logo

Trắc nghiệm GDCD 11 học kì 1 có đáp án (Phần 1)

Câu 1: Sự tác động của con người vào tự nhiên, biến đổi các yếu tố của tự nhiên để tạo ra các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của con người là nội dung của khái niệm

A. Phát triển kinh tế.

B. Sản xuất của cải vật chất.

C. Quá trình lao động.C. 

D. Quá trình sản xuất.

Đáp án: 

Sản xuất của cải vật chất là sự tác động của con người vào tự nhiên, biến đổi các yếu tố của tự nhiên để tạo ra các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của con người.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 2: Đối với xã hội, sản xuất vật chất đóng vai trò là

A. Cơ sở tồn tại và phát triển.

B. Động lực phát triển.

C. Thước đo phát triển.

D. Cơ sở tồn tại.

Đáp án: 

Sản xuất của cải vật chất là cơ sở tồn tại của xã hội, đồng thời quyết định mọi hoạt động của xã hội. Nếu không sản xuất của cải vật chất sẽ không có gì để đáp ứng các nhu cầu cơ bản của con người, đồng thời các hoạt động xã hội ngưng trệ, xã hội không thể tồn tại.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 3: Sản xuất của cải vật chất quyết định mọi hoạt động của xã hội, từ đó giúp con người ngày càng

A. Giàu có và thoải mái hơn.

B. Hoàn thiện và phát triển toàn diện

C. Có nhiều điều kiện về mặt vật chất và tinh thần.

D. Có cuộc sống phong phú và đa dạng.

Đáp án: 

Thông qua hoạt động sản xuất của cải vật chất, con người ngày càng được hoàn thiện và phát triển toàn diện.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 4: Sản phẩm của lao động có thể thỏa mãn một nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi mua – bán được gọi là

A. Đồ vật.

B. Hàng hóa.

C. Tiền tệ.

D. Kinh tế.

Đáp án: 

Hàng hóa là sản phẩm của lao động có thể thỏa mãn một nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi mua - bán

Đáp án cần chọn là: B

Câu 5: Nội dung nào dưới đây không phải là điều kiện để một vật phẩm trở thành hàng hóa?

A. Do lao động tạo ra.

B. Có công dụng thỏa mãn được nhu cầu của con người.

C. Thông qua trao đổi, mua bán.

D. Có giá cả xác định để trao đổi.

Đáp án: 

Một vật phẩm chỉ trở thành hàng hóa khi nó có đủ 3 yếu tố sau: Do lao động tạo ra, có công dụng nhất định thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người và trước khi đi vào tiêu dùng phải thông qua trao đổi, mua bán.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 6: Hàng hóa chỉ tồn tại trong nền kinh tế hàng hóa, ở hai dạng là vật thể và phi vật thể. Vì vậy, hàng hóa là một phạm trù mang tính

A. Xã hội.

B. Lịch sử.

C. Vĩnh viễn.

D. Bất biến.

Đáp án:

Hàng hóa là phạm trù lịch sử, chỉ tồn tại trong nền kinh tế hàng hóa, ở dạng vật thể hoặc phi vật thể

Đáp án cần chọn là: B

Câu 7: Quy luật giá trị yêu cầu sản xuất và lưu thông hàng hóa phải dựa trên cơ sở thời gian lao động

A. Xã hội cần thiết.

B. Cá biệt của người sản xuất.

C. Tối thiểu của xã hội.

D. Trung bình của xã hội.

Đáp án:

Sản xuất và lưu thông hàng hóa phải dựa trên cơ sở thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa đó

Đáp án cần chọn là: A

Câu 8: Trong sản xuất, người sản xuất phải đảm bảo thời gian lao động cá biệt để sản xuất từng hàng hóa như thế nào với thời gian lao động xã hội cần thiết?

