kì của các nước ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc là

A. 2 năm

B. 3 năm

C. 4 năm

D. 5 năm

Lời giải:

Đáp án: A

Giải thích: Nhiệm kì của các nước ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc là 2 năm.

Câu 15. Các quốc gia trên thế giới tổ chức hội nghị thành lập Liên hợp quốc khi

A. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ.

B. Chiến tranh thế giới thứ hai chưa diễn ra.

C. Chiến tranh thế giới thứ hai sắp kết thúc.

D. Chiến tranh thế giới thứ hai.

Lời giải:

Đáp án: C

Giải thích: Từ ngày 25/4 đến ngày 26/6/1945, một hội nghị quốc tế họp tại Xan Phranxixcô (Mĩ) với sự tham gia của 50 nước để thông qua Hiến chương và tuyên bố thành lập tổ chức Liên hợp quốc. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc ngày 15/8/1945. Như vậy, các quốc gia trên thế giới tổ chức hội nghị thành lập Liên hợp Quốc khi Chiến tranh thế giới thứ hai sắp kết thúc.

Câu 16. Tổ chức có vai trò duy trì hòa bình thế giới sau Chiến tranh Thế giới thứ hai là

A. Hội Quốc liên.

B. UNESCO.

C. Liên hợp quốc.

D. NATO.

Lời giải:

Đáp án: C

Giải thích: Tổ chức có vai trò duy trì hòa bình thế giới sau Chiến tranh Thế giới thứ hai là Liên hợp quốc.

Câu 17. Trật tự hai cực Ianta có điểm gì tương đồng so với trật tự thế giới theo hệ thống Vécxai – Oasinhtơn?

A. Làm bùng nổ một cuộc chiến tranh thế giới mới.

B. Làm gia tăng mâu thuẫn giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội.

C. Có sự phân chia giữa khối tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa.

D. Được hình thành từ thỏa thuận của các cường quốc thắng trận.

Lời giải:

Đáp án: D

Giải thích: Điểm tương đồng giữa trật tự hai cực Ianta và trật tự thế giới theo hệ thống Vécxai – Oasinhtơn là đều được hình thành từ thỏa thuận của các cường quốc thắng trận sau các cuộc chiến tranh thế giới.

Câu 18. Trật tự hai cực Ianta có điểm gì khác biệt so với trật tự thế giới theo hệ thống Vécxai – Oasinhtơn?

A. Được hình thành sau chiến tranh thế giới.

B. Đem lại lợi ích cho các cường quốc thắng trận.

C. Hình thành thông qua thỏa thuận giữa các cường quốc thắng trận.

D. Có sự đối lập giữa hai hệ tư tưởng tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa.

Lời giải:

Đáp án: D

Giải thích: Trật tự hai cực Ianta có sự đối lập giữa hai hệ tư tưởng tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa, còn trật tự thế giới theo hệ thống Vécxai – Oasinhtơn thì không.

Câu 19. So với Hội Quốc Liên, Liên hợp quốc có điểm gì tiến bộ về vai trò và tổ chức?

A. Diễn ra cuộc đối đầu gay gắt giữa hai phe trong nội bộ tổ chức Liên hợp quốc.

B. Mang tính toàn diện, tất cả các nước không phân biệt lớn nhỏ có thể tham gia.

C. Tác động đến sự sụp đổ Chiến tranh lạnh, hình thành xu thế thế giới mới.

D. Củng cố hơn vai trò của Liên Xô trong phong trào giải phóng dân tộc thế giới.

Lời giải:

Đáp án: B

Giải thích: Nếu như Hội Quốc Liên là một tổ chức ra đời nhằm bảo vệ quyền lợi cho các nước tư bản thắng trận, không có vai trò tích cực đối với phong trào cách mạng thế giới thì tổ chức Liên hợp quốc lại khác. Liên Hợp Quốc với vai trò là tổ chức đa phương toàn cầu mang tính toàn diện và tiến bộ hơn hẳn so với Hội Quốc Liên (Hội Quốc Liên là tổ chức của các nước lớn, Liên Hợp Quốc là tổ chức mà tất cả các nước đều có quyền tham gia, dù lớn hay nhỏ, mạnh hay yếu,...). Trong quá trình hoạt động của mình, Liên hợp quốc đã có nhiều đóng góp tích cực trong việc giải quyết các vấn đề toàn cầu, bảo vệ hòa bình và an ninh thế giới.

Câu 20. Đâu là điểm hạn chế từ những quyết định của Hội nghị Ianta sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Chưa thể hiện tinh thần đoàn kết quốc tế.

B. Chỉ phục vụ lợi ích của các cường quốc thắng trận.

C. Quá khắc nghiệt với các nước thua trận.

D. Dẫn tới cuộc Chiến tranh lạnh giữa Mĩ và Liên Xô.

Lời giải:

Đáp án: B

Giải thích: Trong những quyết định của Hội nghị Ianta, những nước thắng trận như có một vai trò chi phối trên “bàn cờ” quốc tế, phân phát phạm vi ảnh hưởng ở các nơi trên thế giới. Thậm chí, sau Chiến tranh thế giới thứ 2, nhiều nước thuộc địa đã giành được độc lập nhưng vẫn bị kìm kẹp trong những cụm từ “thuộc phạm vi ảnh hưởng của các nước phương Tây, đơn cử châu Á. Như vậy, trong Hội nghị Ianta chỉ đem lại lợi ích cho các nước thắng trận, còn những nước thuộc địa vẫn phải tiếp tục đấu tranh đòi các quyền dân tộc cơ bản.

