logo

Lý thuyết Hóa 10 Bài 39. Luyện tập: Tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học


Lý thuyết Hóa 10 Bài 39. Luyện tập: Tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học


KIẾN THỨC CẦN NẮM VỮNG

1. Tốc độ phản ứng:

* Tốc độ phản ứng là độ biến thiên nồng độ của một chất bất kì trong phản ứng trong một đơn vị thời gian.

* Tốc độ phản ứng tăng khi:

- Tăng nồng độ chất phản ứng (trừ một số trường hợp ngoại lệ).

- Tăng áp suất chất phản ứng (nếu là chất khí).

- Tăng nhiệt độ cho phản ứng (trừ một số trường hợp ngoại lệ).

- Tăng diện tích tiếp xúc của các chất phản ứng.

- Có mặt chất xúc tác.

2. Cân bằng hóa học:

- Cân bằng hóa học là trạng thái của phản ứng thuận nghịch khi tốc độ phản ứng thuận và tốc độ phản ứng nghịch bằng nhau. Có thể duy trì cân bằng hóa học để nó không biến đổi theo thời gian bằng cách giữ nguyên điều kiện thực hiện phản ứng.

3. Sự chuyển dịch cân bằng hóa học:

- Sự chuyển dịch cân bằng là sự di chuyển từ trạng thái cân bằng này sang trạng thái cân bằng khác do tác động của các yếu tố từ bên ngoài lên cân bằng (sự biến đổi nồng độ, áp suất, nhiệt độ) được thể hiện trong nguyên lí Lơ Sa-tơ-li-ê:

+ Khi tăng nồng độ một chất nào đó (trừ chất rắn) trong cân bằng, cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều phản ứng làm giảm nồng độ chất đó và ngược lại.

+ Khi tăng áp suất chung của hệ cân bằng, cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều phản ứng có số mol khí ít hơn và ngược lại.

+ Khi tăng nhiệt độ, cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều phản ứng thu nhiệt và ngược lại.

Xem thêm Giải Hóa 10: Bài 39. Luyện tập. Tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021