A. Bằng nhau.

B. Lớn hơn.

C. Phù hợp.

D. Tương đương.

Đáp án: 

Trong sản xuất: người sản xuất phải đảm bảo thời gian lao động cá biệt để sản xuất từng hàng hóa phù hợp với thời gian lao động xã hội cần thiết.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 9: Trong quá trình sản xuất, người A có thời gian lao động cá biệt lớn hơn thời gian lao động xã hội cần thiết, khi đó, người A sẽ

A. Thu được lợi nhuận.

B. Thu lợi nhuận cao.

C. Hòa vốn.

D. Lỗ vốn.

Đáp án:

Khi người lao động có giá trị lao động cá biệt lớn hơn giá trị lao động xã hội cần thiết sẽ vi phạm yêu cầu của quy luật giá trị và sẽ bị lỗ vốn.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 10: Sự ganh đua, đấu tranh giữa các chủ thể kinh tế trong sản xuất, kinh doanh hàng hóa nhằm dành những điều kiện thuận lợi để thu được nhiều lợi nhuận được gọi là

A. Cạnh tranh.

B. Cung – cầu.

C. Sản xuất.

D. Học hỏi kinh nghiệm.

Đáp án:

Cạnh tranh là sự ganh đua, đấu tranh giữa các chủ thể kinh tế trong sản xuất, kinh doanh hàng hóa nhằm dành những điều kiện thuận lợi để thu được nhiều lợi nhuận.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 11: Cạnh tranh là sự ganh đua, đấu tranh giữa các

A. Cửa hàng.

B. Cơ sở sản xuất.

C. Chủ thể kinh tế.

D. Người bán và người mua.

Đáp án: 

Cạnh tranh là sự ganh đua, đấu tranh giữa các chủ thể kinh tế trong sản xuất, kinh doanh hàng hóa nhằm dành những điều kiện thuận lợi để thu được nhiều lợi nhuận.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 12: Đối tượng của cạnh tranh là

A. Vị trí đứng đầu.

B. Các giải thưởng cho doanh nghiệp.

C. Học hỏi kinh nghiệm.

D. Các điều kiện thuận lợi để thu lợi nhuận.

Đáp án:

Cạnh tranh là sự ganh đua, đấu tranh giữa các chủ thể kinh tế trong sản xuất, kinh doanh hàng hóa nhằm dành những điều kiện thuận lợi để thu được nhiều lợi nhuận.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 13: Khối lượng hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng cần mua trong một thời kì nhất định tương ứng với giá cả và thu nhập xác định được gọi là

A. Cung.

B. Cầu.

C. Giá trị.

D. Quy luật cung – cầu.

Đáp án:

Cầu: là khối lượng hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng cần mua trong một thời kì nhất định tương ứng với giá cả và thu nhập xác định. Cầu được hiểu là tên gọi tắt của nhu cầu có khả năng thanh toán.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 14: Khối lượng hàng hóa, dịch vụ hiện có trên thị trường và chuẩn bị đưa ra thị trường trong một thời kì nhất định, tương ứng với mức giá cả, khả năng sản xuất và chi phí sản xuất xác định được gọi là

A. Cung.

B. Cầu.

C. Giá trị.

D. Quy luật cung – cầu.

Đáp án:

Cung: là khối lượng hàng hóa, dịch vụ hiện có trên thị trường và chuẩn bị đưa ra thị trường trong một thời kì nhất định, tương ứng với mức giá cả, khả năng sản xuất và chi phí sản xuất xác định

Đáp án cần chọn là: A

Câu 15: Cầu là khối lượng hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng cần mua trong một thời kì nhất định tương ứng với

A. Khả năng thanh toán.

B. Khả năng sản xuất.

C. Giá cả và giá trị xác định.

D. Giá cả và thu nhập xác định.

Đáp án:

Cầu: là khối lượng hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng cần mua trong một thời kì nhất định tương ứng với giá cả và thu nhập xác định. Cầu được hiểu là tên gọi tắt của nhu cầu có khả năng thanh toán

Đáp án cần chọn là: D

Câu 16: Quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động dựa trên sự phát triển của công nghiệp cơ khí được gọi là

A. Công nghiệp hóa

B. Hiện đại hóa.

C. Cơ khí hóa.

D. Tự động hóa.

Đáp án:

Công nghiệp hóa là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động dựa trên sự phát triển của công nghiệp cơ khí

