logo

Trắc nghiệm KTPL10 Kết nối tri thức Bài 2: Các chủ thể của nền kinh tế có đáp án

Hướng dẫn giải bài tập Trắc nghiệm Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 Kết nối tri thức Bài 2: Các chủ thể của nền kinh tế nằm trong bộ sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn hi vọng sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT KTPL 10 Bài 2.


Trắc nghiệm KTPL10 kết nối tri thức Bài 2 - Nhận biết

Câu 1. Các chủ thể của nền kinh tế không chỉ thực hiện tốt vai trò trong lĩnh vực kinh tế mình tham gia mà còn đóng góp như thế nào đến nền kinh tế - xã hội của đất nước?

A. Tạo sự ổn định, phát triển bền vững.

B. Kìm hãm sự phát triển.

C. Khai thác mọi nguồn lực.

D. Vừa kìm hãm vừa thúc đẩy phát triển.

Câu 2. Chủ thể sản xuất không bao gồm các nhà

A. Đầu tư.

B. Sản xuất.

C. Kinh doanh.

D. Tiêu dùng.

Giải thích:

Chủ thể sản xuất không bao gồm các nhà tiêu dùng. Người tiêu dùng là người lựa chọn, đánh giá sản phẩm trong quá trình sử dụng, không tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh và đầu tư. 

Câu 3. Chủ thể sản xuất gồm các nhà đầu tư, sản xuất và

A. Kinh doanh.

B. Phân phối.

C. Tiêu dùng.

D. Sử dụng.

Giải thích:

Chủ thể sản xuất gồm các nhà đầu tư, sản xuất, kinh doanh. Các chủ thể này có mối quan hệ mật thiết với nhau, nhà sản xuất sử dụng các yếu tố này để kinh doanh và thu lợi nhuận.

Câu 4. Có bao nhiêu loại chủ thể kinh tế?

A. Hai.

B. Ba.

C. Bốn.

D. Năm.

Giải thích: 

- Có bốn loại chủ thể kinh tế: 

+ Chủ thể sản xuất.

+ Chủ thể tiêu dùng.

+ Chủ thể trung gian 

+ Chủ thể Nhà nước.

Câu 5. Mục đích cuối cùng mà chủ thể sản xuất hướng đến là

A. Vốn.

B. Lợi nhuận.

C. Uy tín.

D. Thị trường.

Giải thích:

Trong điều kiện nguồn lực có hạn, chủ thể sản xuất không chỉ thỏa mãn nhu cầu hiện tại của xã hội mà còn hướng đến việc tạo ra và phục vụ cho những nhu cầu trong tương lai. Thế nên, mục đích cuối cùng mà chủ thể sản xuất hướng đến là lợi nhuận. 

Câu 6. Chủ thể tiêu dùng có vai trò gì trong việc phát triển sản xuất?

A. tác động.

B. chi phối.

C. định hướng, tạo động lực.

D. quyết định.

Câu 7. Chủ thể của nền kinh tế là

A. Những người tham gia vào các hoạt động của nền kinh tế.

B. Thực hiện tốt vai trò trong lĩnh vực kinh tế.

C. Đóng góp cho sự ổn định, phát triển bền vững của nền kinh tế - xã hội đất nước.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 8. Chủ thể sản xuất có đặc điểm nào dưới đây?

A. Là những người sản xuất, cung cấp hàng hóa, dịch vụ ra thị trường, đáp ứng nhu cầu của xã hội.

B. Gồm nhà đầu tư và nhà sản xuất.

C. Thỏa mãn nhu cầu hiện tại của xã hội nhưng không phục vụ cho những nhu cầu trong tương lai.

D. Có trách nhiệm cung cấp những hàng hóa, dịch vụ không làm tổn hại sức khỏe và lợi ích của con người trong xã hội.

Câu 9. Chủ thể tiêu dùng có đặc điểm nào dưới đây?

A. Là người mua hàng hóa, bán lại hàng hóa để thỏa mãn nhu cầu của mình.

B. Có vai trò định hướng, tạo động lực cho sản xuất phát triển.

C. Không có trách nhiệm đối với sự phát triển bền vững của xã hội.

D. Đáp án khác.

Câu 10. Nội dung nào dưới đây là vai trò của chủ thể tiêu dùng?

A. Giúp nền kinh tế linh hoạt hơn.

B. Định hướng, tạo động lực cho sản xuất phát triển.

C. Tạo ra sản phẩm phù hợp với nhu cầu của xã hội.

D. Tiết kiệm năng lượng.

Câu 11. Trung gian giữa người có nhu cầu kiếm việc làm và người có nhu cầu thuê mướn lao động được gọi là

A. Người giúp việc.

B. Môi giới việc làm.

C. O-sin.

D. Công ty trung gian.

Giải thích:

Trung gian giữa người có nhu cầu kiếm việc làm và người có nhu cầu thuê mướn lao động được gọi là Môi giới việc làm. Tổ chức này đóng vai trò quan trọng là cầu nối giữa bên cung cấp thông tin trong các quan hệ mua bán, sản xuất và tiêu dùng.

