logo

Trắc nghiệm GDQP 11 Bài 3. Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia


Trắc nghiệm GDQP 11 Bài 3. Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia

Trắc nghiệm GDQP 11 Bài 3. Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia

1. Lãnh thổ quốc gia được cấu thành từ các yếu tố nào?

a. Lãnh thổ; dân cư; nhà nước

b. Lãnh thổ; dân tộc; hiến pháp; pháp luật

c. Lãnh thổ; dân cư; hiến pháp

d. Lãnh thổ; nhân dân; dân tộc

2. Trong các yếu tố cấu thành lãnh thổ quốc gia, yếu tố nào quan trọng nhất, quyết định nhất?

a. Dân cư

b. Lãnh thổ

c. Nhà nước

d. Hiến pháp, pháp luật

3. Trách nhiệm trong bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia được xác định như thế nào?

a. Là trách nhiệm của toàn lực lượng vũ trang và toàn dân

b. Là trách nhiệm của toàn Đảng và các tổ chức xã hội

c. Là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân

d. Là trách nhiệm của giai cấp, của Đảng và quân đội

4. Lãnh thổ thuộc chủ quyền hoàn toàn, tuyệt đối và đầy đủ của quốc gia bao gồm những bộ phận nào?

a. Vùng đất; vùng nước; vùng trời trên vùng đất, vùng nước; lòng đất dưới chúng

b. Vùng đất; vùng trời trên vùng đất; lòng đất dưới chúng

c. Vùng đất; vùng nước; vùng trời trên vùng đất; lòng đất dưới chúng

d. Vùng đất; vùng trời; lòng đất dưới chúng

5. Lãnh thổ quốc gia được cấu thành gồm những vùng nào?

a. Vùng đất; vùng trời; vùng tiếp giáp lãnh hải

b. Vùng đất; vùng trời; vùng lãnh hải; vùng thềm lục địa

c. Vùng đất; vùng trời; vùng đặc quyền kinh tế

d. Vùng đất; vùng nước; vùng trời; vùng lòng đất

6. Vùng lòng đất quốc gia là:

a. Toàn bộ phần nằm dưới lòng đất thuộc chủ quyền quốc gia

b. Toàn bộ phần nằm dưới lòng đất, vùng nước thuộc chủ quyền quốc gia

c. Toàn bộ phần nằm dưới lòng đất, vùng đảo thuộc chủ quyền quốc gia

d. Toàn bộ phần nằm dưới lòng đất, vùng trời thuộc chủ quyền quốc gia

7. Vùng trời quốc gia là:

a. Không gian bao trùm trên vùng đất quốc gia

b. Không gian bao trùm trên vùng đất, vùng đảo quốc gia

c. Không gian bao trùm trên vùng đất, vùng nước quốc gia

d. Không gian bao trùm trên vùng đảo và vùng biển quốc gia

8. Vùng nước quốc gia bao gồm:

a. Vùng nước nội địa, vùng nội thủy, vùng nước lãnh hải

b. Vùng nước nội địa, vùng nước biên giới

c. Vùng nước nội địa, vùng nước biên giới, vùng nội thủy, vùng nước lãnh hải

d. Vùng nước nội địa, vùng nước lãnh hải

9. Vùng lãnh hải là vùng biển

a. Tiếp liền bên ngoài vùng thềm lục địa của quốc gia

b. Tiếp liền bên trong vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia

c. Tiếp liền bên ngoài vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia

d. Tiếp liền bên ngoài vùng nước nội thủy của quốc gia

10. Vùng lãnh hải rộng bao nhiêu hải lý và tính từ đâu?

a. 12 hải lí tính từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải

b. 24 hải lí tính từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải

c. 12 hải lí tính từ vùng đặc quyền kinh tế

d. 12 hải lí tính từ đường bờ biển

11. Vùng nội thủy là vùng nước:

a. Nằm ngoài đường cơ sở

b. Bên trong đường cơ sở

c. Nằm trong vùng lãnh hải

d. Dùng để tính chiều rộng lãnh hải

12. Vùng đất của quốc gia bao gồm:

a. Vùng đất lục địa và các đảo thuộc chủ quyền quốc gia

b. Toàn bộ vùng đất lục địa và các quần đảo thuộc chủ quyền quốc gia

c. Toàn bộ vùng đất lục địa và các đảo, quần đảo thuộc chủ quyền quốc gia

d. Vùng đất lục địa và các đảo, quần đảo thuộc chủ quyền quốc gia

13. Vùng nước nội địa của quốc gia bao gồm:

a. Biển, hồ ao, sông ngòi, đầm nằm trên khu vực biên giới

b. Biển, hồ ao, sông ngòi, đầm nằm tại khu vực cửa biển

