logo

Trắc nghiệm Lịch Sử 10 Bài 5 (có đáp án)

Bài 5: Trung quốc thời phong kiến

Câu 1. Người nông dân nhận ruộng của nhà nước phải có nghĩa vụ

A. Nộp tô cho nhà nước

B. Với nhà nước theo chế độ tô, dung điệu

C. Đi lao dịch cho nhà nước

D. Nộp thuế cho nhà nước

Đáp án: B

Câu 2. Ý nào không phản ánh đúng sự phát triển thịnh đạt của thủ công nghiệp và thương nghiệp dưới thời Đường?

A. Các tác phường luyện sắt, đóng thuyền có hàng chục người làm việc

B. Các tuyến giao thông được mở mang phục vụ nhu cầu sản xuất

C. “Con đường tơ lụa”trên bộ và trên biển được thiết lập và mở mang phục vụ nhu cầu sản xuất

D. Đã thành lập các phường hội và thương hội chuyên sản xuất và buôn bán sản phẩm thủ công

Đáp án: D

Câu 3. Sau khi thành lập, nhà Đường ở Trung Quốc đã thực hiện nhiều biện pháp tăng cường bộ máy cai trị, ngoại trừ

A. Củng cố bộ máy triều đình, với quyền lực tuyệt đối của hoàng đế

B. Cử người thân tín cai quản các địa phương

C. Cử những người thân tộc và các công thần giữ chức Tiết độ sứ cai trị các vùng biên cương

D. Xóa bỏ chế độ tiến cử quan lại

Đáp án: D

Câu 4. Chế độ tuyển chọn quan lại dưới thời Đường có điểm tiến bộ hơn các triều đại trước là

A. Tuyển chọn quan lại từ con em của quý tộc

B. Tuyển chọn cả con em địa chủ thông qua khoa cử

C. Bãi bỏ chế độ tiến cử, tất cả đều phải trải qua thi cử

D. Thông qua thi cử tự do cho mọi đối tượng

Đáp án: B

Câu 5. Đặc điểm nổi bật của chế độ phong kiến Trung Quốc dưới thời Đường là gì?

A. Chính quyền phong kiến được củng cố và hoàn thiện hơn

B. Kinh tế phát triển tương đối toàn diện

C. Mở rộng lãnh thổ thông qua xâm lấn, xâm lược các lãnh thổ bên ngoài

D. Chế độ phong kiến Trung Quốc phát triển đến đỉnh cao

Đáp án: D

Câu 6. Người sáng lập ra nhà Minh ở Trung Quốc là

A. Trần Thắng – Ngô Quảng

B. Triệu Khuông Dẫn

C. Chu Nguyên Chương

D. Hoàng Sào

Đáp án: C

Câu 7. Nhà Minh được thành lập trên cơ sở đánh bại sự thống trị của triều đại ngoại tộc nào?

A. Kim     

B. Mông Cổ

C. Nguyên     

D. Thanh

Đáp án: C

Câu 8. Ý nào không phản ánh đúng chính sách của Minh Thái Tổ để xây dựng chế độ quân chủ chuyên chế tập quyền?

A. Chia đất nước thành các tỉnh

B. Bỏ các chức Thừa tướng, Thái úy, thay thế là các quan Thượng thư đứng đầu các bộ; thành lập 6 bộ (Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công)

C. Ban hành chế độ thi cử chặt chẽ, quy củ để tuyển chọn quan lại

D. Hoàng đế tập trung quyền hành, trực tiếp nắm quân đội

Đáp án: C

Câu 9. Đặc điểm nổi bật nhất của Trung Quốc dưới thời Minh là

A. Xuất hiện nhiều xưởng thủ công lớn

B. Thành thị mọc lên rất nhiều và rất phồn thịnh

C. Xây dựng hoàn chỉnh bộ máy quân chủ chuyên chế tập quyền

D. Kinh tế hàng hóa phát triển, mầm mống quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa xuất hiện

Đáp án: D

Câu 10. Cuộc khởi nghĩa làm cho nhà Minh sụp đổ do ai lãnh đạo?

