logo

Trắc nghiệm KTPL10 Kết nối tri thức Bài 3: Thị trường có đáp án

Hướng dẫn giải bài tập Trắc nghiệm Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 Kết nối tri thức Bài 3: Thị trường nằm trong bộ sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn hi vọng sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT KTPL 10 Bài 3.

Câu 1: Xét theo phạm vi không gian, cà phê Việt Nam được bán ở những thị trường nào? 

A. Thị trường nước ngoài.

B. Thị trường trong nước.

C. Thị trường trong nước và nước ngoài. 

D. Thị trường một số vùng miền trong nước.

Giải thích:

Xét theo phạm vi không gian, cà phê Việt Nam đều được bán ở thị trường trong và ngoài nước. Việc sản xuất và kinh doanh và phê hiện nay đã áp dụng việc sử dụng sàn giao dịch điện tử để kết nối với người dùng, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm. 

Câu 2: Thị trường ra đời, phát triển gắn liền với sự phát triển của

A. Kinh tế hàng hóa.

B. Kinh tế tự cấp tự túc.

C. Kinh tế bộ lạc.

D. Kinh tế thời nguyên thủy.

Câu 3. Thị trường là lĩnh vực trao đổi, mua bán mà ở đó các chủ thể kinh tế tác động qua lại lẫn nhau để xác định giá cả và số lượng hàng hoá, dịch vụ là nội dung khái niệm thị trường theo nghĩa nào sau đây?

A. Nghĩa rộng.

B. Nghĩa hẹp.

C. Nghĩa chủ quan.

D. Nghĩa khách quan.

Giải thích:

Theo nghĩa rộng, thị trường là lĩnh vực trao đổi, mua bán mà ở đó các chủ thể kinh tế tác động qua lại lẫn nhau để xác định giá cả và số lượng hàng hoá, dịch vụ.

Câu 4. Nơi diễn ra hoạt động trao đổi, mua bán hàng hoá được gọi là

A. Thị trường.

B. Doanh nghiệp.

C. Bất động sản.

D. Kinh tế.

Câu 5. Thị trường là lĩnh vực trao đổi, mua bán mà ở đó các chủ thể kinh tế tác động qua lại lẫn nhau nhằm mục đích gì?

A. Xác định số lượng người mua.

B. Xác định số lượng hàng hoá, dịch vụ.

C. Xác định giá cả và số lượng hàng hoá, dịch vụ.

D. Xác định giá cả các mặt hàng.

Giải thích:

Theo nghĩa rộng, thị trường là lĩnh vực trao đổi, mua bán mà ở đó các chủ thể kinh tế tác động qua lại lẫn nhau để xác định giá cả và số lượng hàng hoá, dịch vụ.

Câu 6. Việt Nam đang phát triển dưới mô hình kinh tế nào sau đây?

A. Kinh tế chỉ huy.

B. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

C. Kinh tế hỗn hợp.

D. Kinh tế thị trường tự do.

Giải thích:

Việt Nam đang phát triển dưới mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng cơ sở vật chất, nâng cao đời sống cho nhân dân. Phát triển lực lượng sản xuất hiện đại gắn liền với dây dựng quan hệ sản xuất mới, tiên tiến.

Câu 7. Thị trường có bao nhiêu chức năng cơ bản?

A. Hai chức năng.

B. Ba chức năng.

C. Bốn chức năng.

D. Năm chức năng.

Giải thích:

Thị trường có 3 chức cơ bản:

- Chức năng thừa nhận.

- Chức năng thông tin.

- Chức năng điều tiết, kích thích hoặc hạn chế.

Câu 8. Các yếu tố cấu thành thị trường không bao gồm

A. Người mua – người bán.

B. Hàng hoá – tiền tệ.

C. Quan hệ mua – bán.

D. Hàng hóa – người bán.

Giải thích:

Hàng hóa – người bán không phải là yếu tố cấu thành nên thị trường. Các yếu tố cấu thành thị trường bao gồm: người mua – người bán, hàng hoá – tiền tệ, quan hệ mua – bán, giá cả – giá trị, cung - cầu hàng hoá,...

Câu 9. Địa điểm nào sau đây không thuộc cơ sở của thị trường?

A. Chợ.

B. Siêu thị.

C. Cửa hàng.

D. Lớp học.

Giải thích:

Lớp học không thuộc cơ sở của thị trường mà là một môi trường giáo dục dành cho trẻ em và trẻ vị thành niên dưới 18 tuổi với mục đích học tập. Không diễn ra hoạt động trao đổi, mua bán. 

Câu 10. Việc thị trường thừa nhận công dụng xã hội của hàng hóa và lao động đã hao phí để sản xuất ra nó, thông qua việc hàng hóa có bán được hay không và bán với giá như thế nào thể hiện chức năng gì của thị trường? 