Câu 21. Nội dung nào sau đây không phải là nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc?

A. Bình đẳng chủ quyền và quyền tự quyết của các dân tộc.

B. Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.

C. Không can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác.

D. Phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia.

Lời giải:

Đáp án: D

Giải thích: Phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia là mục đích của tổ chức Liên hợp quốc.

Câu 22. Theo quyết định của Hội nghị Ianta (2/1945), Việt Nam thuộc phạm vi ảnh hưởng của

A. Anh.

B. Mĩ.

C. Liên Xô.

D. Pháp.

Lời giải:

Đáp án: D

Giải thích: Theo thỏa thuận Hội nghị Ianta, các vùng còn lại của châu Á (Đông Nam Á, Nam Á và Tây Á) thuộc phạm vi ảnh hưởng của các nước phương Tây. Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, Việt Nam là thuộc địa của Pháp, do đó Việt Nam thuộc phạm vi ảnh hưởng của Pháp.

Câu 23. Theo quyết định của hội nghị Ianta (2/1945), Liên Xô không đóng quân tại khu vực nào?

A. Đông Đức.

B. Bắc Triều Tiên.

C. Đông Âu.

D. Nam Á.

Lời giải:

Đáp án: D

Giải thích: Theo quyết định của hội nghị Ianta (2/1945), Liên Xô đóng quân ở Đông Đức, Đông Âu và Bắc Triều Tiên, còn Nam Á thuộc phạm vi ảnh hưởng của các nước phương Tây.

Câu 24. Trong Hiến chương Liên hợp quốc, việc phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc dựa trên cơ sở nào?

A. Tôn trọng tôn chỉ, tư tưởng của mỗi dân tộc.

B. Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ của mỗi quốc gia.

C. Tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc.

D. Tôn trọng chế độ, tư tưởng, văn hóa đa dạng của các dân tộc.

Lời giải:

Đáp án: C

Giải thích: Trong Hiến chương Liên hợp quốc, việc phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc dựa trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc.

Câu 25. Liên hợp quốc hoạt động theo nguyên tắc chủ yếu nhằm mục đích

A. duy trì hòa bình và an ninh thế giới.

B. tiến hành hợp tác quốc tế giữa các nước.

C. phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc.

D. mục đích của Hiến chương đã nêu rõ.

Lời giải:

Đáp án: D

Giải thích: Duy trì hòa bình và an ninh thế giới là mục đích hàng đầu của Liên hợp quốc. Do đó, việc hoạt động theo nguyên tắc của Liên hợp quốc chủ yếu nhằm mục đích duy trì hòa bình và an ninh thế giới.

Câu 26: Đặc điểm nổi bật của trật tự thế giới mới được hình thành sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?

A. Được thiết lập trên cơ sở các nước tư bản thắng trận áp đặt quyền thống trị đối với các nước bại trận.

B. Là trật tự thế giới hoàn toàn do chủ nghĩa tư bản thao túng.

C. Có sự phân tuyến triệt để giữa hai phe: xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa.

D. Được thiết lập trên cơ sở các nước thắng trận cùng nhau hợp tác để thống trị, bóc lột các nước bại trận và các dân tộc thuộc địa.

Lời giải:

Đáp án: C

Giải thích: Trật tự thế giới mới được hình thành sau Chiến tranh thế giới thứ hai là một trật tự thế giới có sự phân tuyến triệt để giữa hai phe: xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa.

Câu 27: Theo thỏa thuận của Hội nghị Pốtxđam (1945), các nước tham gia giải giáp phát xít Nhật ở Đông Dương là

A. Anh và Pháp.

B. Mĩ và Liên Xô.

C. Trung Hoa Dân quốc và Anh.

D. Trung Hoa Dân quốc và Liên Xô.

Lời giải:

Đáp án: C

Câu 28: Theo thỏa thuận của Hội nghị Pốtxđam (1945), quân đội nước nào tiến hành giải giáp phát xít Nhật vào phía Nam vĩ tuyến 16 ở Đông Dương?

A. Anh        B. Pháp        C. Liên Xô        D. Mĩ

Lời giải:

Đáp án: A

Giải thích: Theo thỏa thuận của Hội nghị Pốtxđam (1945), quân đội nước Anh sẽ tiến hành giải giáp phát xít Nhật vào phía Nam vĩ tuyến 16 ở Đông Dương.

Câu 29: Theo thỏa thuận của Hội nghị Pốtxđam (1945), quân đội nước nào tiến hành giải giáp phát xít Nhật ở phía Bắc vĩ tuyến 16 ở Đông Dương?

A. Pháp.

B. Trung Hoa Dân quốc.

C. Anh.

D. Mĩ.

Lời giải:

Đáp án: B

Giải thích: Theo thỏa thuận của Hội nghị Pốtxđam (1945), quân đội Trung Hoa Dân quốc tiến hành giải giáp phát xít Nhật ở phía Bắc vĩ tuyến 16 ở Đông Dương.

icon-date
Xuất bản : 23/11/2021 - Cập nhật : 23/11/2021