A. Trần Thắng – Ngô Quang

B. Chu Nguyên Chương

C. Lý Tự Thành

D. Triệu Khuông Dẫn

Đáp án: C

Câu 11. Tại sao Nho giáo lại trở thành hệ tư tưởng thống trị trong xã hội phong kiến Trung Quốc cũng như ở một số nước phương Đông khác, trong đó có Việt Nam?

A. Là công cụ sắc bén phục vụ cho nhà nước phong kiến tập quyền

B. Phù hợp với tư tưởng đạo đức truyền thống của người phương Đông

C. Nội dung tư tưởng có tính tiến bộ, nhân văn hơn hẳn

D. Có tác dụng giáo dục con người phải thực hiện bổn phận

Đáp án: A

Câu 12. Người đặt nền móng cho việc nghiên cứu Sử học một cách độc lập ở Trung Quốc là

A. Tư Mã Thiên

B. La Quán Trung

C. Thi Nại Am

D. Ngô Thừa Ân

Đáp án: A

Câu 13. Loại hình văn học nổi bật nhất dưới thời Đường là

A. Thơ      

B. Kinh kịch

C. Tiểu thuyết      

D. Sử thi

Đáp án: A

Câu 14. Một loại hình văn học – nghệ thuật rất phát triển dưới thời Minh, Thanh là

A. Thơ

B. Kịch nói

C. Kinh kịch

D. Tiểu thuyết

Đáp án: D

Câu 15. Bốn phát minh kĩ thuật quan trọng nhất của người Trung Quốc là

A. Phương pháp luyện sắt, làm men gốm, la bàn, thuốc sung

B. Phương pháp luyện sắt, đúc sung, thuốc sung, làm men gốm

C. Giấy, kĩ thuật in, la bàn, thuốc súng

D. Giấy, kĩ thuật in, phương pháp luyện sắt, thuốc súng

Đáp án: C

Câu 16. Nhà Thanh ở Trung Quốc là

A. Triều đại ngoại tộc

B. Triều đại phong kiến dân tộc

C. Triều đại đánh dấu sự phát triển đến đỉnh cao

D. Triều đại được thành lập sau phong trào khởi nghĩa nông dân rộng lớn

Đáp án: A

Câu 17. Hãy sắp xếp các dữ liệu sau theo trình tự thời gian xuất hiện: 1. Cố cung Bắc Kinh; 2. Tượng người bằng đất nung; 3. Thơ Đường.

A. 1, 2, 3

B. 3, 1, 2

C. 2, 3, 1

D. 2, 1, 3

Đáp án: C

Câu 18. Mỗi nội dung ở cột bên trái gắn với triều đại phong kiến Trung Quốc nào ở cột bên phải?

1. Chế độ phong kiến Trung Quốc

2. Chế độ phong kiến Trung Quốc phát triển đến đỉnh cao

3. Mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa xuất hiện Trung Quốc

4. Chế độ phong kiến Trung Quốc suy vong

a) Đường

b) Tần, Hán

c) Thanh

d) Minh

A. 1 – b; 2 – a; 3 – d; 4 – c.

B. 1 – c; 2 – d; 3 – a; 4 – b.

C. 1 – a; 2 – b; 3 – c; 4 – d.

D. 1 – b; 2 – a; 3 – c; 4 – d.

Đáp án: A

Câu 19. Hãy sắp xếp các nhân vật sau theo đúng trình tự thời gian về các cuộc khởi nghĩa nông dân tiêu biểu ở Trung Quốc thời phong kiến: 1. Lý Tự Thành; 2. Trần Thắng – Ngô Quang; 3. Chu Nguyên Chương; 4. Hoàng Sào

A. 1, 2, 3, 4

B. 2, 4, 3, 1

C. 4, 3, 2, 1

D. 2, 4, 1, 3

Đáp án: B

Câu 20. Nguyên nhân nào dẫn đến các cuộc khởi nghĩa nông dân bùng nổ vào cuối mỗi triều đại phong kiến Trung Quốc?