Câu 12. Người mua hàng hóa, trữ hàng và bán lại cho các đại lí hay nhà bán lẻ, giúp việc lưu thông hàng hóa tập trung về đầu mối và phân phối đi các nơi nhanh gọn, hiệu quả gọi là

A. Nhà phân phối hàng hóa.

B. Đại lí.

C. Người mua hàng.

D. Người tiêu dùng.

Giải thích:

Người mua hàng hóa, trữ hàng và bán lại cho các đại lí hay nhà bán lẻ, giúp việc lưu thông hàng hóa tập trung về đầu mối và phân phối đi các nơi nhanh gọn, hiệu quả gọi là Nhà phân phối hàng hóa. Nhà phân phối hàng hóa giữ vai trò trung gian giữa người tiêu dùng và sản xuất.

Câu 13. Có vai trò tổ chức, quản lí toàn bộ nền kinh tế quốc dân thông qua thực hiện chức năng quản lí nhà nước về kinh tế là

A. Quốc hội.

B. Chính phủ.

C. Nhà nước.

D. Bộ Tài chính.

Câu 14. Những người sản xuất, cung cấp hàng hóa, dịch vụ và thị trường, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội được gọi là gì? 

A. Chủ thể sản xuất. 

B. Chủ thể tiêu dùng.

C. Chủ thể trung gian.

D. Chủ thể nhà nước.

Câu 15. Chủ thể tiêu dùng có vai trò gì trong việc phát triển sản xuất? 

A. Tác động.

B. Chi phối.

C. Định hướng, tạo động lực. 

D. Quyết định.


Trắc nghiệm KTPL10 kết nối tri thức Bài 2 - Vận dụng tình huống

Câu 16. Đối tượng nào sau đây được coi là chủ thể sản xuất?

A. Công nhân đóng hàng.

B. Người phụ nữ đi chợ.

C. Chú bé đang chơi đùa.

D. Mẹ đang nấu cơm tối.

Giải thích:

- Công nhân đóng hàng được coi là chủ thể sản xuất.

- Người phụ nữ đi chợ: Chủ thể tiêu dùng

- Chú bé đang chơi đùa, mẹ đang nấu cơm tối: Hoạt động diễn ra thường ngày, không thuộc chủ thể nào.

Câu 17. Chủ thể nào dưới đây đang thực hiện hoạt động tiêu dùng?

A. Bà M đi chợ bán cá.

B. Chị K mang hoa đi bán.

C. Q mua đồ dùng học tập.

D. Ông T đang gặt lúa.

Giải thích:

Chủ thể đang thực hiện hoạt động tiêu dùng là Q, Q mua đồ dùng học tập nằm thỏa mãn nhu cầu sử dụng của mình với mục đích phục vụ cho việc học tập. 

Câu 18. Chủ thể nào dưới đây đang không thực hiện hoạt động tiêu dùng?

A. Chị P mua xe máy.

B. Anh V mời bạn bè ăn nhà hàng.

C. Chị E mang rau ra chợ bán.

D. Bà K mua thuốc cảm cúm.

Giải thích:

Chị E mang rau ra chợ bán không phải là hoạt động tiêu dùng mà là hoạt động phân phối, trao đổi hàng hóa.

Câu 19. Chị C là nội trợ thường xuyên đi siêu thị để mua thực phẩm và các đồ gia dụng trong nhà. Trong trường hợp này chị C đóng vai trò là chủ thể gì của nền kinh tế?

A. Chủ thể sản xuất.

B. Chủ thể tiêu dùng.

C. Chủ thể trung gian.

D. Chủ thể nhà nước.

Câu 20. Anh T là chủ của một công ty chuyên sản xuất giày dép, hằng ngày anh đến công ty giám sát và hướng dẫn nhẫn viên cách làm ra sản phẩm chuẩn. Sản phẩm của công ty anh T được rất nhiều người tiêu dùng tin tưởng sử dụng. Trong trường hợp trên, anh T tham gia vào nền kinh tế với vai trò là chủ thể gì? 

A. Chủ thể nhà nước.

B. Chủ thể sản xuất. 

C. Chủ thể trung gian.

D. Chủ thể tiêu dùng.

Giải thích:

Anh T tham gia vào nền kinh tế với vai trò là chủ thể sản xuất, chuyên sản xuất giày dép để đưa ra thị trường tiêu thụ. 

icon-date
Xuất bản : 09/09/2022 - Cập nhật : 20/04/2023