logo

Trắc nghiệm GDCD 7 Bài 5: Bảo tồn di sản văn hóa (có đáp án) - CTST

Tổng hợp các câu hỏi Trắc nghiệm GDCD 7 Bài 5: Bảo tồn di sản văn hóa (có đáp án) thuộc bộ sách mới Chân trời sáng tạo. Hướng dẫn làm bài tập trắc nghiệm GDCD 7 chi tiết nhất.

Bài 5: Bảo tồn di sản văn hóa - Chân trời sáng tạo

Câu 1. Di sản văn hoá là:

A. sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác.

B. sản phẩm tỉnh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác.

C. sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

D. sản phẩm có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Câu 2. Di sản văn hoá vật thể là:

A. sản phẩm tỉnh thần có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học.

B. sản phẩm phi vật thể có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học.

C. sản phẩm vật thể, phi vật thể có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học.

D. sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học.

Câu 3. Di sản văn hoá phi vật thể bao gồm:

A. tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học, nghệ thuật, danh lam thắng cảnh, lễ hội, trang phục,...

B. tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học, nghệ thuật, lễ hội, trang phục, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia,...

C. di tích lịch sử văn hoá, tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học, nghệ thuật, lễ hội,...

Câu 4. Di sản văn hoá bao gồm:

A. di sản văn hoá tỉnh thần và di sản văn hoá vật thể.

B. di sản văn hoá phi vật thể và di sản văn hoá vật thể.

C. di sản văn hoá vật chất và di sản văn hoá tỉnh thần.

D. di sản văn hoá thể chất và di sản văn hoá tinh thần.

Câu 5. Khi tìm được các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, các cá nhân có quyền và nghĩa vụ nào dưới đây?

A. Thông báo kịp thời địa điểm phát hiện di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia với cơ quan chức năng.

B. Tự do mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.

C. Sở hữu những dỉ vật, cổ vật, bảo vật quốc gia do mình tìm được.

D. Cho, tặng di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.

Câu 6. Di sản văn hoá phi vật thể là:

A. sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng.

B. sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng.

C. sản phẩm tỉnh thần có giá trị lịch sử thể hiện bản sắc của cộng đồng.

D. sản phẩm vật chất có giá trị văn hoá, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng.

Câu 7. Di sản văn hoá vật thể bao gồm:

A. sản phẩm vật thể, di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh quốc gia.

B. sản phẩm phi vật thể, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.

C. di tích lịch sử- văn hoá, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.

D. di tích lịch sử— văn hoá, danh lam thắng cảnh và sản phẩm vật chất quốc gia.

Câu 8. Di sản văn hoá Việt Nam được sử dụng nhằm những mục đích nào dưới đây?

A. Phát huy truyền thống tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

B. Góp phần sáng tạo những giá trị văn hoá mới, làm giàu kho tàng di sản văn hoá Việt Nam và mở rộng giao lưu văn hoá quốc tế.

C. Chỉ làm giàu cho các cá nhân là chủ sở hữu nó.

D. Vì lợi ích của một vài cá nhân.

Câu 9. Trong việc bảo vệ di sản văn hoá, những hành vi nào sau đây bị nghiêm cấm?

A. Chiếm đoạt, làm sai lệch di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh.

B. Huỷ hoại hoặc gây nguy cơ huỷ hoại di sản văn hoá.

C. Tham quan, nghiên cứu di sản.

D. Đào bới trái phép địa điểm khảo cổ.

E. Lợi dụng bảo vệ di sản văn hoá để trục lợi.

G. Thông báo kịp thời địa điểm phát hiện di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia,...

Câu 10. Đối với di sản văn hoá, tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ nào dưới đây?

