logo

Trắc nghiệm GDCD 7 Bài 6: Nhận diện tình huống gây căng thẳng (có đáp án) - CTST

Tổng hợp các câu hỏi Trắc nghiệm GDCD 7 Bài 6: Nhận diện tình huống gây căng thẳng (có đáp án) thuộc bộ sách mới Chân trời sáng tạo. Hướng dẫn làm bài tập trắc nghiệm GDCD 7 chi tiết nhất.

Bài 6: Nhận diện tình huống gây căng thẳng - Chân trời sáng tạo

Câu 1: Trong những tình huống dưới đây, tình huống nào không tạo căng thẳng cho con người?

A. Xung đột, tranh cãi với bạn bè.

B. Gia đình không hạnh phúc.

C. Bị ốm đau, bệnh tật, tai nạn.

D. Được bố mẹ đưa đi du lịch.

Câu 2: Nội dung nào dưới đây là biểu hiện của căng thẳng?

A. Mất tập trung, hay quên.

B. Lời nói đi đôi với việc làm.

C. Luôn cảm thấy vui vẻ.

D. Thực hiện đúng lời hứa.

Câu 3: Phương án nào dưới đây là nguyên nhân chủ quan dẫn đến trạng thái căng thẳng ở con người?

A. Tác động tiêu cực từ môi trường sống (thời tiết, tiếng ồn,ô nhiễm).

B. Sự kì vọng quá lớn của mọi người so với khả năng của bản thân.

C. Thiếu kĩ năng ứng phó với căng thẳng trong cuộc sống.

D. Gặp khó khăn trắc trở, thất bại, biến cố trong đời sống.

Câu 4: Phản ứng của cơ thể trước những áp lực cuộc sống hay một yếu tố tác động nào đó gây ảnh hưởng xấu đến thể chất lẫn tinh thần của con người - đó là nội dung của khái niệm nào dưới đây?

A. Căng thẳng.

B. Yêu thương con người.

C. Dũng cảm.

D. Đoàn kết chống ngoại xâm.

Câu 5: Nội dung nào dưới đây là biểu hiện của căng thẳng?

A. Tinh thần phấn khởi, vui tươi.

B. Cảm thấy chán nản, lo lắng, khó chịu, buồn bã…

C. Luôn thực hiện đúng những gì mình đã hứa.

D. Đến đúng hẹn, không để người khác chờ đợi.

Câu 6: Tình huống nào dưới đây có thể gây căng thẳng cho con người?

A. Đi chơi cùng với nhóm bạn thân.

B. Được bố mẹ đưa đi chơi công viên.

C. Kết quả học tập không như ý muốn.

D. Nhận giải thưởng vì thành tích cao.

Câu 7: Nội dung nào dưới đây không phải là biểu hiện của căng thẳng?

A. Thường xuyên đau đầu, đau cơ bắp, chóng mặt…

B. Cảm thấy chán nản, lo lắng, khó chịu, buồn bã…

C. Dễ nổi cáu, bực bội hoặc nóng tính.

D. Tinh thần phấn chấn, vui tươi.

Câu 8: Phương án nào dưới đây là nguyên nhân khách quan dẫn đến trạng thái căng thẳng ở con người?

A. Suy nghĩ tiêu cực của bản thân.

B. Thiếu kĩ năng ứng phó với căng thẳng.

C. Tự tạo áp lực cho bản thân.

D. Áp lực học tập, thi cử.

Câu 9: “Thường xuyên đau đầu, chóng mặt, dễ nổi cáu, bực bội hoặc nóng tính…” đó là những biểu hiện của

A. căng thẳng.

B. kiên trì học tập.

C. giữ chữ tín.

D. bạo lực học đường.

Câu 10: Một trong những nguyên nhân chủ quan gây nên tâm lí căng thẳng là do

A. suy nghĩ tiêu cực.

B. môi trường sống.

C. kì vọng của cha mẹ.

D. bạo lực gia đình.

Câu 11: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng tác hại của tâm lý căng thẳng?

A. Tác động xấu đến sức khỏe.

B. Gây nên những rối loạn về mặt tinh thần.

C. Ảnh hưởng đến mối quan hệ với mọi người.

D. Khiến con người luôn lạc quan, yêu đời.

Câu 12: Nội dung nào dưới đây không phải là biểu hiện của căng thẳng?

A. Thường xuyên đau đầu, đau cơ bắp, chóng mặt…

B. Cảm thấy chán nản, lo lắng, khó chịu, buồn bã…

C. Dễ nổi cáu, bực bội hoặc nóng tính.

D. Tinh thần phấn chấn, vui tươi.

Câu 13: Trong những tình huống dưới đây, tình huống nào không tạo căng thẳng cho con người?

A. Xung đột, tranh cãi với bạn bè.

B. Gia đình không hạnh phúc.

C. Bị ốm đau, bệnh tật, tai nạn.

D. Được bố mẹ đưa đi du lịch.

Câu 14: Phản ứng của cơ thể trước những áp lực cuộc sống hay một yếu tố tác động nào đó gây ảnh hưởng xấu đến thể chất lẫn tinh thần của con người - đó là nội dung của khái niệm nào dưới đây?

A. Căng thẳng.

B. Yêu thương con người.

C. Dũng cảm.

D. Đoàn kết chống ngoại xâm.

Câu 15: Trong các tình huống dưới đây, tình huống nào có biểu hiện của tâm lí căng thẳng?

A. D vi phạm quy chế thi nên bị lập biên bản.

B. H cảm thấy lười biếng khi đến giờ tự học.

C. K cảm thấy sợ khi bị phát hiện lấy trộm đồ dùng học tập của bạn.

D. V có gia đình không được hạnh phúc nên lúc nào cũng cảm thấy tự ti.

Câu 16: Đâu không phải là biểu hiện của căng thẳng?

A. Thường xuyên đau đầu, đau cơ bắp, đau bụng, đổ mồ hôi, chóng mặt,...

B. Đảo lộn các sinh hoạt hằng ngày như ăn uống, giấc ngủ.

C. Mất tập trung, hay quên hoặc trở nên vụng về.

D. Trở nên hưng phấn, phấn khích với mọi điều xung quanh.

>>> Xem thêm: Trắc nghiệm GDCD 7 có đáp án Chân trời sáng tạo

-----------------------------------

Trên đây là tổng hợp các câu hỏi Trắc nghiệm GDCD 7 Bài 6: Nhận diện tình huống gây căng thẳng - Chân trời sáng tạo có đáp án chi tiết nhất. Qua bài viết này, mong rằng các bạn sẽ bổ sung thêm cho mình thật nhiều kiến thức và học tập thật tốt nhé!

icon-date
Xuất bản : 15/07/2022 - Cập nhật : 29/07/2022