A. Chức năng điều tiết, kích thích hoặc hạn chế.

B. Chức năng hạn chế.

C. Chức năng thông tin.

D. Chức năng thừa nhận. 

Câu 11. Do nhu cầu khẩu trang ngày càng cao vì dịch bệnh covid diễn biến phức tạp trong khi cung ứng không kịp đáp ứng nên giá khẩu trang trên thị trường ngày càng tăng, giao động từ 60 000 đến 100 000 đồng một hộp. Trong thông tin trên, chức năng nào của thị trường đã được thực hiện?

A. Chức năng thừa nhận.

B. Chức năng thông tin.

C. Chức năng điều tiết.

D. Chức năng kích thích.

Giải thích:

Trong thông tin trên, chức năng thừa nhận của thị trường đã được thực hiện, thể hiện ở giá cả của hàng hóa thông qua việc hàng hóa có bán được không hay không và bán với giá như thế nào. 

Câu 12. Các yếu tố cấu thành thị trường gồm những thành phần nào? 

A. Người mua - người bán.

B. Hàng hóa - tiền tệ.

C. Giá cả - giá trị.

D. Cả ba đáp án A, B, C đều đúng. 

Câu 13. Thị trường là

A. Tổng hoà những quan hệ kinh tế trong đó nhu cầu của các chủ thề được đáp ứng thông qua việc trao đổi, mua bán.

B. Nơi diễn ra các hoạt động kinh tế: sản xuất, lưu thông, phân phối, tiêu dùng.

C. Toàn bộ hoạt động mua bán, tiêu dùng hàng hoá.

D. Nơi diễn ra hoạt động quản lí kinh tế vĩ mô của Nhà nước.

Câu 14. Ở cấp độ cụ thể, thị trường có thể quan sát được như:

A. Chợ.

B. Cửa hàng.

C. Phòng giao dịch.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 15. Theo đối tượng giao dịch, mua bán, có thị trường hàng hóa và dịch vụ nào?

A. Thị trường lao động.

B. Thị trường dầu mỏ.

C. Thị trường quốc tế.

D. Thị trường khoa học – công nghệ.

Giải thích: 

Theo đối tượng giao dịch, mua bán, có thị trường các loại hàng hoá và dịch vụ thị trường lao động ( thị trường lúa gạo. thị trường dầu mỏ, thị trường tiền tệ, thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản...)

Câu 16. Chức năng thừa nhận của thị trường là

A. Thị trường thừa nhận công dụng xã hội của hàng hóa và lao động đã hao phí để sản xuất ra nó, thông qua việc hàng hóa có bán được hay không và bán giá như thế nào.

B. Người sản xuất và tiêu dùng sẽ có những ứng xử, điều chỉnh trên cơ sở những thông tin thu được từ thị trường, nhờ đó sản xuất và tiêu dùng được kích thích hoặc hạn chế.

C. Thị trường cung cấp thông tin cho người sản xuất và người tiêu dùng thông qua những biến động của nhu cầu xã hội về số lượng, chất lượng.

D. Đáp án khác.

Câu 17. Thị trường lúa gạo, thị trường dầu mỏ, thị trường tiền tệ, thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản,... thuộc loại thị trường nào? 

A. Thị trường theo vai trò của các đối tượng mua bán, giao dịch.

B. Thị trường theo phạm vi của quan hệ mua bán, giao dịch.

C. Thị trường theo chức năng.

D. Thị trường theo đối tượng giao dịch, mua bán. 

Câu 18. Thị trường ra đời từ khi nào sau đây?

A. Kinh tế tự cấp tự túc ra đời.

B. Khi con người tạo ra công cụ lao động.

C. Khi nền kinh tế hàng hóa ra đời.

D. Khi con người ra đời.

Câu 19. Đâu là nhận định sai khi nói về thị trường? 

A. Thị trường là nơi thực hiện hoạt động mua và bán.

B. Người mua, người bán là một trong những yếu tố cơ bản của thị trường.

C. Chỉ có thể tìm đến thị trường thì con người mới thỏa mãn được nhu cầu.

D. Mua - bán không phải là quan hệ của thị trường. 

Câu 20. Vào mùa khai trường, các cơ sở sản xuất đã đầu tư theo công nghệ in ấn mới để có thêm những sản phẩm văn phòng phẩm sinh động, hữu ích phục vụ thị trường sử dụng bút, thước, tập vở học sinh tại địa phương. Trong trường hợp này, các cơ sở sản xuất đã thực hiện chức năng gì của thị trường? 

A. Chức năng thừa nhận.

B. Chức năng thông tin.

C. Chức năng điều tiết kích thích. 

D. Chức năng điều tiết hạn chế.

Giải thích:

Trong trường hợp trên, các cơ sở sản xuất đã thực hiện chức năng điều tiết kích thích. Tạo ra những sản phẩm mới sinh động hơn, kích thích sự tò mò của người dùng đồng thời cũng đáp ứng phù hợp với sự biến đổi của thị trường trong bối cảnh cạnh tranh giữa các doanh nghiệp. 

icon-date
Xuất bản : 09/09/2022 - Cập nhật : 20/04/2023