Đáp án cần chọn là: A

Câu 17: Quá trình ứng dụng và trang bị những thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến, hiện đại vào quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lí kinh tế - xã hội được gọi là

A. Công nghiệp hóa

B. Hiện đại hóa.

C. Cơ khí hóa.

D. Tự động hóa.

Đáp án:

Hiện đại hóa là quá trình ứng dụng và trang bị những thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến, hiện đại vào quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lí kinh tế - xã hội.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 18: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi các hoạt động kinh tế và quản lí kinh tế - xã hội một cách

A. Cơ bản, hoàn thiện.

B. Đồng thời, nhanh chóng.

C. Căn bản, toàn diện.

D. Đồng loạt.

Đáp án:

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động kinh tế và quản lí kinh tế - xã hội từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện, phương  pháp  tiên  tiến, hiện đại nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội cao

Đáp án cần chọn là: C

Câu 19: Thành phần kinh tế là kiểu quan hệ kinh tế dựa trên một hình thức sở hữu nhất định về

A. Tư liệu sản xuất.

B. Cơ cấu kinh tế.

C. Đối tượng lao động.

D. Tư liệu lao động.

Đáp án:

Thành phần kinh tế là kiểu quan hệ kinh tế dựa trên một hình thức sở hữu nhất định về tư liệu sản xuất

Đáp án cần chọn là: A

Câu 20: Sự tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta có tính

A. Tất yếu chủ quan.

B. Tất yếu khách quan.

C. Bắt buộc.

D. Ngẫu nhiên.

Đáp án:

Thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần là tất yếu khách quan.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 21: Trong thời kì quá độ lên xã hội chủ nghĩa ở nước ta, các thành phần kinh tế mới và cũ cùng tồn tại khách quan và

A. Có quan hệ với nhau.

B. Tách biệt không liên quan tới nhau.

C. Đấu tranh triệt tiêu nhau.

D. Gây khó khăn cho nhau.

Đáp án:

Trong thời kì quá độ lên CNXH ở nước ta vừa tồn tại một số thành phần kinh tế của xã hội trước, vừa xuất hiện thêm một số thành phần kinh tế mới tồn tại khách quan và có quan hệ với nhau, tạo thành cơ cấu kinh tế nhiều thành phần.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 22: Nội dung nào sau đây không phải là đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam?

A. Nhà nước nhân dân lao động làm chủ.

B. Có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

C. Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng phát triển.

D. Sẵn sàng gây hấn với các quốc gia, dân tộc khác trên thế giới.

Đáp án:

Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam luôn yêu chuộng hòa bình, chú trọng xây dựng các mối quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 23: Chủ nghĩa Mác – Lê nin khẳng định có mấy hình thức quá độ đi lên xã hội chủ nghĩa?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Đáp án:

Chủ nghĩa Mac – Lênin khẳng định có hai hình thức quá độ: Quá độ trực tiếp từ CNTB lên CNXH và quá độ từ XH tiền tư bản lên CNXH bỏ qua giai đoạn phát triển TBCN.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 24: Đảng và nhân dân ta lựa chọn quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội bằng con đường nào?

A. Đi lên chế độ chủ nghĩa tư bản.

B. Quá độ trực tiếp từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội

C. Bỏ qua giai đoạn chủ nghĩa tư bản để đi lên chủ nghĩa xã hội

D. Không đi lên chủ nghĩa xã hội.

Đáp án:

Đảng và nhân dân ta lựa chọn quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chủ nghĩa tư bản.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 25: Tại sao Đảng và nhân dân ta lựa chọn quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chủ nghĩa tư bản?

A. Mang lại nền độc lập thực sự cho đất nước.

B. Giúp giai cấp thống trị được phát triển toàn diện.

C. Mang cuộc sống ấm no, hạnh phúc đến cho giai cấp thống trị.

D. Các quốc gia khác cũng làm như vậy.

Đáp án:

Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn con đường đi lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN vì chỉ có đi lên CNXH thì đất nước mới thực sự được độc lập.

Đáp án cần chọn là: A

icon-date
Xuất bản : 23/11/2021 - Cập nhật : 24/11/2021