logo

Trắc nghiệm Hóa 10 Bài 26: Luyện tập Nhóm halogen


Bài 26: Luyện tập Nhóm halogen


Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1: Để điều chế khí F2 ta có thể sử dụng phương pháp nào sau đây? 

A. Dùng chất khử mạnh để khử muối florua

B. Cho HF tấc dụng với chất oxi hóa mạnh như H2SO4 đặc, KMnO4, O2,...

C. Dùng dòng điện oxi hóa muối florua

D. Nhiệt phân muối clorua

Câu 2: Cho phản ứng hóa học: 

               Cl2  + Ca(OH)2 → CaOCl2 + H2O

Phản ứng này thuộc loại: 

A. phản ứng oxi hóa khử

B. phản ứng trao đổi vì không có sự thay đổi số oxi hóa

C. phản ứng axit bazo

D. phản ứng hóa hợp

Câu 3: Hãy chỉ ra mệnh đề không đúng? 

A. Trong tất cả các hợp chất, flo chỉ có số oxi hóa -1

B. Trong các hợp chất với hidro và kim loại, các halogen luôn thể hiện số oxi hóa -1

C. Trong tất cả các hợp chất, các halogen chỉ có số oxi hóa -1

D. Tính oxi hóa của các halogen giảm dần từ flo đến iot

Câu 4: Chất nào sau đây tác dụng được với H2 ngay cả khi ở trong bóng tối và ở nhiệt độ rất thấp?

A. F2

B. Cl2

C. Br2

D. I2

Câu 5: Trong phản ứng hóa học: Cl2 + Ca(OH)2 → CaOCl2 + H2O

Clo đóng vai trò

A. chất khử.

B. chất oxi hóa.

C. vừa là chất oxi hóa, vừa là chất khử.

D. không là chất oxi hóa, không là chất khử.

Câu 6: Tính thể tích dung dịch KMnO4 0,5M ở môi trường axit cần thiết để oxi hóa hết 200ml dung dịch chứa NaCl 0,15M và KBr 0,1M.

A. 12 ml

B. 30 ml

C. 20 ml

D. 10 ml

Câu 7: Cho bốn hợp chất: AgNO3, ZnCl2, HI, Na2CO3 đựng trong 4 lọ mất nhãn X, Y, Z, T. Biết rằng Y chỉ tạo khí với Z nhưng không phản ứng với T. Các chất có trong 4 lọ X, Y, Z, T là: 

A. ZnCl2, HI, Na2CO3, AgNO3

B. AgNO3, Na2CO3, HI, ZnCl2

C. AgNO3, HI, Na2CO3, ZnCl2

D. ZnCl2, Na2CO3, HI, AgNO3

Câu 8: Nhận xét nào sau đây về nhóm halogen là không đúng?

A. Đơn chất dạng X2

B. Tác dụng với kim loại mạnh → muối halogenua

C. Tác dụng với hidro → khí hidrohalogenua

D. Tồn tại chủ yếu ở dạng đơn chất

Câu 9: Cho hỗn hợp gồm 31,84 gam hai muối NaX và NaY (X, Y là hai halogenua ở hai chu kì liên tiếp) vào dung dịch AgNOdư thì thu được 57,34 gam kết tủa. X và Y là: 

A. Cl và Br

B. Br và I

C. F và Cl

D. F và Cl hoặc Br và I

Câu 10: Dãy kim loại nào sau đây gồm các kim loại đều tác dụng được với dung dịch HCl?

A. Cu, Al, Fe

B. Zn, Ag, Fe

C. Mg, Al, Zn

D. Al, Fe, Ag

Câu 11: Cặp chất nào sau đây không tác dụng được với nhau?

A. Al và Br2

B. HF và SiO2

C. Cl2 và O2

D. F2 và H2

Câu 12: Trường hợp nào sau đây không xảy ra phản ứng hóa học?

A. Cho I2 vào dung dịch NaBr.

B. Cho Fe vào dung dịch HCl đặc, nguội.

C. Sục khí Cl2 vào dung dịch NaBr.

D. Sục khí Cl2 vào dung dịch FeCl2.

Câu 13: Trong phản ứng: Br2 + H2O  ⇌  HBr + HBrO ,Brom đóng vai trò: 

A. Chất oxi hóa

B. Chất tan

C. Vừa là chất oxi hóa, vừa là chất khử

D. Chất khử

Câu 14: Hỗn hợp khí nào có thể cùng tồn tại (không xảy ra phản ứng hóa học)?