A. Triều đại phong kiến suy sụp, mâu thuẫn xã hội sâu sắc, đời sống của người nông dân quá cực khổ

B. Sự tranh giành quyền lực giữa các thế lực phong kiến, đời sống người nông dân quá khổ cực

C. Mâu thuẫn xã hội sâu sắc, các thế lực ngoại bang xâm lược, đời sống người dân quá khổ cực

D. Nhà nước không chăm lo đến đời sống của nông dân.

Đáp án: A

Câu 21. Trung Quốc được thống nhất dưới triều đại nào?

A. Tần       

B. Hán

C. Sở      

D. Triệu

Đáp án: A

Câu 22. Trung Quốc được thống nhất vào năm nào?

A. 221 TCN      

B. 212 TCN

C. 206 TCN      

D. 122 TCN

Đáp án: A

Câu 23. Vua Tần xưng là

A. Vương      

B. Hoàng đế

C. Đại đế     

D. Thiên tử

Đáp án: B

Câu 24. Hai chức quan cao nhất giúp vua trị nước là

A. Thừa tướng và Thái úy

B. Tể tướng và Thái úy

C. Tể tưởng và Thừa tướng

D. Thái úy và Thái thú

Đáp án: A

Câu 25. Hoàng đế Trung Hoa chia đất nước thành

A. Phủ, huyện      

B. Quận huyện

C. Tỉnh, huyện      

D. Tỉnh đạo

Đáp án: B

Câu 26. Thành phần nào không phải là kết quả do sự phân hóa của giai cấp nông dân dưới thời Tần mà ra?

A. Một bộ phận giàu có

B. Nông nô

C. Nông dân tự canh

D. Nông dân lĩnh canh

Đáp án: B

Câu 27. Ý nào không đúng về các thành phần xã hội dưới thời Tần?

A. Địa chủ

B. Nông dân tự canh

C. Nông dân lĩnh canh

D. Lãnh chúa

Đáp án: D

Câu 28. Yếu tố nào tạo nên sự khác biệt giữa nông dân tự canh và nông dân lính canh dưới thời Tần?

A. Tài sản nói chung      

B. Ruộng đất

C. Vàng bạc      

D. Công cụ sở hữu

Đáp án: B

Câu 29. Quan hệ sản xuất chính được thiết lập dưới thời Tần – Hán là

A. Quan hệ bóc lột của quý tộc đối với nông dân công xã

B. Quan hệ bóc lột của địa chủ đối với nông dân tự canh

C. Quan hệ bóc lột của lãnh chúa đối với nông nô

D. Quan hệ bóc lột của địa chủ đối với nông dân lĩnh canh

Đáp án: D

Câu 30. Chế độ phong kiến Trung Quốc được xác lập khi

A. Quan hệ vua – tôi được xác lập

B. Quan hệ bóc lột của quý tộc đối với nông dân công xã được xác lập

C. Quan hệ bóc lột địa tô của địa chủ đối với nông dân lĩnh canh được xác lập

D. Vua Tần xưng là Hoàng đế

Đáp án: C

Câu 31. Điểm nổi bật nhất của chế độ phong kiến Trung Quốc dưới thời Tần, Hán là gì?

A. Trong xã hội hình thành hai giai cấp cơ bản là địa chủ và nông dân lĩnh canh

B. Chế độ phong kiến Trung Quốc hình thành và bước đầu được củng cố

C. Đây là chế độ quân chủ chuyên chú trung ương tập quyền

D. Hai triều đại này điều thực hiện chính sách bành trướng, mở rộng lãnh thổ

Đáp án: B

Câu 32. Các triều đại Tần – Hán xuất hiện ở Trung Quốc tương ứng với thời kì nào trong lịch sử Việt Nam?

A. Thời nhà nước Văn Lang

B. Cuối thời Văn Lang và thời Âu lạc

C. Thời kì tiền Văn Lang – Âu Lạc

D. Thời Bắc thuộc

Đáp án: B

Câu 33. Ý nào không phản ánh đúng điểm nổi bật của tình hình Trung Quốc cuối thời Tần và cuối thời Hán?