A. Sở hữu hợp pháp di sản văn hoá.

B. Sở hữu di sản văn hoá do bản thân tìm được.

C. Tôn trọng, bảo vệ, phát huy các giá trị của di sản văn hoá.

D. Tham quan, nghiên cứu di sản văn hoá.

E. Ngăn chặn hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền ngăn chặn, xử lí kịp thời những hành vi phá hoại, chiếm đoạt, sử dụng trái phép di sản văn hoá.

Câu 11: Những sản phẩm vật chất và tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác là nội dung của khái niệm nào dưới đây?

A. Di sản văn hóa.

B. Truyền thống gia đình.

C. Thành tựu văn minh.

D. Nghề thủ công truyền thống.

Câu 12: Pháp luật Việt Nam có những quy định cơ bản về quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân đối với việc bảo vệ di sản văn hóa, thể hiện ở

A. Luật Di sản văn hóa năm 2001.

B. Luật An ninh mạng năm 2018.

C. Luật Tố tụng hành chính năm 2015.

D. Luật Doanh nghiệp năm 2020.

Câu 13: Di sản nào dưới đây được xếp vào nhóm di sản văn hóa phi vật thể?

A. Lễ cấp sắc của dân tộc Dao.

B. Thành nhà Hồ (Thanh Hóa).

C. Thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam).

D. Dinh Độc Lập (thành phố Hồ Chí Minh).

Câu 14: Di sản văn hóa là những sản phẩm vật chất, tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ

A. thế hệ này qua thế hệ khác.

B. người này qua người khác.

C. đất nước này qua đất nước khác.

D. dân tộc này qua dân tộc khác.

Câu 15: Di sản văn hóa là những sản phẩm vật chất, tinh thần có giá trị về mặt

A. lịch sử, văn hóa, khoa học.

B. văn hóa, chính trị, xã hội.

C. kinh tế, giáo dục, tôn giáo.

D. kinh tế, chính trị, xã hội.

Câu 16: Di sản văn hóa được phân chia thành hai loại hình đó là

A. di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa vật chất.

B. di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể.

C. di sản văn hóa vật chất và di sản văn hóa phi vật chất.

D. di sản văn hóa tập thể và di sản văn hóa công cộng.

Câu 17: Sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, bao gồm di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia là nội dung của khái niệm nào sau đây?

A. Di sản văn hóa vật thể.

B. Di sản văn hóa phi vật thể.

C. Di sản văn hóa cộng đồng.

D. Di sản văn hóa tập thể.

Câu 18: Theo Điều 14 luật di sản văn hóa năm 2001, tổ chức, cá nhân không có quyền nào sau đây?

A. Tham quan, nghiên cứu di sản văn hóa.

B. Tôn trọng, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.

C. Định đoạt việc sử dụng và khai thác các di sản văn hóa.

D. Ngăn chặn những hành vi phá hoại di sản văn hóa.

Câu 19: Nếu phát hiện trong vườn nhà có vật cổ không rõ nguồn gốc từ đâu bạn sẽ làm gì?

A. Báo cho chính quyền địa phương.

B. Mang đi bán.

C. Lờ đi coi như không biết.

D. Giấu không cho ai biết.

Câu 20: Di sản văn hóa vật thể và phi vật thể hay còn được gọi là?

A. Di sản văn hóa vật chất và tinh thần.

B. Di sản văn hóa vô hình và hữu hình.

C. Di sản văn hóa trừu tượng và phi trừu tượng.

D. Di sản văn hóa đếm được và không đếm được.

>>> Xem thêm: Trắc nghiệm GDCD 7 có đáp án Chân trời sáng tạo

-----------------------------------

Trên đây là tổng hợp các câu hỏi Trắc nghiệm GDCD 7 Bài 5: Bảo tồn di sản văn hóa - Chân trời sáng tạo có đáp án chi tiết nhất. Qua bài viết này, mong rằng các bạn sẽ bổ sung thêm cho mình thật nhiều kiến thức và học tập thật tốt nhé!

icon-date
Xuất bản : 15/07/2022 - Cập nhật : 29/07/2022