A. Khí H2S và khí Cl2

B. Khí HI và khí Cl2

C. Khí NH3 và Khí HCl

D. Khí O2 và khí Cl2

Câu 15: Để tẩy uế trong bệnh viện, người ta thường dùng hóa chất nào sau đây? 

A. Tia phóng xạ

B. Khí ozon

C. Nước Javen

D. Clorua vôi

Câu 16: Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Bán kính nguyên tử của clo lớn hơn bán kính nguyên tử của flo.

B. Độ âm điện của brom lớn hơn độ âm điện của iot.

C. Tính axit của HF mạnh hơn tính axit của HCl.

D. Tính khử của ion I− mạnh hơn tính khử của ion Br−.

Câu 17: Cho các phản ứng sau:

(a) 4HCl + PbO2 → PbCl2 + Cl2 + 2H2O

(b) HCl + NH4HCO3 → NH4Cl + CO2 + H2O

(c) 2HCl + 2HNO3 → 2NO2 + Cl2 + 2H2O

(d) 2HCl + Zn → ZnCl2 + H2

Trong các phản ứng trên, số phản ứng trong đó HCl thể hiện tính khử là

A. 3    

B. 4    

C. 1    

D. 2

Câu 18: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Clo có tính oxi hóa mạnh, oxi hóa được H2O.

B. Flo có tính oxi hóa mạnh hơn clo.

C. Trong các hợp chất, flo chỉ có xố oxi hóa -1.

D. Dung dịch HF hòa tan được SiO2.

Câu 19: Dùng bình thủy tinh có thể chứa được tất cả các dung dịch axit trong dãy nào sau đây?

A. HCl, H2SO4, HF

B. HCl. H2SO4, HNO3

C. H2SO4, HF, HNO3

D. HCl, H2SO4, HF, HNO3

Câu 20: Một hidroxit của nguyên tố X có dạng X(OH)7 hay HXO4.3H2O. Nguyên tố X tạo hợp chất khí với hidro chứ 97,26% X về khối lượng. Vậy X là nguyên tố nào sau đây?

A. Flo

B. Brom

C. Clo

D. Iot

Câu 21: Cho 8,4 gam bột sắt tác dụng với dung dịch HCl loãng, dư. Dẫn toàn bộ khí sinh ra đi qua bột CuO dư nung nóng. Khối lượng đồng thu được là: 

A. 9,6 gam

B. 8,6 gam

C. 10,6 gam

D. 7 gam

Câu 22: Thực hiện các thí nghiệm sau:

(a) Sục khí Cl2 vào dung dịch NaOH.

(b) Cho Al tác dụng với I2 có H2O làm xúc tác.

(c) Cho MnO2 vào dung dịch HCl đặc, nóng.

(d) Cho SiO2 vào dung dịch HF.

Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm có phản ứng oxi hóa – khử xảy ra là

A. 1    

B. 2    

C. 3    

D. 4

Câu 23: Cho các phát biểu sau:

(a) Trong các phản ứng hóa học, flo chỉ thể hiện tính oxi hóa.

(b) Axit flohidric là axit yếu.

(c) Dung dịch NaF loãng được dung làm thuốc chống sâu răng.

(d) Trong hợp chất, các halogen (F, Cl, Br, I) đều có số oxi hóa : -1, +1, +3, +5 và +7.

(e) Tính khử của các ion halogenua tăng dần theo thứ tự F−, Cl−, Br−, I−

Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là

A. 2    

B. 4    

C. 3    

D. 5

Câu 24: Thành phần hóa học của đầu que diêm gồm: S, P và 50% KClO3. Vai trò của KClO3 là:

A. Làm chất độn vì rẻ tiền

B. Làm chất kết dính bột S và P

C. Chất cung cấp oxi để đốt S và P

D. Chất tạo màu cho đầu que 

Câu 25: Nhỏ từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch X thì dung dịch bị vẩn đục,nhỏ tiếp dung dịch NaOH vào thì dung dịch trở lại trong suốt. Sau đó nhỏ từ từ dung dịch HCl thấy dung dịch bị vẫn đục, nhỏ tiếp dung dịch HCl vào thì dung dịch lại trong suốt. Dung dịch X đem dùng là: 

A. AlCl3

B. CuSO4

C. Fe2(SO4)2

D. Pb(NO3)2


Đáp án

1C 2A 3C 4A 5C 6C 7C 8D 9B 10C
11C 12 13C 14D 15D 16C 17D 18A 19B 20C
21A 22C 23B 24C 25A

Xem tiếp: Trắc nghiệm Hóa 10 Bài 29: Oxi Ozon

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021
/* */ /* */
/*
*/