A. Các thế lực cát cứ, tranh giành quyền lực lẫn nhau

B. Mâu thuẫn giai cấp gay gắt, nông dân khắp nơi nổi dậy đấu tranh

C. Nạn ngoại xâm

D. Các triều Tần, Hán suy yếu rồi sụp đổ

Đáp án: C

Câu 34. Chế độ ruộng đất nổi tiếng dưới thời Đường là

A. Chế độ quân điền

B. Chế độ tỉnh điển

C. Chế độ tô, dung, điệu

D. Chế độ lộc điền

Đáp án: A

Câu 35. Nét nổi bật của tình hình nông nghiệp dưới thời Đường là

A. Nhà nước thực hiện giảm tô thuế, bớt sưu dịch

B. Nhà nước thực hiện chế độ quân điền

C. Nhà nước thực hiện chế độ tô, dung, điệu

D. Áp dụng kĩ thuật canh tác mới vào sản xuất

Đáp án: B

Câu 36. Ý nào không giải thích đúng tại sao kinh tế công thương nghiệp ở Trung Quốc sớm phát triển nhưng nền kinh tế tư bản chủ nghĩa vẫn không phát triển được ở nước này?

A. Do Trung Quốc không phát triển theo đúng mô hình của các nước phương Tây và Nhật Bản

B. Quan hệ sản xuất phong kiến lỗi thời vẫn được duy trì chặt chẽ ở Trung Quốc

C. Chế độ cai trị độc đoán của chính quyền phong kiến chuyên chế

D. Những mầm mống của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa hình thành yếu ớt

Đáp án: A

Câu 37. Chính sách đối ngoại nhất quán của các triều đại phong kiến Trung Quốc là gì?

A. Giữ quan hệ hữu hảo, thân thiên với các nước láng giềng

B. Luôn thực hiện chính sách “Đại Hán”, đẩy mạnh xâm lược để mở rộng lãnh thổ

C. Chinh phục thế giới thông qua “con đường tơ lụa”

D. Liên kết với các nước lớn, chinh phục các nước nhỏ, yếu

Đáp án: B

Câu 38. Hãy liên hệ: Lịch sử Việt Nam chịu ảnh hưởng như thế nào bởi chính sách đó

A. Có quan hệ bang giao hữu nghị, cùng phát triển

B. Trở thành đối tượng xâm lược của tất cả các triều đại phong kiến ở Trung Quốc

C. Trở thành đối tượng xâm lược của một số các triều đại phong kiến ở Trung Quốc

D. Đất nước không phát triển được

Đáp án: B

Câu 39. Triều đại nào ở Trung Quốc xâm lược Việt Nam đầu tiên và đã thất bại

A. Triều Tần      

B. Triều Hán

C. Triều Đường      

D. Triều Minh

Đáp án: A

Câu 40. Triều đại nào ở Trung Quốc xâm lược nước ta và đặt ra “An Nam đô hộ phủ”?

A. Tần      

B. Hán

C. Đường     

D. Minh

Đáp án: C

Câu 41. Phật giáo ở Trung Quốc thịnh hành nhất vào triều đại nào?

A. Hán      

B. Đường

C. Minh      

D. Thanh

Đáp án: B

Câu 42. Một tác phẩm văn học đã được dựng thành phim nổi tiếng thế giới phản ánh rõ điều đó là?

A. Thủy hử

B. Tây du kí

C. Hồng lâu mộng

D. Tam quốc diễn nghĩa

Đáp án: B

Câu 43. Người đầu tiên khởi xướng Nho giáo là

A. Khổng Tử

B. Mạnh Tử

C. Tuân Tử

D. Tất cả các nhân vật trên

Đáp án: A

Câu 44. Nho giáo trở thành công cụ sắc bén phục vụ nhà nước phong kiến, trở thành cơ sở tư tưởng của chế độ phong kiến Trung Quốc từ triều đại

A. Tần      

B. Hán

C. Đường      

D. Minh

Đáp án: B

Câu 45. Ý nào không phản ánh đúng nội dung cơ bản của Nho giáo?

A. Quan niệm về quan hệ giữa vua – tôi, cha – con, vợ - chồng.

B. Đề cao quyền bình đẳng của phụ nữ

C. Đề xướng con người phải tu nhân, rèn luyện đạo đức

D. Giáo dục con người phải thực hiện đúng bổn phận với quốc gia, với gia đinh

Đáp án: B

icon-date
Xuất bản : 11/12/2021 - Cập nhật : 15/03/2022