c. Biển, hồ ao, sông ngòi, đầm nằm ngoài khu vực biên giới

d. Biển nội địa, hồ ao, sông ngòi, đầm nằm trên vùng đất liền

14. Vùng nước biên giới của quốc gia bao gồm:

a. Biển nội địa, hồ ao, sông ngòi nằm trên khu vực biên giới quốc gia

b. Biển nội địa, hồ ao, sông ngòi nằm ở khu vực rừng núi của quốc gia

c. Biển nội địa, hồ ao, sông ngòi nằm trong nội địa của quốc gia

d. Biển nội địa, hồ ao, sông ngòi nằm ngoài khu vực biên giới quốc gia

15. Vùng nội thủy của quốc gia được giới hạn

a. Bởi một bên là biển rộng, một bên là đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải

b. Bởi một bên là biển cả, một bên là đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải

c. Bởi một bên là bờ biển, một bên là đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải

d. Bởi một bên là bờ biển, một bên là đường ngoài cùng của lãnh hải

16. Vùng trời quốc gia được quy định như thế nào?

a. Mỗi quốc gia trên thế giới có quy định khác nhau

b. Các quốc gia đều thống nhất cùng một độ cao

c. Phụ thuộc vào khả năng bảo vệ của tên lửa phòng không quốc gia

d. Độ cao vùng trời quốc gia ngoài khu vực khí quyển của Trái Đất

17. Chủ quyền lãnh thổ quốc gia là quyền gì?

a. Tuyệt đối và riêng biệt của mỗi quốc gia đối với lãnh thổ của quốc gia đó

b. Hoàn toàn, riêng biệt của mỗi quốc gia đối với lãnh thổ và trên lãnh thổ của quốc gia đó

c. Tối cao, tuyệt đối và hoàn toàn riêng biệt của mỗi quốc gia đối với lãnh thổ và trên lãnh thổ của quốc gia đó

d. Tuyệt đối của mỗi quốc gia đối với lãnh thổ của quốc gia đó

18. Chủ quyền lãnh thổ quốc gia là

a. Văn hóa, là ý chí của dân tộc

b. Thể hiện tính nhân văn của dân tộc

c. Truyền thống của quốc gia, dân tộc

d. Quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm của quốc gia

19. Xác định biên giới quốc gia trên đất liền bằng cách nào?

a. Đánh dấu trên thực địa bằng hệ thống sông suối

b. Đánh dấu trên thực địa bằng làng bản nơi biên giới

c. Đánh dấu trên thực địa bằng hệ thống mốc quốc giới

d. Đánh dấu trên thực địa bằng hệ thống tọa độ

20. Theo Công ước Liên hợp quốc về Luật biển, phía ngoài vùng lãnh hải còn có những vùng biển nào?

a. Vùng nội thủy, vùng kinh tế , vùng đặc quyền và thềm lục địa

b. Vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, vùng thềm lục địa

c. Khu vực biên giới, vùng đặc khu kinh tế và thềm lục địa

d. Vùng biên giới trên biển, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa

21. Nội dung nào sau đây về các vùng biển không đúng với quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật biển?

a. Vùng thềm lục địa cách phía ngoài đường cơ sở 200 hải lí

b. Vùng đặc quyền kinh tế cách phía ngoài đường cơ sở 200 hải lí

c. Vùng đặc quyền kinh tế cách vùng lãnh hải 200 hải lí

d. Ranh giới ngoài vùng tiếp giáp lãnh hải cách đường cơ sở 24 hải lí

22. Nội dung nào sau đây về các vùng biển không đúng với quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật biển?

a. Từ đường cơ sở ra ngoài 12 hải lí là vùng lãnh hải

b. Từ mép ngoài lãnh hải ra ngoài 12 hải lí là vùng tiếp giáp lãnh hải

c. Từ mép ngoài vùng tiếp giáp lãnh hải ra biển là vùng đặc quyền kinh tế cách 200 hải lí so với đường cơ sở

d. Tính từ vùng lãnh hải ra biển 200 hải lí lãnh hải là vùng thềm lục địa

23. Một trong những nội dung chủ quyền của quốc gia trên lãnh thổ quốc gia là:

a. Quyền tự do lựa chọn chế độ chính trị, kinh tế

b. Không được tự do lựa chọn lĩnh vực kinh tế

c. Do các thế lực bên ngoài can thiệp vào nội bộ

d. Do có sự chi phối bởi các nước trong khu vực

24. Đường biên giới quốc gia trên đất liền của Việt Nam dài bao nhiêu km?

