logo

Trắc nghiệm Hóa 10 Bài 39: Luyện tập: Tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học


Bài 39: Luyện tập: Tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học

 


Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1: Trong các cặp phản ứng sau, nếu lượng Fe trong các cặp đều được lấy bằng nhau thì cặp nào có tốc độ phản ứng lớn nhất?

A. Fe+ dung dịch HCl 20%, (d= 1,2g/ml)

B. Fe+ dung dịch HCl 0,3M

C. Fe+ dung dịch HCl 0,2M

D. Fe+ dung dịch HCl 0,1M

Câu 2: Cho cân bằng: 2NO2 ⇌ N2O4 ,ΔH= 58,04kJ

Nhúng bình đựng hỗn hợp NO2 và N2O4 vào nước đá thì: 

A. Màu nâu nhạt dần

B. Hỗn hợp vẫn giữ nguyên màu như ban đầu

C. Hỗn hợp có màu khác

D. Màu nâu đậm dần

Câu 3: Khi nung nóng đến nhiệt độ cao PCl5 bị phân li theo phương trình: 

                 PCl5 (k) ⇌ PCl3 (k) + Cl2 (k)

Cho m gam PCl5 vào một bình dung tích V, đun nóng bình đến nhiệt độ T (K) để xảy ra phản ứng  phân li PCl5. Sau khi đạt tới cân bằng áp suất khí trong bình bằng P. Hãy thiết lập biểu thức của KP theo độ phân li α và áp suất P.

Trắc nghiệm Hóa 10 Bài 39: Luyện tập: Tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học - Toploigiai

Câu 4: Cho phản ứng thuận nghịch sau: A + B ⇌ C + D

Cân bằng bị dịch chuyển như thế nào khi tăng nhiệt độ, biết nhiệt phản ứng ΔH= 0?

A. Chậm hơn

B. Không đổi

C. Nhanh hơn

D. Không xác định

Câu 5: Chuẩn bị hai ống nghiệm như sau:

Ống (1) chứa 3 gam dung dịch HCl 18%.

Ống (2) chứa 9 gam dung dịch HCl 6%.

Cho đồng thời vào mỗi ống nghiệm 0,5 gam kẽm hạt có kích thước giống nhau cho đến khi phản ứng hoàn toàn. Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Ống (1) có khí thoát ra nhanh hơn ống (2)

B. Hạt kẽm trong ống (1) tan nhanh hơn hạt kẽm trong ống (2)

C. Thể tích H2 (đo cùng điều kiện) thu được ống (1) nhiều hơn ống (2)

D. Sau thí nghiệm, Zn còn dư ở cả hai ống

Câu 5: Chuẩn bị 4 ống nghiệm được đánh dấu theo thứ tự (1), (2), (3), (4). Cho vào mỗi ống nghiệm 3 ml dung dịch H2SO4 15%. Đun nóng dung dịch trong ống nghiệm (3), (4), sao đó cho vào ống nghiệm (1) và (3), mỗi ống nghiệm 0,5 gam kẽm hạt, cho vào ống nghiệm (2) và (4), mỗi ống nghiệm 0,5 gam kẽm bột. Ống nghiệm có khí thoát ra nhanh nhất là

A. (1)    

B. (2)    

C. (3)    

D. (4)

Câu 7: Cho mẩu đá vôi nặng 10g vào 200ml dung dịch axit clohidric 2M

Người ta thực hiện các biện pháp sau: 

Nghiền nhỏ đá vôi trước khi cho vào

Dùng 100ml dung dịch HCl 4M

Tăng nhiệt độ phản ứng

Cho thêm 500ml dung dịch HCl 1M vào

Thực hiện phản ứng trong ống nghiệm lớn hơn

Có bao nhiêu biện pháp làm tăng tốc độ phản ứng?

A. 4

B. 3

C. 5

D. 2

Câu 8: Cho phản ứng sau: 2CO ⇌ CO+ C

Để tốc độ phản ứng trên tăng lên 4 lần thì nồng độ của cacbon oxit tăng lên bao nhiêu lần?

A. 2

B. 4

C. 3

D. 8

Câu 9: Xét phản ứng thuận nghịch sau: 

           2HgO (r) ⇌ 2Hg (lỏng) + O2 (k)  (ΔH >0)

Yếu tố nào sau đây làm cho cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận?

A. Nhiệt độ cao và áp suất cao

B. Nhiệt dộ thấp và áp suất cao

C. Nhiệt độ thấp và áp suất thấp

D. Nhiệt độ cao và áp suất thấp

Câu 10: Cho cân bằng: N2O4 (k)  ⇌ 2NO2 (k)

Thực nghiệm cho biết: 

- ở 25C có phân tử khối trung bình của hỗn hợp là 77,64u

- ở 35C có phân tử khối trung bình của hỗn hợp là 72,45u

Từ các dữ liệu trên, chứng tỏ phản ứng theo chiều thuận có đặc điểm là: 

A. Tỏa nhiệt

B. Thu nhiệt 

C. Không xác định

D. Phản ứng trao đổi

Câu 11: Thực hiện phản ứng trong hai cốc:

Cốc (1) : 25 ml H2SO4 0,1M và 25 ml dung dịch Na2S2O2 0,1M;

Cốc (2) : 25 ml H2SO4 0,1M và 10 ml dung dịch Na2S2O2 0,1M và 15 ml H2O. Dùng đũa thủy tinh khuấy nhẹ trong cả hai cốc.

Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Thời gian xuất hiện kết tủa trắng đục của cốc (1) ít hơn cốc (2)

B. Thời gian xuất hiện kết tủa trắng đục của cốc (2) ít hơn cốc (1)

C. Thời gian xuất hiện kết tủa xanh nhạt của cốc (2) ít hơn cốc (1)

D. Thời gian xuất hiện kết tủa xanh nhạt của cốc (1) ít hơn cốc (2)

Câu 12: Đối với một hệ ở trạng thái cân bằng, nếu thêm vào chất xúc tác thì

A. chỉ làm tăng tốc độ phản ứng thuận

B. chỉ làm tăng tốc dộ phản ứng nghịch

C. làm tăng tốc độ phản ứng thuận và nghịch với số lần như nhau

D. không làm tăng tốc độ của phản ứng thuận và nghịch

Câu 13: Xét phản ứng trong quá trình luyện gang:

Fe2O3 (r) + 3CO (kk) ⇌ 2Fe (r) + 3CO2 (k); ΔH > 0

Có các biện pháp:

Tăng nhiệt đô phản ứng

Tăng áp suất chung của hệ

Giảm nhiệt độ phản ứng

Tăng áp suất CO

Trong các biện pháp trên, có bao nhiêu biện pháp làm tăng hiệu suất của phản ứng?

A. 1    

B. 2    

C. 3    

D. 4

Câu 14: Cho phản ứng: 2X + Y → Z. Nồng độ ban đầu của X là 4 mol/l, của Y là 3 mol/l. Hằng số tốc độ phản ứng k= 1,5. Tốc độ phản ứng khi đã có 40% chất Y tham gia phản ứng là: 

A. 1,08

B. 0,24

C. 0,432

D. 0,288

Câu 15: Khi đốt củi, để tăng tốc độ phản ứng, người ta sử dụng biện pháp nào sau đây được coi là tăng diện tích tiếp xúc bề mặt?

A. Mồi lửa

B. Thổi không khí

C. Chẻ củi nhỏ

D. Cả ba đáp án trên

Câu 16: Một bình kín chứa 4 mol N2 và 16 mol H2 có áp suất là 400 atm. Khi đạt trạng thái cân bằng thì N2 tham gia phản ứng là 25%. Nhiệt độ của bình được giữ nguyên. Áp suất  của hỗn hợp sau phản ứng là: 

A. 200 atm

B. 120 atm

C. 180 atm

D. 360 atm

Câu 17: Thực hiện phản ứng phân hủy trong bình kín dung tích 1 lít ở 5C: 

                           2HI (k) ⇌ H2 (k) + I2

Biết ban đầu nồng độ HI là 1,5M. Khi phản ứng đạt cân bằng thì nồng độ của I2 là 0,45M. Hỏi hằng số cân bằng KC của phản ứng có giá trị nào sau đây?