a. 4540 km

b. 4530 km

c. 4520 km

d. 4510 km

25. Việt Nam có chung đường biên giới quốc gia trên đất liền với những quốc gia nào?

a. Trung Quốc, Thái Lan, Campuchia, Mianma

b. Trung Quốc, Malaysia, Indonesia

c. Trung Quốc, Lào, Campuchia

d. Trung Quốc, Thái Lan, Campuchia, Malaysia

26. Biến Đông tiếp giáp với vùng biển của những quốc gia nào?

a. Trung Quốc, Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Brunei, Philipin

b. Singgapo, Trung Quốc, Thái Lan, Campuchia, Malaysia, Philipin

c. Úc, Trung Quốc, Thái Lan, Campuchia, Malaysia, Indonesia

d. Mianma, Trung Quốc, Thái Lan, Campuchia, Malaysia, Indonesia, Philipin, Đài loan

27. Biến Đông được bao bọc bởi những quốc gia và vùng lãnh thổ nào?

a. Trung Quốc, Thái Lan, Campuchia, Malaysia, Philipin

b. Việt Nam, Trung Quốc, Campuchia, Thái Lan, Singgapo, Malaysia, Indonesia, Brunei, Philipin, Đài Loan

c. Úc, Trung Quốc, Thái Lan, Campuchia, Indonesia, Đài Loan

d. Trung Quốc, Thái Lan, Campuchia, Malaysia, Indonesia, Philipin

28. Một trong những nội dung về khái niệm biên giới quốc gia là gì?

a. Là đường lãnh thổ của một quốc gia

b. Là giới hạn ngoài của mặt đất quốc gia

c. Là mặt phẳng giới hạn không gian của một quốc gia

d. Là giới hạn lãnh thổ của một quốc gia

29. Một trong những nội dung về chủ quyền biên giới quốc gia là gì?

a. Là chủ quyền hoàn toàn và đầy đủ của quốc gia đối với lãnh thổ

b. Chủ quyền toàn diện của quốc gia đối với lãnh thổ

c. Là chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối của quốc gia đối với lãnh thổ