A. 0,05

B. 0,5635

C. 0,75

D. 0,1930

Câu 18: Cho phản ứng nung vôi:  CaCO3 ⇌ CaO + CO2

Để đạt hiệu suất cao, có thể dùng biện pháp nào sau đây?

A. Tăng nhiệt độ

B. Đập nhỏ CaCO3 trước khi nung

C. Dùng quạt hay lỗ thông gió để thổi CO2 ra khỏi lò

D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 19: Xét phản ứng : 2NO2(k) ⇆ N2O4 (k). Tỉ khối hơi của hỗn hợp khí thu được so với H2 ở nhiệt độ t1 là 27,6; ở nhiệt độ t2 là 34,5 (t1 > t2). Có 3 ống nghiệm đựng khí NO2 (có nút kín). Sau đó : Ngâm ống thứ nhất vào cốc nước đá; ngâm ống thứ hai vào cốc nước sôi; ống thứ ba để ở điều kiện thường. Một thời gian sau, ta thấy :

A. ống thứ nhất có màu đậm nhất, ống thứ hai có màu nhạt nhất.

B. ống thứ nhất có màu nhạt nhất, ống thứ hai có màu đậm nhất.

C. ống thứ nhất có màu đậm nhất, ống thứ ba có màu nhạt nhất.

D. ống thứ nhất có màu đậm nhất, ống thứ hai và ống thứ ba đều có màu nhạt hơn.

Câu 20: Cho các cân bằng sau:

2SO2 (k) + O2 (k) ⇆ 2SO3 (k)

N2 (k) + 3H2 (k) ⇆ 2NH(k)

CO2(k) + H2(k) ⇆ CO (k) + H2O (k)

2HI (k) ⇆ H2(k) + I2(k)

CH3COOH (l) + C2H5OH (l) ⇆ CH3COOC2H5(l) + H2O (l)

Khi thay đổi áp suất, nhóm gồm các cân bằng hoá học đều không bị chuyển dịch là :

A. (1) và (2).     

B. (3) và (4).

C. (3), (4) và (5).     

D. (2), (4) và (5).

Câu 21: Trong bình kín dung tích 1 lít, người ta cho vào 5,6 gam khí CO và 5,4 gam hơi nước. Phản ứng xảy ra là: CO + H2O ⇆ CO2+ H2. Ở 850oC hằng số cân bằng của phản ứng trên là 1. Nồng độ mol của CO và H2O khi đạt đến cân bằng lần lượt là :

A. 0,2 M và 0,3 M.     

B. 0,08 M và 0,2 M.

C. 0,12 M và 0,12 M.     

D. 0,08 M và 0,18 M.

Câu 22: Xét cân bằng: N2O4 (k) ⇆ 2NO2 (k) ở 25oC. Khi chuyển dịch sang một trạng thái cân bằng mới nếu nồng độ của N2O4 tăng lên 9 lần thì nồng độ của NO2

A. tăng 9 lần.     

B. tăng 3 lần.

C. tăng 4,5 lần.     

D. giảm 3 lần.

Câu 23: Xét phản ứng: CO (k) + H2O (hơi) ⇌ CO2 (k) + H2 (k)  (K= 1)

Nếu có 90% CO chuyển hóa thành CO2 và nồng độ ban đầu của CO là 1 mol/l thì nồng độ mol/l của hơi nước cần lấy là: 

A. 9,0M

B. 7,7M

C. 8,5M

D. 8,0M

Câu 24: Cho phản ứng thuận nghịch: 

            X+ Y ⇌ Z+ T

Tiến hành trộn bốn chất X, Y, Z, T vào một bình kín và đều có nồng độ là 2M. Khi phản ứng đạt cân bằng thì nồng độ của Z là 3,5M. Hằng số cân bằng KC của phản ứng trên là: 

A. 7

B. 125

C. 49

D. 25

Câu 25: Khi phân hủy HI ở nhiệt độ xác định trong bình kín, hằng số cân bằng của phản ứng bằng 164. Phần trăm HI bị phân hủy ở nhiệt độ đó là: 

A. 10%

B. 15%

C. 20%

D. 25%


Đáp án

1A 2A 3B 4B 5C 6D 7B 8A 9D 10B
11A 12C 13B 14C 15C 16D 17B 18D 19B 20C
21D 22B 23A 24C 25C
icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021