d. Thuộc chủ quyền toàn diện của quốc gia đối với lãnh thổ

30. Tên gọi nào sau đây không chuẩn về tên gọi các bộ phận cấu thành biên giới quốc gia?

a. Đường biên giới trên bộ

b. Biên giới trên không

c. Biên giới trên biển

d. Biên giới quốc gia trên đất liền

31. Xác định biên giới quốc gia trên đất liền theo cách nào?

a. Theo các bản làng vùng biên

b. Theo độ cao, thấp của mặt đất trong khu vực

c. Theo các điểm, đường, vật chuẩn

d. Theo ranh giới khu vực biên giới

32. Phương pháp cố định đường biên giới quốc gia không có nội dung nào sau đây?

a. Dùng đường phát quang

b. Đặt mốc quốc giới

c. Dùng tài liệu ghi lại đường biên giới

d. Cử lực lượng canh gác giữ quốc giới

33. Một trong các phương pháp cố định đường biên giới quốc gia là gì?

a. Xây dựng làng biên giới

b. Xây tường mốc biên giới

c. Đặt mốc quốc giới

d. Xây dựng ranh giới quốc giới

34. Với quốc gia ven biển, đường ranh giới ngoài vùng lãnh hải của đất liền, của đảo và quần đảo gọi là gì?

a. Là thềm lục địa quốc gia trên biển

b. Là mốc biên giới quốc gia trên biển

c. Là đường biên giới quốc gia trên biển

d. Là khu vực biên giới quốc gia trên biển

35. Các quốc gia khác có quyền gì ở vùng nội thủy của quốc gia ven biển?

a. Chỉ được vào vùng nội thủy khi được phép của quốc gia ven biển

b. Không được quốc gia ven biển cho phép với bất kì lí do nào

c. Tự do vào vùng nội thủy dù không có sự đồng ý của quốc gia ven biển

d. Đi qua không gây hại như vùng lãnh hải

36. Các quốc gia khác có quyền gì ở vùng lãnh hải của quốc gia ven biển?

a. Tự do hàng hải

b. Đi qua không gây hại

c. Không được phép đi qua

d. Được phép, nhưng hạn chế việc đi qua

37. Một trong những quan điểm của Đảng và nhà nước ta về bảo vệ biên giới quốc gia là gì?

a. Phải dựa vào dân, trực tiếp là đồng bào các dân tộc ở biên giới

b. Tăng cường hơn nữa sức mạnh quốc phòng khu vực biên giới

c. Tăng cường lực lượng quân đội

d. Xây dựng nhiều công trình quốc phòng nơi biên giới

38. Chế độ pháp lí của vùng nội thủy theo Công ước quốc tế về luật biển như thế nào?

a. Thuộc quyền chủ quyền của quốc gia ven biển

b. Thuộc chủ quyền hoàn toàn, tuyệt đối và đầy đủ của quốc gia

c. Thuộc quyền xét xử đầy đủ của quốc gia ven biển

d. Thuộc quyền chủ quyền hoàn toàn của quốc gia ven biển

39. Một trong những nội dung về vị trí, ý nghĩa xây dựng, quản lí khu vực biên giới quốc gia là gì?

a. Luôn tăng cường sức mạnh về quốc phòng

b. Để phát triển nền ngoại giao của đất nước

c. Nhằm tăng cường sức mạnh trong quan hệ đối ngoại

d. Ngăn ngừa hoạt động xâm nhập, phá hoại từ bên ngoài

40. Chế độ pháp lí của vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa khác với chế độ pháp lí của vùng lãnh hải như thế nào?

a. Hai vùng này thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia

b. Vùng này vẫn thuộc chủ quyền đầy đủ của quốc gia

c. Quốc gia có chủ quyền tuyệt đối với hai vùng

d. Quốc gia có chủ quyền với hai vùng như vùng Lãnh hải

41. Xác định biên giới quốc gia trên đất liền giữa các nước có chung đường biên giới như thế nào?

a. Được hoạch định phân giới cắm mốc theo ý đồ của nước lớn

b. Phân giới cắm mốc thông qua hành động quân sự

c. Được hoạch định phân giới cắm mốc thông qua tranh chấp

d. Được hoạch định phân giới cắm mốc thông qua đàm phán thương lượng

42. Xây dựng khu vực biên giới quốc gia vững mạnh toàn diện gồm nội dung gì?

a. Vững mạnh về văn hóa, khoa học kĩ thuật, du lịch và dịch vụ

b. Vững mạnh về chính trị, kinh tế - xã hội và quốc phòng – an ninh

c. Mạnh về tư tưởng - văn hóa, trồng cây gây rừng, phát triển kinh tế

d. Mạnh về quân sự - an ninh, văn hóa, du lịch

43. Vận động quần chúng tham gia quản lí, bảo vệ biên giới có nội dung gì?

a. Tăng cường lực lượng vũ trang nhân dân cho khu vực biên giới

b. Thường xuyên nắm chắc tình hình biên giới

c. Giáo dục về ý thức độc lập dân tộc, tinh thần yêu nước cho nhân dân

d. Tăng cường vũ trang cho quần chúng nhân dân

44. Nội dung nào sau đây không đúng với những quan điểm của Đảng nhà nước ta về bảo vệ biên giới quốc gia?

a. Biên giới quốc gia là thiêng liêng, bất khả xâm phạm

b. Xây dựng, quản lí, bảo vệ biên giới quốc gia là nhiệm vụ của nhà nước và là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân

c. Xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, giải quyết các vấn đề về biên giới quốc gia bằng biện pháp hòa bình

d. Phải tăng cường sức mạnh quân sự, sẵn sàng bảo vệ biên giới

45. Nước ta dùng phương pháp nào là chủ yếu để cố định đường biên giới quốc gia?

a. Đặt mốc quốc giới và dùng tài liệu ghi lại đường biên giới

b. Phát quang đường biên giới và dùng tài liệu ghi lại đường biên giới

c. Đặt mốc quốc giới và phát quang đường biên giới

d. Đánh dấu bằng các tọa độ và phát quang đường biên giới

46. Một trong những nội dung chủ quyền của quốc gia trên lãnh thổ quốc gia là:

a. Chế độ pháp lí đối với từng vùng lãnh thổ phụ thuộc vào bên ngoài

b. Tự quy định chế độ pháp lí đối với từng vùng lãnh thổ quốc gia

c. Chế độ pháp lí đối với từng vùng lãnh thổ phụ thuộc vào quốc tê

d. Chế độ pháp lí đối với từng vùng lãnh thổ không được xác định

47. Quốc gia có quyền áp dụng trên lãnh thổ của mình

a. Các biện pháp cưỡng chế thích hợp, tịch thu tài sản với mọi hoạt động

b. Biện pháp tịch thu tài sản của nước ngoài hoạt động trên lánh thổ

c. Các biện pháp cưỡng chế thích hợp, tịch thu tài sản với hoạt động bất hợp pháp

d. Cưỡng chế thích hợp, tịch thu tài sản

48. Nội dung, biện pháp xây dựng và quản lí, bảo vệ biên giới quốc gia không bao gồm nội dung nào sau đây?

a. Xây dựng khu vực biên giới quốc gia vững mạnh toàn diện

b. Vận động quần chúng nhân dân ở biên giới tham gia tự quản đường biên

c. Xây dựng nền biên phòng toàn dân, thế trận biên phòng toàn dân vững mạnh

d. Tăng cường hoạt động ngoại giao khu vực biên giới

49. Trên sông mà tàu thuyền đi lại được thì cách xác định biên giới quốc gia như thế nào?

a. Không xác định biên giới dọc theo sông

b. Giữa lạch của sông hoặc lạch chính của sông

c. Bờ sông bên nào là biên giới quốc gia bên đó

d. Giữa lạch ở khu vực cửa sông

50. Trên sông, suối mà tàu thuyền không đi lại được thì xác định biên giới quốc gia ở đâu, nếu sông suối đổi dòng xác định như thế nào?

a. Giữa sông, suối; nếu đổi dòng biên giới vẫn giữ nguyên

b. Bờ sông, suối của mỗi bên; thay đổi theo dòng chảy

c. Giữa sông, suối; nếu đổi dòng biên giới thay đổi theo

d. Không xác định được biên giới

51. Trên mặt cầu bắc qua sông suối có biên giới quốc gia, việc xác định biên giới như thế nào?

a. Đầu cầu bên nào là biên giới quốc gia bên đó

b. Biên giới dưới sông, suối ở đâu thì biên giới trên cầu ở đó

c. Biên giới chính giữa cầu, không kể đến biên giới dưới sông, suối

d. Biên giới trên cầu là chính giữa dưới sông, suối

52. Xác định biên giới quốc gia trên biển bằng cách nào và ở đâu?

a. Hoạch định và đánh dấu bằng các tọa độ trên hải đồ, là ranh giới phía trong của lãnh hải

b. Hoạch định và đánh dấu bằng các tọa độ trên hải đồ, là ranh giới phía ngoài của lãnh hải

c. Hoạch định và đánh dấu bằng các tọa độ trên hải đồ, là ranh giới phía ngoài của vùng tiếp giáp lãnh hải

d. Hoạch định và đánh dấu bằng các tọa độ trên hải đồ, là ranh giới phía ngoài của vùng nội thủy

53. Vùng lãnh thổ đặc biệt của quốc gia không gồm nội dung nào sau đây?

a. Các tàu, thuyền treo quốc kì đi trên vùng biển quốc tế

b. Đại sứ quán của quốc gia đặt trên lãnh thổ quốc gia khác

c. Các công trình, cáp ngầm nằm ngoài phạm vi lãnh thổ quốc gia

d. Tàu thuyền đánh cá của ngư dân trên vùng biển quốc tế

54. Mối quan hệ giữa quốc gia và lãnh thổ như thế nào?

a. Lãnh thổ quốc gia được hình thành, xác lập từ quốc gia

b. Lãnh thổ được hình thành, tồn tại trong phạm vi quốc gia

c. Quốc gia hình thành, tồn tại và phát triển cùng với lãnh thổ

d. Quốc gia được hình thành, tồn tại, phát triển trong phạm vi lãnh thổ

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 20/11/2021